- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô gái Hà Nội lấy chồng Trung Quốc mắc kẹt ở Việt Nam vì Corona: Nóng lòng bố mẹ chồng bên kia cấm túc, đồng nghiệp không dám đi làm, có người qua đêm vật vờ trên cao tốc
Câu chuyện của Giang kể về gia đình chồng và những đồng nghiệp của cô hiện đang ở Trung Quốc là bằng chứng rõ ràng về sự nghiêm trọng của virus Corona.
Dịch bệnh viêm phổi gây ra do virus Corona khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc nên hiện giờ những ai đang sinh sống và làm việc ở đất nước tỷ dân đều không khỏi hoang mang với sức khỏe của chính mình.
Phạm Giang (1992) là người Hà Nội nhưng sau đó sang Trung Quốc du học, làm việc rồi kết hôn với người chồng ở Giang Tây. Hiện tại, hai vợ chồng đang cùng nhau làm việc ở thành phố Thâm Quyến. Tết Nguyên Đán vừa rồi, Giang và chồng đã về Việt Nam ăn Tết nhưng thật không may lại đúng đợt dịch bệnh viêm phổi nên hiện giờ cả hai chưa thể quay về mà phải tạm ở lại đây chờ tín hiệu tốt.
Giang Phạm, cô gái lấy chồng Trung Quốc về Việt Nam ăn Tết nhưng trúng phải đợt dịch nên chưa thể quay lại.
Ngay lúc này, Giang đã có cuộc trò chuyện về hiện trạng của hai vợ chồng ở Việt Nam cũng như update cả thông tin về nhà chồng của cô ở Trung Quốc. Giang cho hay, tình hình bên đó khá nghiêm trọng khi bố mẹ chồng của cô hầu như cấm túc, đồng nghiệp thì ngại đi làm và còn có người bị cô lập trên đường cao tốc…
Giang đã có những chia sẻ về tình hình thực tế ở Trung Quốc, nơi người thân và đồng nghiệp của cô đang sinh sống.
Trước đó, khi Giang về Việt Nam ăn Tết thì cũng là lúc Vũ Hán bắt đầu có dịch nhưng Thâm Quyến thì chưa động tĩnh gì nên tất cả mọi người đều suy nghĩ tích cực, cho rằng không đáng lo ngại. Do đó cũng không ai có hành động đeo khẩu trang hay phòng dịch gì cả.
"Đây là cái Tết thứ hai mình đi lấy chồng, năm ngoái ăn Tết Trung Quốc rồi thì năm nay hai vợ chồng mình về Việt Nam để thay đổi. Thời điểm bọn mình lên máy bay thì nhà chồng mình, chỗ mình làm việc vẫn ung dung lắm vì chẳng thấy gì nguy hiểm. Tuy nhiên đến bây giờ thì mọi thứ đã khác lắm rồi. Thành phố nơi nhà chồng mình sinh sống đã cấm tất cả phương tiện đi lại, đường phố lúc nào cũng vắng tanh. Bố mẹ chồng mình chỉ ở trong nhà, không ra ngoài mà sẽ hai ngày một lần cử người ra ngoài mua đồ ăn thức uống. Họ cũng lo lắng cho hai bọn mình nên gọi điện nói cứ ở lại đây, khi nào hết dịch thì hãy về Trung Quốc".
Bố mẹ chồng của Giang hầu như cấm túc trong nhà, chỉ ra ngoài luân phiên mua đồ ăn thức uống.
Nghĩ lại, Giang cho biết thời điểm Tết cũng là lúc những thông tin về dịch Corona bùng nổ, Giang và chồng lại về quê để đi chúc Tết họ hàng. Cũng may cho Giang là mọi người đều không sợ hãi tránh xa vì hiểu là cả hai không đi về từ Vũ Hán mà lại khởi hành từ rất sớm nữa. Thay vào đó, ai nấy khi gặp thì cũng đều hỏi thăm, động viên hai vợ chồng nên ở lại Việt Nam đợi khi nào hết dịch thì hãy đi. Nhưng đó là những người thân quen của Giang thôi chứ còn bản thân cô cũng được nghe thông tin ngoài chợ đồn về là cứ thấy người Trung Quốc hay người từ Trung Quốc về là ai cũng tránh xa. Vì lẽ đó nên hai vợ chồng Giang, nhất là anh chồng đều hạn chế đi ra ngoài.
Và hiện tại, dù ở Việt Nam Giang được coi là tạm an toàn nhưng cô và chồng lại rất lo cho bố mẹ ở Giang Tây. "Mỗi sáng mở mắt ra thấy số người nhiễm bệnh và tử vong tăng cao quá làm mình cảm thấy rất buồn và rất sợ hãi. Không biết bố mẹ chồng bên đó như thế nào. Mình hy vọng dịch bệnh sớm được dập tắt để mọi người còn ổn định trở lại với cuộc sống thường ngày".
Ở Giang Tây chỉ có bố mẹ chồng nên Giang cũng khá lo cho ông bà.
