- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Câu chuyện người cha nghèo nuôi con trai suy thận giai đoạn cuối, suốt 3 năm giấu con nhặt 4 chiếc quần lót để mặc
Bé Bình vừa bước qua ngưỡng 10 tuổi nhưng đã có hơn 3 năm phải đối mặt với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối, người mẹ bỏ đi tha hương từ khi mới chập chững biết đi, bỏ hai cha con dìu nhau chống chọi với căn bệnh quái ác.
Bé Bình vừa bước qua ngưỡng 10 tuổi nhưng đã có hơn 3 năm phải đối mặt với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối, người mẹ bỏ đi tha hương từ khi mới chập chững biết đi, bỏ hai cha con dìu nhau chống chọi với căn bệnh quái ác.
Con chập chững biết đi thì mẹ bỏ đi biệt tích
Gặp hai cha con anh Trương Văn Sử (1973) và cháu Trương Quang Bình (2008) quê tại Hòa Phú (Hòa Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa) đang trọ trong căn phòng nhỏ thuộc xóm trọ từ thiện của ông "Hiệp khùng" dốc BV Nhi Trung ương mới thấu hiểu được tận đáy của nỗi đau, nỗi khổ của 2 cha con dìu nhau giữa chốn thị thành suốt 4 năm nay.
Ngồi nói dăm ba câu chuyện về cuộc đời, người đàn ông mái tóc đã thấm bạc như nghẹn lại bởi anh không muốn nhắc thêm những câu chuyện buồn về người vợ, người con trai mình thêm bất cứ một lần nào nữa. Nhưng rồi, chỉ cần khơi nhẹ về những ký ức của mình anh lại chia sẻ tất cả những gì trong tận đáy lòng.
Hai cha con dìu nhau tại chốn thị thành suốt 3 năm nay để chống chọi với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối của Bình.
Cậu bé dù 10 tuổi nhưng người gầy gò và nhẹ cân.
"Cha mẹ sinh ra tôi rất nghèo đói nên bản thân không được học chữ, đến tận bây giờ dù 46 tuổi đầu nhưng vẫn khát khao đọc và viết được đầy đủ họ tên của mình. Lớn lên 15-16 tuổi đã theo các con tàu đi đánh cá giúp việc rồi đến khi trưởng thành hơn nữa tôi bắt đầu theo nghề đánh cá thuê lênh đênh trên biển cả tháng trời", anh cho biết.
Rồi đến những năm 2000 anh Sử lập gia đình với một cô gái người Quảng Bình, tưởng chừng hai vợ chồng dù nghèo đói, khó khăn nhưng hợp sức lại sẽ khiến cuộc sống bớt đi phần nào. Đến năm 2004, 2 vợ chồng sinh bé gái đầu lòng rồi đến năm 2008 bé Bình được sinh ra.
Bình phải theo dõi sức khỏe mỗi giờ, mỗi ngày và uống hàng chục loại thuốc.
Ấy thế nhưng, cái nghèo cái đói cứ thế bám riết lấy gia đình nơi đầu sóng ngọn gió. Rồi người mẹ, người vợ đã không thể chịu được cảnh quá khốn khổ đã quyết định bỏ.
"Lúc đó con trai tôi mới hơn 1 tuổi, mới chập chững biết đi thì vợ nói phải đi làm ăn, cô ấy ra Hà Nội học tiếng rồi ít lâu sau đó bất ngờ bỏ sang Đài Loan. Dù đã hết lời ngăn cản vợ mình bởi cô ấy đi đồng nghĩa với việc bỏ lại 2 đứa con nheo nhóc ở nhà…", anh Sử vội gạt đi giọt nước mắt.
Ánh mắt hi vọng về người mẹ biệt tích trở về của cậu bé.
Tuổi thơ 2 đứa con của anh Sử thiếu vắng tình cảm, hơi ấm của người mẹ, thậm chí bé Bình mới hơn 1 tuổi vẫn còn nhớ hơi sữa mẹ. Trải qua những ngày tháng con cái nheo nhóc, thậm chí gào thét vì quá nhớ mẹ khiến người đàn ông lại thêm đắng cay.
"Con chỉ ước được ôm chặt mẹ 1 lần cũng mãn nguyện"
Những năm tháng tuổi thơ của bé Bình thiếu vắng hơi ấm của người mẹ bên cạnh dường như đã quá đỗi quen thuộc. Ấy nhưng, dù mạnh mẽ, dù kiên cường đến đâu thì mỗi khi nhìn thấy mẹ bạn bè cùng trang lứa âu yếm, chăm nom khiến cậu bé lại len lén quay đi…
Ngồi trong phòng trọ nhỏ bé, cậu bé năm nay đã hơn 10 tuổi và đủ để biết tất cả về cuộc sống, gia đình cũng như bệnh tình của mình.
