- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cùng xem cách chi tiêu của đôi vợ chồng mới cưới ở giữa Hà Nội thu nhập 14 triệu nhưng tháng nào cũng để ra được 8 triệu
Mỗi tháng vợ chồng trẻ này chỉ chi tiêu 6 triệu đồng và sống giữa Thủ đô nhưng họ cho biết không hề tằn tiện trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Khi nhắc tới kế hoạch chi tiêu hàng tháng, vợ chồng chị Trần Thị Minh - Nguyễn Duy Phúc ở Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội nói rằng, vì họ chỉ đi làm công ăn lương, lại mới kết hôn nên mức lương cũng chỉ trung bình nên mọi thứ chi tiêu đều phải tính toán rất kỹ để tiết kiệm tiền.
Chị Minh làm tư vấn viên cho một nhãn hàng, lương tháng chỉ 6,5 triệu đồng. Còn chồng chị Minh là thợ sơn gò hàn mới vào nghề nên lương tháng cũng chỉ được 7,5 triệu. Tổng cộng mỗi tháng vợ chồng trẻ này có thu nhập 14 triệu đồng.
Tuy có thu nhập không cao, thậm chí ở mức trung bình thấp nhưng chị Minh luôn biết cách thu vén nên việc chi tiêu hàng tháng ở gia đình chị không đến nỗi tệ: "Mỗi tháng mình cố gắng trích riêng khoảng 8 triệu đồng sau khi lĩnh lương và mở luôn sổ tiết kiệm online. Trích hẳn trước chừng này như vậy để cả tháng không bị lạm vào. Nếu tháng nào phát sinh nhiều chi phí cỗ bàn, đám cưới, đám ma chay, mình sẽ vay mượn thêm của đồng nghiệp, người thân rồi sẽ bù trì các khoản khác để trả nợ".
Nhà vợ chồng chị Trần Thị Minh - Nguyễn Duy Phúc ở Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
Chị Minh chia sẻ rằng, nhiều người cứ kêu ca không thể tiết kiệm được. Với cá nhân chị thì cho điều này là sai lầm. Vì chi tiêu tiết kiệm được hay không là do cách chi tiêu của mỗi người: "Như mình ở Hà Nội đây, cũng may vợ chồng có nhà rồi, lại ở riêng nữa, nhất là chưa có con nhỏ nên chi tiêu khá thoải mái. Với mình, cách chi tiêu của vợ chồng hàng tháng không đến nỗi nào. Vợ chồng mình rất ít ăn uống ngoài quán mà thường thích ăn gì mua về nhà tự chế biến, vừa rẻ, vừa an toàn lại ấm cúng nữa. Ngay cả bữa sáng, mình cũng chịu khó mua đồ về tự chế biến, nấu cả bữa trưa mang đi làm ăn để rẻ hơn. Nói chung cứ liệu cơm gắp mắm thì tiết kiệm được hết. Bởi giờ thì vậy nhưng còn sau này con cái nữa nên buộc phải học cách tiết kiệm".
Theo đó, các khoản chi tiêu nhà chị Minh hàng tháng cụ thể như sau:
Tiền điện nước: 500 - 530 ngàn đồng/tháng
Ngay từ khi mới cưới, vợ chồng mình đã mua bếp từ. Do không mất tiền gas nên mùa đông như hiện tại, tiền điện nhà mình chỉ dao động 200-250k/tháng. Mùa hè tối về bật ti vi và điều hòa vài tiếng, tiền điện cũng chỉ hết 700 ngàn đồng/tháng. Do chỉ sáng tối mới nấu cơm nên tiền nước nhà chị Minh cũng hết không đáng bao nhiêu. Có tháng tiền nước nhà chị chưa đến 100 ngàn đồng.
Tiền ăn: 3 triệu đồng/tháng
Do đã ở riêng nhà và ăn riêng nên tiền ăn của vợ chồng trẻ này mỗi tháng cũng không hề tốn kém. Nhà chị Minh có vườn rau rất rộng trước nhà nên hầu như tranh thủ ngày cuối tuần, chị Minh trồng rau củ quả và chăm sóc. Vì thế, vườn rau nhà chị xanh tốt, có rau ăn mùa nào thức nấy.
Vườn rau nhà chị Minh xanh tốt, có rau ăn mùa nào thức nấy.
Thậm chí vườn rộng nên chị Minh cũng nuôi thêm vài con gà, con vịt, con ngan để lấy trứng ăn và thi thoảng thịt ngan vịt gà cải thiện cuối tuần.
"Nhà mình được cái vợ chồng đều tiết kiệm. Cả hai đi làm đều ăn cơm sáng, tối ở nhà. Trưa, chồng ăn cơm ở công ty còn mình thì mang cơm nhà đi ăn. Vì thế tuần nào mình cũng đi chợ cho cả tuần, mang 600-700 ngàn đồng đi mua thêm thịt, tôm cá và cả trái cây, sữa chua ăn là thoải mái. Cuối tuần nào muốn cải thiện thì thịt gia cầm của nhà hay mua ít tôm, mực là được. Tóm lại mình thấy nhà mình ăn uống không thiếu thốn gì hết", chị Minh kể lại.
