- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Có nên dùng nước lã để lau bàn thờ?
Bàn thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc lau dọn cũng phải được làm một cách cẩn trọng, vì thế câu hỏi có nên dùng nước lã để lau bàn thờ được nhiều người đặt ra.
Trong ngôi nhà Việt, bàn thờ là không gian thiêng liêng, được trân trọng nhất vì đây là nơi ngự của các vị thần linh và hương hồn gia tiên. Việc chăm sóc bàn thờ, từ việc lau dọn cho đến bài trí đều luôn được thực hiện với sự tôn kính và cẩn trọng.
Có nên dùng nước lã để lau bàn thờ?
Thực tế, rất nhiều gia đình vẫn dùng nước lã để lau bàn thờ, dĩ nhiên là sử dụng nước sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, những người coi trọng sự hoàn hảo, muốn đảm bảo tính tôn nghiêm, thanh khiết tuyệt đối của không gian thờ cúng lại cho rằng không nên dùng nước lã để lau bàn thờ mà cần sử dụng loại nước đặc biệt.
Theo họ, nước lã tuy sạch nhưng quá bình thường, vốn vẫn được dùng làm sạch những vật phàm tục khác, không gian thờ cần được vệ sinh bằng những loại nước quý hơn, không chỉ làm sạch mà còn gia tăng nguồn năng lượng tốt và phù hợp. Việc dùng nước lã để lau bàn thờ có thể bị coi là không đủ tôn trọng, thành kính.
Nhiều người cho rằng không nên dùng nước lã để lau bàn thờ. (Ảnh minh họa: Flickr)
Nhiều chuyên gia phong thủy cho rằng khi lau dọn bàn thờ, việc dùng nước lã có thể làm mất đi sự thanh tịnh và linh thiêng của không gian thờ cúng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến linh khí của nơi thờ cúng.
Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ, nhiều gia đình thường dùng nước sạch có pha thêm một chút rượu hoặc nước cốt gừng, hoặc dùng nước ngũ vị hương. Nước ấm cũng được khuyến khích dùng thay cho nước lạnh.
Hiện nay trên thị trường có bán các loại nước thơm dành riêng cho việc lau dọn bàn thờ, hoặc khăn giấy tẩm loại nước thơm có tác dụng làm sạch tốt dùng để bao sái bàn thờ cuối năm.
Những loại nước dùng lau bàn thờ
Nước rượu pha gừng: Theo quan niệm dân gian, cả gừng và rượu đều có tính ấm, giúp xua đuổi tà khí, mang lại sự may mắn và tài lộc cho gia đình. Gừng tăng tác dụng làm sạch, giúp khử mùi, trong khi rượu có thể thanh tẩy uế khí, đem lại sự thanh khiết cho không gian thờ cúng.
Để chuẩn bị nước lau bàn thờ bằng rượu và gừng, bạn chỉ cần rửa sạch 1-2 củ gừng rồi đập dập, sau đó cho vào một lượng rượu vừa đủ và ngâm khoảng 30 phút. Nhúng khăn sạch vào hỗn hợp rượu gừng để lau bàn thờ, bài vị và lư hương.
Nước ngũ vị hương: Đây là nước thơm kết hợp các loại thảo mộc có tính nóng như đinh hương, quế, hồi, bạch đàn..., rất được ưa chuộng để lau dọn bàn thờ cuối năm vì mùi thơm dễ chịu và được cho là có tác dụng xua đuổi tà khí.
Cách làm nước lau bàn thờ bằng ngũ vị hương: Đun sôi khoảng 2 lít nước lọc, cho 5 loại thảo mộc vào và nấu khoảng 5-7 phút, để nguội bớt rồi dùng khăn sạch để lau dọn bàn thờ.
Nước ngũ vị hương rất được ưa chuộng để lau dọn bàn thờ trong dịp Tết vì mùi thơm dễ chịu. (Ảnh: Linkedln)
Nước ấm: Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị các loại nước pha chế, nước ấm cũng là một lựa chọn hợp lý. Nước ấm có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bàn thờ mà không làm mất đi vẻ trang trọng. Bạn chỉ cần đun sôi nước trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó để nguội bớt và dùng khăn sạch nhúng vào để lau dọn bàn thờ.
Trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, thắp hương xin phép gia tiên. Nên lau từ trên cao xuống thấp. Dùng khăn sạch để lau. Đối với tượng thờ, nên dùng khăn mềm để tránh bị xước hoặc bay màu sơn. Khi lau bát hương thì phải hết sức cẩn thận, không làm xê dịch.
Khi rút bớt chân hương, gia chủ cần rút từng chút một, không rút liền một lúc cả nắm. Để lại số chân hương lẻ trong bát hương. Số chân hương đã rút có thể đem hóa thành tro và vùi vào gốc cây.
Theo VTCnews
-
Đời sống1 giờ trướcDưới đây là gợi ý một số điểm du lịch gần Hà Nội để du khách vui chơi thỏa thích, check-in trong dịp nghỉ tết Nguyên đán 2025.
-
Đời sống5 giờ trướcSau khi lên trời dự "tổng kết năm" vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo trở lại trần gian vào ngày nào để tiếp tục nhiệm vụ cai quản và giám sát của mình trong gia đình?
-
Đời sống6 giờ trướcĐược chế biến kỳ công từ nguyên liệu tự nhiên của vùng biển, món đặc sản trứ danh ở Thái Bình khiến thực khách hết lời khen ngon nhưng không phải ai cũng dám ăn vì có thể gây dị ứng.
-
Đời sống7 giờ trướcMặc dù vẫn luôn mua cá chép dâng Táo quân làm phương tiện di chuyển khi lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp, nhiều người vẫn không hiểu vì sao ông Táo cưỡi cá chép.
-
Đời sống7 giờ trướcHình ảnh Táo quân cho thấy bộ ba thần Bếp gồm hai ông một bà, vì sao lại như vậy?
-
Đời sống10 giờ trướcBiết được khi cúng ông Công ông Táo cần kiêng kỵ những gì, các gia đình sẽ chuẩn bị và thực hiện nghi lễ quan trọng này một cách trọn vẹn và chuẩn nhất.
-
Đời sống20 giờ trướcBộ trang phục mà các gia đình dâng cúng cho Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp chỉ gồm mũ, áo, hia chứ không có quần, vì sao lại như vậy?
-
Đời sống21 giờ trướcLà người Việt, ai cũng biết Táo quân lên trời vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng thời gian các ngài lưu lại thiên đình lại là bí ẩn đối với không ít người.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong những ngày đầu năm, một trong những nghi lễ quan trọng chính là việc chọn người xông đất. Người xông đất không chỉ mang lại may mắn mà còn có ảnh hưởng lớn đến vận khí của gia chủ trong suốt năm.
-
Đời sống1 ngày trướcĐầu năm mới xông đất đã trở thành tục lệ truyền thống với mong muốn cả năm mới gặp nhiều may mắn, suôn sẻ. Thế nhưng không ít người băn khoăn không biết có nên để phụ nữ xông đất vào ngày đầu năm mới hay không.
-
Đời sống1 ngày trướcNhiều gia đình Việt luôn nắm rõ các nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp nhưng lại mơ hồ không rõ ông Công ông Táo là ai, vì sao chúng ta cúng ông Táo vào 23 tháng Chạp.
-
Đời sống1 ngày trướcViệc chọn ngày giờ cúng đẹp không chỉ theo phong tục truyền thống mà còn được xem là mang lại tài lộc, may mắn. Năm 2025 Ất Tỵ, mọi người có thể tham khảo giờ đẹp lên hương cúng ông Công ông Táo và cách sắm lễ chuẩn dưới đây.
-
Đời sống1 ngày trướcNgoài bài khấn đọc lúc thắp hương cúng ông Công, ông Táo, một số người còn chuẩn bị cả văn khấn thả cá phóng sinh sau khi lễ cúng hoàn tất.
-
Đời sống1 ngày trướcXông đất đầu năm là một trong những phong tục lâu đời của người Việt Nam. Theo đó, vào dịp đầu năm mới nếu gia chủ không chọn được người hợp tuổi, tốt tính để xông đất thì có thể tự xông đất cho nhà mình.