Cách lau dọn bàn thờ đúng trong ngày ông Công ông Táo

Lau dọn bàn thờ không chỉ thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên mà còn là cách để bạn tạo một không gian linh thiêng, tốt lành đón năm mới.

Lau dọn bàn thờ không chỉ thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên mà còn là cách để bạn tạo một không gian linh thiêng, tốt lành đón năm mới.

Bên cạnh việc mua sắm, dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị cho năm mới thì việc lau dọn bàn thờ luôn là một trong những điều cần chú ý, quan tâm đặc biệt.

Để chuẩn bị cúng ông Công ông Táo và bày biện mâm ngũ quả, cúng giao thừa…, người Việt thường có phong tục lau dọn bàn thờ.

Thời điểm thích hợp lau dọn bàn thờ

Theo quan niệm của dân gian, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch), thời điểm tiễn Táo quân lên chầu trời, mọi người sẽ thu xếp lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Việc này có thể kéo dài đến ngày 30 Tết và hoàn tất muộn nhất là trước giao thừa.

Cách lau dọn bàn thờ đúng trong ngày ông Công ông Táo-1

Chọn ngày lành tháng Tốt sau khi ông Táo lên chầu trời để lau dọn bàn thờ.

Thông báo với gia tiên, thần linh

Để tỏ lòng thành kính, bạn không thể tiện lúc nào là tiến hành lau dọn lúc ấy. Hãy chuẩn bị một đĩa hoa quả, bánh kẹo, trầu cau… để thắp nén hương xin phép gia tiên, xin phép thổ địa, thần linh, thông báo ngày giờ lau dọn bàn thờ.

Bên cạnh việc xin phép, gia chủ cũng cần chuẩn bị một mảnh vải, giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn, nến, đồ trang trí trên bàn thờ. Sau khi hương cháy gần hết, bạn sẽ bắt đầu công việc dọn dẹp.

Cách lau dọn bàn thờ đúng trong ngày ông Công ông Táo-2

Cần bày hoa quả thắp hương thông báo với tổ tiên, thần linh trước khi lau dọn.

Lưu ý lựa chọn vật dụng lau bàn thờ

Bàn thờ không lau theo cách lau dọn các vị trí thông thường trong nhà. Đây là nơi tôn nghiêm và linh thiêng. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên dùng nước ấm và khăn trắng để tiến hành lau dọn. Cần lau bài vị thần Phật trước, lau bài vị tổ tiên sau.

Cách lau dọn bàn thờ đúng trong ngày ông Công ông Táo-3

Những điều cần tránh

Công việc lau dọn bàn thờ không quá phức tạp nhưng cần sự trang nghiêm, thành kính, cẩn trọng. Tránh làm đổ vỡ đồ thờ.

Bên cạnh đó, trên bàn thờ, quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thần thánh, tổ tiên… Vì thế khi lau dọn cần tránh việc bát hương bị di chuyển.

Khi rửa bát hương cần tránh việc đổ tro bên trong, nên dùng thìa để xúc. Sau khi bát hương khô ráo, dùng tiền vàng đốt hơ xung quanh, đổ tro vào. 

Khi rút chân hương nên giữ lại 5 chân hương cũ. Chân hương cũ cần đốt thành tro trước khi thả xuống sông, suối, ao, hồ…

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/cach-lau-don-ban-tho-dung-trong-ngay-ong-cong-ong-tao-22202015120422620.htm

ban thờ

Ông Công ông Táo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.