Chị Minh cũng nuôi thêm vài con gà, con vịt, con ngan để lấy trứng ăn và thi thoảng thịt ngan vịt gà cải thiện cuối tuần.
Tiền xăng xe: 300 ngàn đồng
Hàng ngày vợ chồng chị Minh đi làm chỉ cách nhà chưa đến 5km nên mỗi tháng vợ chồng chị đổ 150 ngàn đồng cho mỗi chiếc xe máy là đi thoải mái. Ngoài đi làm, vợ chồng chị cũng không hay lượn lờ, đi đâu đó nên xăng không tốn.
Tiền mua xà phòng, kem đánh răng, dầu ăn, mì chính, nước mắn, hạt rau: 300 ngàn đồng
Thường chị Minh hay mua những vật dụng này với kích cỡ lớn và mua khi được giảm giá. Nhưng chia trung bình 1 tháng thì vợ chồng chị dùng hết chừng đó tiền.
Ngoài ra chị cũng để vài chục ngàn thi thoảng mua hạt rau về gieo trồng để vườn lúc nào cũng đa dạng rau xanh ăn.
Tiền hiếu hỷ: 900 ngàn đồng
Mỗi tháng chị Minh thường để dự phòng khoản tiền ma chay, hiếu hỉ để chủ động. Khoản tiền này có tháng chị dùng hết sạch nhưng có tháng lại không dùng đến. Tháng nào không dùng đến chị lại nhét vào sổ tiết kiệm online.
Tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm: 1 triệu đồng
Nhà chị Minh rất ít mua sắm quần áo hay mỹ phẩm vì nhiều lý do. Nhất là trước khi cưới cả 2 vợ chồng chị Minh đều có vô số quần áo, bây giờ thấy vẫn đủ, rất ít khi phải mua thêm. Hơn nữa vợ chồng chị đều không ham mê thời trang hay làm đẹp. Nếu có mua thường đợt thưởng Tết, thấy có nhu cầu mua thêm 1-2 cái áo hoặc quần thì chị mua thêm.
Đi làm chị cũng chỉ cần 1 thỏi son là được. Ngoài ra không mua thêm gì: "Tối muốn đắp mặt nạ, mình toàn lấy sữa chua hay rau củ quả ra xay rồi đắp. Chẳng hạn như đắp mặt nạ khoai tây, mặt nạ dưa chuột, mặt nạ cần tây với sữa chua… vừa an toàn, vừa rẻ mà da dẻ vẫn đẹp", chị Minh khẳng định.
Người vợ trẻ này khẳng định, nhiều đồng nghiệp nhìn vào chi tiêu nhà mình sẽ phán là "vắt cổ chày không ra nước" quá. Nhưng đây là thực tế ở nhà chị Minh: "Mỗi người mỗi tính cách, mỗi hoàn cảnh, bản thân mình cũng thích tính cách xài tiền không biết tiếc như nhiều chị em để đỡ phải suy nghĩ mỗi khi rút tiền. Nhưng mình muốn tiết kiệm để khi có con có khoản dự trù. Vả lại vợ chồng cũng muốn xây lại căn nhà này khang trang hơn ở cho sướng".
THEO NHỊP SỐNG VIỆT
-
Đời sống4 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống8 giờ trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.
-
Đời sống9 giờ trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
Đời sống9 giờ trướcĐược mệnh danh là vùng đất Cố đô, Ninh Bình là một trong những nơi có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
-
Đời sống9 giờ trướcKhi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
-
Đời sống12 giờ trướcChúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
-
Đời sống14 giờ trướcDù còn hơn một tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng phố Hàng Mã, Hà Nội đã tràn ngập đồ trang trí Noel, tạo nên khung cảnh lung linh, đầy sắc màu.
-
Đời sống16 giờ trướcNhững chia sẻ thật thà, dễ thương của ông nội quê Bến Tre thu hút gần 1 triệu lượt xem trên TikTok.
-
Đời sống1 ngày trướcLần đầu nếm thử món lòng lợn mắm tôm ở Việt Nam, khách Tây thừa nhận loại nước chấm này có mùi hơi ghê nhưng vị lại rất ngon, “không tệ như suy nghĩ”.
-
Đời sống1 ngày trướcTheo đạo diễn Ngô Hương Giang, những clip dàn dựng lệch lạc về giới giang hồ, cuộc sống trong tù sẽ hủy hoại thế hệ trẻ, khơi dậy trong họ “bản năng ác”.
-
Đời sống1 ngày trướcChuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.
-
Đời sống1 ngày trướcTrào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong hành trình trải nghiệm khắp thế giới nhiều năm nay của mình, Phan Thanh Quốc (YouTuber Kẻ du mục) đã ghé thăm bộ lạc Hadzabe ở đất nước Tanzania.
-
Đời sống1 ngày trướcMột trong những cụm từ đang "gây bão" mạng xã hội hiện nay chính là "xào cúp le", bạn có biết trong từ điển gen Z, cụm từ này có ý nghĩa gì?