Cúng Rằm xong đừng dại đốt vàng mã kiểu này nếu không muốn tài lộc tiêu tán, xui xẻo vào nhà

Rằm tháng 7 nhiều gia đình vẫn coi việc đốt vàng mã là việc cần làm nhưng đã thực sự hiểu về phong tục này chưa?

Rằm tháng 7 là dịp quan trọng trong năm, các gia đình đều cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Việc này vô cùng trọng đại sẽ mang lại may mắn cho gia chủ. Thế nhưng, sau khi cúng, chú ý đừng đốt vàng mã kiểu này nếu không muốn tài lộc tiêu tán, xui xẻo đủ bề. 

Việc đốt vàng mã ngày Rằm tháng 7 là phong tục từ bao đời nên các gia đình vẫn luôn muốn làm đầy đủ thủ tục. Tuy nhiên, việc mua vàng mã cũng nên hạn chế, chỉ sắm vừa đủ, ưu tiên các loại vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh. Tránh mua nhiều vừa lãng phí lại làm mất đi ý nghĩa linh thiêng. 

Nhưng bạn đã biết đốt vàng mà cúng Rằm tháng 7 thế nào cho đúng chưa?

Cúng Rằm xong đừng dại đốt vàng mã kiểu này nếu không muốn tài lộc tiêu tán, xui xẻo vào nhà-1

Khi đốt vàng mã nên đốt chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không được đốt nhanh một lần bằng việc cho tất cả vào lửa và để nguyên ở đó. Hành động này thể hiện sự hấp tấp, không thành tâm. 

Vật dụng đốt cho ai nên ghi tên người ấy, không nên dùng từ "chết" mà hãy dùng từ "đại nạn" vào năm nào. Khi đốt gần xong, không nên dùng nước đổ vào để lửa tắt, chú ý đốt sạch vàng mã, không được để sót kẻo vật phẩm đốt đi không được hoàn thiện.

Các gia đình nên cúng trước 11h30 trưa ngày 15/7, tốt hơn cả là cúng vào giờ hợp với tuổi của gia chủ. Không nên cúng Rằm tháng 7 qua ngày khác tức là từ đêm hôm trước sang canh của ngày hôm sau. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng nếu hạn chế được việc đốt vàng mã bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Việc đốt vàng mã mang màu sắc mê tín dị đoan, đó là tín ngưỡng dân gian do ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa từ xa xưa, hoàn toàn không phải là tín ngưỡng của Đạo Phật. 

Liên quan đến vấn đề đốt vàng mã ngày lễ Vu Lan và rằm tháng 7, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN cho biết: “Rõ ràng việc người còn sống đốt vàng mã cho người đã khuất chẳng khác nào luôn nghĩ rằng người khuất đã về cảnh giới khổ đau. Trong giáo lý nhà Phật không dạy như vậy. Chính vì thế, mùa Vu Lan, tất cả các tăng ni, Phật tử đều giải thích cho người dân nếu hiếu kính với cha mẹ thì chỉ cần hương hoa lễ Phật, làm việc thiện và con cháu họp mặt nhau lại để cùng cầu nguyện cho người đã mất siêu thoát.

Đốt vàng mã vừa tốn kém tiền bạc, lại có thể sinh ra hỏa hoạn và nhạo báng cuộc sống của người quá cố. Tôi từng thấy không ít người ra thành phố, để cha mẹ ở nông thôn cơm niêu, nước lọ nhưng khi cha mẹ mất thì cúng lễ linh đình lắm. Vô hình trung, đã không đối tốt với cha mẹ lúc sống, lại không cung kính, hiếu thảo khi họ đã về thế giới bên kia". (trích theo thoidai.com).

 

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://2sao.vn/sai-lam-khi-dot-vang-ma-trong-ngay-ram-thang-7-n-234203.html?fbclid=IwAR2-5NuOZ6-7pnoKhkPxtz4q4JNtBcoV6LHTjMgmRvJu8PlfPsQtyZ0B2jo

cúng rằm tháng 7

Lễ Vu Lan

rằm tháng 7


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.