Cậu cho biết: "Con chỉ ước được mẹ ôm chặt trong lòng trước khi quá muộn là mãn nguyện lắm rồi".
Khi được PV hỏi về ước mơ, khát khao lớn nhất trong đời mình là gì thì cậu bé hồn nhiên trả lời: "Con không ước gì hơn là được ôm chặt mẹ 1 lần cũng mãn nguyện lắm rồi, bởi lúc mẹ còn ở nhà thì con chưa cảm nhận được. Khi lớn lên thấy mẹ các bạn cùng trang lứa âu yếm mà con thèm lắm…".
Dù bị bệnh suy thận giai đoạn cuối nhưng Bình vẫn lạc quan, yêu đời.
Cuộc sống quá khổ cực khiến anh Sử phải cho Bình nghỉ học khi vừa bước vào lớp 2 và vừa biết đọc biết viết và cộng trừ nhân chia đơn giản.
3 bố con cứ thế dìu nhau qua ngày đoạn tháng êm đềm, nhưng đến giữa năm 2015 anh Sử như chết lặng khi con trai mình phải cấp cứu do viêm cầu thận tại BV Nhi Thanh Hóa. Tại đây, Bình được các bác sĩ điều trị nhưng không tiến triển hơn mà ngày càng nặng và bị kháng thuốc khiến cháu bị viêm thận giai đoạn cuối.
Hai bố con sau giờ uống thuốc.
"Khi con bị kháng thuốc và được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối phía bệnh viện đã phải trả về bởi cháu quá yếu. Tôi đau khổ vô tận, nhưng rồi dù đau khổ nhưng phải bằng mọi giá cứu lấy con mình nên đã lao như một người điên về vay mượn tất cả họ hàng, anh em được 20 triệu đồng để chuyển xe cấp cứu từ Thanh Hóa ra BV Nhi Trung ương để điều trị", anh Sử nhớ lại.
Tại đây, các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán Bình bị suy thận mạn giai đoạn cuối và phải điều trị bằng phương pháp thận nhân tạo chu kỳ.
Ngoài những lúc đi xin cơm, xin cháo, anh Sử phải tự tay nấu cho con bữa cơm đạm bạc.
"Tôi cùng con lang thang quanh BV Nhi từ năm 2015 đến nay đã hơn 3 năm để chữa bệnh cho con. Do cháu phải lọc máu, điều trị theo chu kỳ 1 tuần 3 lần nên không thể về quê hay đi đâu được nên phải thuê trọ gần viện để tiện điều trị", anh cho hay.
Suốt 3 năm phải giấu con nhặt 4 chiếc quần sịp để mặc
Khi bé Bình chưa bị bệnh, anh Sử vẫn làm nghề đi biển đánh cá thuê với mức lương từ 4 – 4,5 triệu đồng/tháng. Với số tiền ít ỏi thế nhưng ít ra cũng đủ để nuôi 2 đứa con nhưng từ năm 2015 khi Bình bị bệnh đến nay 2 cha con phải rời quê chuyển hẳn ra Hà Nội điều trị bệnh nên không có bất cứ nguồn thu nhập nào.
"Cháu Bình 1 tuần cứ phải lọc máu 3 lần cũng như lấy các loại thuốc nên không thể đi đâu được, thậm chí những ngày lễ Tết người ta về quê hết thì 2 bố con vẫn phải bám trụ nơi này", anh chia sẻ.
Tất cả quần áo, vật dụng trên người anh đều đi xin.
Để có tiền, anh Sử tranh thủ những ngày con không vào viện đi kiếm công việc, ai thuê gì làm nấy, thậm chí rửa bát thuê, bê cơm phở hay những công việc nặng nhọc hơn.
"Họ thuê mình làm cả buổi rồi trưa cho 2 bố con 2 bát phở tôi cũng làm, thậm chí thuê rửa bát, lau dọn hay bưng bê đồ, chuyển đồ tôi cũng nhận làm hết.", anh Sử cười tươi nói.
Bé Bình cho biết, đã rất lâu rồi 2 cha con chưa về quê.
