Cách sắm lễ, bài cúng dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng giải vận hạn

Từ ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) trở đi, hầu hết các gia đình thường sắm lễ để cúng dâng sao giải hạn tại chùa hoặc ở nhà nhằm hóa giải vận hạn cả năm may mắn.

Từ ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) trở đi, hầu hết các gia đình thường sắm lễ để cúng dâng sao giải hạn tại chùa hoặc ở nhà nhằm hóa giải vận hạn cả năm may mắn.

Mỗi đầu năm, tùy theo tuổi tác và giới tính khác nhau mà theo quan niệm của mọi người có thể gặp các sao hạn chiếu khác nhau.Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ dâng sao giải hạn đầu năm tại nhà hoặc tại chùa.

Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng. Do đó, hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày nhất định:

Sao Thái Dương: Ngày 27 âm lịch hàng tháng

Sao Thái Âm: Ngày 26 âm lịch hàng tháng

Sao Mộc Đức: Ngày 25 âm lịch hàng tháng

Sao Vân Hớn (hoặc Văn Hán): Ngày 29 âm lịch hàng tháng

Sao Thổ Tú: Ngày 19 âm lịch hàng tháng

Sao Thái Bạch: Ngày 15 âm lịch hàng tháng

Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 âm lịch hàng tháng

Sao La Hầu: Ngày 8 âm lịch hàng tháng

Sao Kế Đô: Ngày 18 âm lịch hàng tháng

Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ Dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà hoặc tại chùa.

Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau (về cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày cúng nhất định) nhưng có những điểm chung và riêng cần phải lưu ý.
 

Cách sắm lễ cho dâng sao giải hạn Tết Nguyên Tiêu. Ảnh minh họa.

Cách sắm lễ cho dâng sao giải hạn Tết Nguyên Tiêu

+ Lễ vật cúng sao đều giống nhau:

- Lễ vật gồm: Hương, Hoa, Quả (5 loại). Trầu, rượu, nước. Vàng, Tiền (10), Gạo, Muối.

– Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.

Cách bố trí bài vị và vị trí nến

- Màu sắc bài vị và cách bố trí nến trên bàn lễ khác nhau về chi tiết cụ thể:

Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy Sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc Bài vị, nội dung chữ ghi trên Bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau.

- Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của Bài vị):
 

Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của Bài vị). Ảnh minh họa.

Số nến trên của từng Sao được gắn khoảng giửa trên bàn lễ, bên trong cùng của bàn lễ là Bài vị.

- Cách viết bài vị và màu sắc Bài vị cho từng Sao như sau:

Bài vị dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giửa phía trong cùng của bàn lễ.
 
Cách viết bài vị và màu sắc Bài vị cho từng Sao. Ảnh minh họa

Mẫu văn khấn cúng giải Sao hạn

Dùng khấn cúng giải sao hạn, lá sớ có nội dung tùy theo tên Sao Hạn hàng năm mà ghi theo mẫu sau đây, đốt ba cây nhang quỳ lạỵy ba lạy rồi đọc :

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

– Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.

– Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

– Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

– Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

– Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Tuổi:…………………………

Hôm nay là ngày…… tháng………năm….., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương,

thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………………………………………để làm lễ giải hạn sao …………………….. chiếu mệnh, và hạn:………………………

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

(Và quỳ lạy theo số lạy của từng sao theo phần “Tính chất sao Cửu Diệu…” đã nói ở trên)

Lưu ý:

Hiện này, thủ tục cầu an và giải hạn không quá phức tạp, thường thì: Sau khi ghi tên, nộp lệ phí, vào giờ đã định của các ngày nói trên, những ai thuộc sao nào thì đến nghe nhà chùa đọc kinh, đọc tên mình, nhận sớ và hoá vàng là hoàn tất.

Mỗi đàn chỉ cúng cho khoảng mươi gia đình nên khá kỹ lưỡng. Sư tụng kinh cầu an xong thì đọc sớ từng gia đình, trong đó từng người ghi rõ tuổi gì, địa chỉ ở đâu, sao nào chiếu…

Nhiều người còn cúng cho cả con rể, con dâu là người nước ngoài, hiện đang sinh sống ở các nước khác trên thế giới. Trường hợp này nhà chùa thường ghi quốc ngữ vào lá sớ Hán Nôm. Văn khấn sẽ được thầy cúng đọc trong khi lễ.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Theo Người đưa tin



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.