Thêm vào đó, trong lòng Giang và chồng cũng nóng như lửa đốt vì chưa biết phải xử lý công việc ra sao. Theo lời Giang thì các công ty Trung Quốc đều ấn định lịch đi làm trở lại ngày 10/2 nhưng cho đến hôm nay vẫn có rất ít người lao động quay trở lại các công ty, công xưởng.
"Hiện tại đồng nghiệp của mình ở Trung Quốc ai cũng rất sợ, ngày nào cũng có người update thông tin trong nhóm chat. Theo lịch cũ thì là 31/1 phải đi làm rồi nhưng do dịch Corona nên chuyển sang ngày 3/2 sau đó dịch bùng phát nên đổi sang 10/2. Tuy nhiên theo mình được biết thì cũng có người giống mình, chưa biết ngày nào quay trở lại vì không mua được vé tàu xe, có người thì sợ không dám ra ngoài nên có khả năng làm online, còn lại một số thì đã đi làm bình thường. Số người đi làm thì cũng sợ sệt, chỉ đi từ nhà đến văn phòng rồi lại về, họ cũng mang cơm đi ăn thay vì ăn ngoài như mọi khi".
Đỉnh điểm có người bạn của đồng nghiệp mình di chuyển từ quê lên đúng lúc kiểm tra gắt gao còn phải vật vờ trên đường cao tốc nữa cơ. Người đó đã về Giang Tây ăn Tết nhưng sau đó quay lại Thâm Quyến thì không vào được thành phố, quay ra đến Quảng Đông cũng không xong, chỗ trạm nghỉ trên đường cao tốc thì đóng cửa nên phải qua đêm trên đường. Nghĩ đến cảnh đó, mình bỗng thấy sợ".
Giang cũng nghe ngóng thông tin của đồng nghiệp thì được biết cũng có nhiều người chưa quay lại làm việc.
Hình ảnh đường phố vắng tanh được đồng nghiệp của Giang chụp từ tòa nhà văn phòng làm việc.
Riêng với Giang, cô may mắn làm việc trong công ty có chi nhánh tại Hà Nội nên thời gian này đã xin làm việc tại văn phòng đại diện. Các sếp trong công ty cũng rất tạo điều kiện, nói Giang có thể ở Việt Nam cho đến khi nào dịch bệnh tạm ổn thì mới trở về cũng được. Về điều này, Giang đã cảm thấy đỡ lo hơn vì thu nhập không bị ảnh hưởng mà vẫn đảm bảo giảm nguy cơ mắc bệnh cho bản thân được phần nào.
Giang là một trong số ít trường hợp có được sự may mắn là vẫn đi làm được mà không quá sợ nhiễm virus Corona.
Tựu trung lại, dịch bệnh đã khiến cho cuộc sống của không chỉ Giang mà rất nhiều người ở Trung Quốc bị đảo lộn. Nỗi niềm của tất cả thì ai cũng thấu hiểu, đó là mong cho đại nạn sớm qua đi để mọi thứ có thể quay trở lại bình thường. Mong rằng điều đó sẽ đến nhanh!
THEO TRÍ THỨC TRẺ
-
Đời sống8 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống12 giờ trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.
-
Đời sống12 giờ trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
Đời sống13 giờ trướcĐược mệnh danh là vùng đất Cố đô, Ninh Bình là một trong những nơi có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
-
Đời sống13 giờ trướcKhi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
-
Đời sống16 giờ trướcChúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
-
Đời sống18 giờ trướcDù còn hơn một tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng phố Hàng Mã, Hà Nội đã tràn ngập đồ trang trí Noel, tạo nên khung cảnh lung linh, đầy sắc màu.
-
Đời sống20 giờ trướcNhững chia sẻ thật thà, dễ thương của ông nội quê Bến Tre thu hút gần 1 triệu lượt xem trên TikTok.
-
Đời sống1 ngày trướcLần đầu nếm thử món lòng lợn mắm tôm ở Việt Nam, khách Tây thừa nhận loại nước chấm này có mùi hơi ghê nhưng vị lại rất ngon, “không tệ như suy nghĩ”.
-
Đời sống1 ngày trướcTheo đạo diễn Ngô Hương Giang, những clip dàn dựng lệch lạc về giới giang hồ, cuộc sống trong tù sẽ hủy hoại thế hệ trẻ, khơi dậy trong họ “bản năng ác”.
-
Đời sống1 ngày trướcChuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.
-
Đời sống1 ngày trướcTrào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong hành trình trải nghiệm khắp thế giới nhiều năm nay của mình, Phan Thanh Quốc (YouTuber Kẻ du mục) đã ghé thăm bộ lạc Hadzabe ở đất nước Tanzania.
-
Đời sống1 ngày trướcMột trong những cụm từ đang "gây bão" mạng xã hội hiện nay chính là "xào cúp le", bạn có biết trong từ điển gen Z, cụm từ này có ý nghĩa gì?