2 năm nay, 2 cha con chuyển vào xóm trọ từ thiện của ông "Hiệp khùng" dốc BV Nhi Trung ương với mức 10.000 đồng/người/ngày. Ở đây, 2 cha con cảm thấy không cô đơn bởi ít nhất có nhiều hoàn cảnh đồng cảm với mình và mọi người đều yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Chú Nguyễn Thế Hiệp - chủ nhà trọ cho biết: "Rất thương hoàn cảnh của 2 cha con".
Thế nhưng điều trị bệnh cho con khiến áp lực kinh tế luôn đè nặng lên đôi vai của người đàn ông nghèo. Căn nhà cấp 4 rách nát ở quê không có bất cứ thứ đồ đạc nào đáng giá, anh đã phải vay mượn tất cả mọi nơi nhưng cuộc sống vốn bất công với 2 cha con.
Chú Hiệp và bà con trong xóm trọ trò chuyện vui vẻ lúc chiều muộn.
"Cháu có bảo hiểm nhưng các thuốc ngoài danh mục được bảo hiểm chi trả rồi tiền sinh hoạt, tiền nhà trọ, tiền ăn uống hàng ngày cũng không có…", anh nói.
Để sống qua ngày, 2 cha con phải xin cơm từ thiện, cháo tình thương, nồi gạo tình nguyện. Rồi gần như tất cả quần áo 2 cha con mặc trên người đều là đồ xin của các nhóm tình thương mang đến.
Gạt đi giọt nước mắt của người đàn ông gần 50 tuổi, anh chia sẻ: "Nói ra thì xấu hổ nhưng trong 3 năm qua tôi chưa lần nào dám mua sắm 1 chiếc áo, chiếc quần, thậm chí cả quần sịp cũng phải nhặt từ đống quần áo từ thiện để mặc mà không dám nói với con trai".
Giấy xác nhận tình trạng bệnh của bé Bình.
Anh Bình chia sẻ: "2 cha con vô cùng chỉ biết cầu xin mọi người bớt bát cơm, miếng bánh để giúp cháu Bình có thể được tiếp tục được bám trụ lại để chữa bệnh. Con trai tôi rất khát khao được tiếp tục sống, chữa bệnh và được cười như những đứa trẻ khác".
Trao đổi với PV, một lãnh đạo địa phương cho biết: "Gia đình anh Trương Văn Sử thuộc diện hộ nghèo, cháu Trương Quang Bình bị bệnh suy thận nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn".
Hiện tại cháu Bình đang phải chống chọi lại với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối và cuộc sống vô cùng khó khăn nên rất cần sự chung tay, giúp sức của tất cả các mạnh thường quân, nhà hảo tâm.
Mọi đóng góp, hỗ trợ cháu Trương Quang Bình xin vui lòng liên hệ.
Anh Trương Văn Sử - số điện thoại: 0162.629.5276
Địa chỉ quê: Thôn Hòa Phú (xã Hòa Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa)
Địa chỉ thuê trọ: Xóm trọ bác Hiệp – dốc BV Nhi Trung ương – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Số tài khoản ngân hàng: 130.520.536.0212 – ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An – Hà Nội – chủ tài khoản: Trương Văn Sử.
Theo Thời đại
-
Đời sống8 giờ trướcXu hướng yêu của Gen Z phản ánh giá trị tự do, tự chủ và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về mối quan hệ tình cảm.
-
Giới trẻ9 giờ trướcVào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ đã tìm về vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để săn mây, check-in bên những vạt hoa vàng rực rỡ trên sườn núi.
-
Đời sống14 giờ trướcChú rể phải vượt qua thử thách uống rượu, ăn chanh chấm muối ớt mới được đón dâu. Video nhận được sự quan tâm của dân mạng và thu hút nhiều ý kiến trái chiều.
-
Đời sống19 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hỏa, những chủ nhân tuổi Kỷ Mùi sinh năm 1979 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe thuộc bản mệnh tương sinh khác như như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống1 ngày trướcChúng ta đang ổn hơn lên mỗi ngày, tốt đẹp thêm mỗi tuần, trưởng thành lên cùng năm tháng của mình!
-
Đời sống1 ngày trướcĐừng làm gì nữa, cứ làm vợ là đã đủ để có một hôn nhân hạnh phúc rồi phụ nữ mình ơi!
-
Đời sống1 ngày trướcNgày 23/11 tại thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) trao bản hợp tác quan trọng với tập đoàn du lịch Genesis Group, Malaysia.
-
Đời sống1 ngày trướcThấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
-
Đời sống2 ngày trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống2 ngày trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống2 ngày trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống2 ngày trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống2 ngày trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống2 ngày trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.