Cúng ông Công ông Táo ở đâu, cúng trên ban thờ chính hay dưới bếp mới là đúng?

Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là tập tục truyền thống của người Việt nhưng nhiều người thắc mắc cúng ông Công ông Táo ở đâu là chuẩn nhất.

Xưa nay, cúng ông Công ông Táo là tập tục dân gian, là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Tùy vào hoàn cảnh, phong tục vùng miền mà lễ cúng ông Công ông Táo có khác nhau. Vì vậy cũng không có tài liệu nào quy định cụ thể cho việc này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc nên cúng ông Công ông Táo ở đâu, trong nhà trên ban thờ chính hay dưới bếp là đúng nhất?

Ông Công ông Táo là các vị thần bếp trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình. Thần Táo quân gồm ba vị định đoạt phước cho gia đình: một bà Táo và hai ông Táo. Theo quan niệm dân gian Việt Nam, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Các gia đình thường chuẩn bị lễ vật chu đáo, làm mâm cỗ cúng là để tiễn ông Táo lên thiên đình bẩm báo tất cả các việc xảy ra trong năm của gia đình. Ông Táo cũng vì vậy mà là người kết nối gia đình với các vị thần linh trên thiên đình, chuyển tải mong ước của gia chủ trong năm mới.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, cúng trên ban thờ chính hay dưới bếp mới là đúng?-1

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, đồng thời từ xa xưa cuộc sống của người Việt đã quây quần bên bếp lửa vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không được sạch sẽ, không phải nơi cúng lễ. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh. 

Mặt khác, theo một số nhà nghiên cứu văn hóa, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải đặt ở một nơi riêng. Có thể đặt mâm lễ trong nhà, dưới bếp nhưng không nên đặt trên bàn thờ chính.
 

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, cúng trên ban thờ chính hay dưới bếp mới là đúng?-2

Bếp không nên thực hiện lễ cúng vì không được xem là nơi trang trọng. Hơn nữa, khu vực bếp là nơi nấu nướng hàng ngày, nơi chế biến thực phẩm không được sạch sẽ.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, cúng trên ban thờ chính hay dưới bếp mới là đúng?-3Việc thờ cúng ngày nay được đơn giản hóa, thành tâm là chính nên chỉ cần dùng một bàn thờ chung cho cả nhà, lễ cúng 3 vị thần sẽ được tiến hành trang trọng nhất chính là khu vực ban thờ.

Như vậy hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định việc cúng ông Công ông Táo trên ban thờ gia tiên hay dưới bếp là đúng. Tùy thuộc vào văn hóa, quan niệm của từng vùng miền mà  linh hoạt thực hiện. Điều quan trọng nhất khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp vẫn là tấm lòng thành của gia chủ.

 

Theo Tâm An - Vietnamnet


Ông Công ông Táo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.