- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đôi chân trần của ông bố nông dân nuôi con học Đại học RMIT 'gây bão' mạng
Ông bố nông dân học hết lớp 5 sẵn sàng bán bò để cho con gái được học ở ngôi trường có học phí đắt đỏ.
Bố học hết lớp 5, nuôi con học Đại học có học phí đắt đỏ
“Đây là bàn chân của bố tôi mỗi ngày, bộ đồ bố mặc mỗi ngày. Nhìn vậy không ai nghĩ bố tôi từng nuôi tôi học Đại học RMIT. Vì bố vất vả như vậy nên đừng hỏi tại sao lúc nào cũng thấy tôi làm việc, cày ngày cày đêm. Ham làm việc nó là cái máu truyền từ bố sang con”.
Dòng chia sẻ kèm theo đoạn video quay đôi chân trần của người bố nông dân của cô gái Lâm Đồng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng những ngày qua.
Hình ảnh đôi chân trần của người bố nông dân "gây bão" mạng. Ảnh: Cắt từ clip của Ivy kể chuyện
Ông bố có đôi chân lấm lem, vẻ ngoài chất phác nhưng lại làm được điều lớn lao là nuôi con gái học trường đại học có học phí đắt đỏ. Cô con cái cũng vì thế mà không ngừng nỗ lực học hành, làm việc để không phụ lòng mong mỏi của bố.
Đoạn video thu hút hàng nghìn lượt xem, “thả tim” và bình luận. Dân mạng để lại nhiều bình luận xúc động như: “Lớn lao nhất vẫn là tình cảm của cha mẹ”, “Bố lam lũ làm việc để con được học hành bằng người. Ngưỡng mộ sự hy sinh của bố”, “Chúc cho những người cha, người mẹ khỏe mạnh để chứng kiến sự trưởng thành của con cái”...
Chủ nhân của đoạn video là Trần Thị Ái Vi (SN 1997). Bố của cô là ông Trần Văn Lộc (SN 1971, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng).
Ái Vi luôn trân trọng công lao của bố
Cách đây không lâu, Ái Vi từng có một bài viết về bố thu hút sự quan tâm của dân mạng. Nội dung bài viết: “Bố mình học hết lớp 5 thì nghỉ đi chăn bò. 15 tuổi bắt đầu đi rừng, đào cây kiếm tiền. 24 tuổi, bố cưới mẹ mình, 26 tuổi thì đẻ ra mình.
Từ lúc mình sinh ra thì mỗi ngày của bố: 5h dậy rửa chén, lau nhà, pha trà. 6h ra vườn, 7h mua đồ ăn sáng cho vợ con. 8h ra vườn tới 12h, về ăn cơm vợ nấu, ngủ trưa rồi ra vườn làm đến 18h. 18h trốn vợ đi nhậu 1 tiếng, 19h về ăn tối, bị vợ càm ràm rồi đi ngủ”.
Bán bò nuôi con học trường quốc tế
Tốt nghiệp cấp 3, Ái Vi thi đỗ vào trường Đại học Y Tây Nguyên, ngành Đa khoa. Tuy nhiên, cô chỉ học 1 năm thì nghỉ.
Ái Vi về quê hỗ trợ bố trồng và kinh doanh vườn hoa
Trong một lần lướt Facebook, Vi vô tình xem được hình ảnh trường Đại học RMIT.
Bố cô thấy vậy thì hỏi “trường gì mà đẹp thế con?”. Vi đáp, đó là trường quốc tế có mức học phí cao. Bố cô quả quyết “con thích trường nào thì cứ học trường đó. Học trường quốc tế đi. Nếu không có tiền đóng học cho con thì bố bán đất”.
Được bố động viên, Ái Vi đã theo học ngành Digital Marketing của trường Đại học RMIT với mức học phí khoảng 29 triệu đồng/môn học. Trong 4 năm, cô học tổng cộng 26 môn.
“Bố mình là nông dân thuần túy làm nghề trồng hoa, nuôi bò. Mình đóng học phí theo kỳ, mỗi kỳ 3 môn và mỗi lần như vậy bố lại phải bán 3 con bò cho mình đóng học.
Ái Vi là niềm tự hào của bố mẹ
Bố mình chỉ học hết lớp 5, luôn khao khát học nhưng lại không được đi học nên rất mong con cái được học hành đến nơi đến chốn. Dù khó khăn đến mấy, chỉ cần mình chịu học là bố sẵn sàng đầu tư”, Ái Vi chia sẻ.
Trong năm tháng là sinh viên, Ái Vi nỗ lực hết mình. Ngoài thời gian học, cô đi làm thêm nhiều công việc cùng lúc như gia sư, thực tập sinh marketing để lo liệu chi phí sinh hoạt.
Tốt nghiệp đại học, Ái Vi nhận được học bổng 50% cho chương trình Thạc sĩ ngành Thương mại toàn cầu. Sau khi ra trường, cô làm trong ngành marketing, dạy xây kênh TikTok và thi thoảng về bán hoa phụ bố mẹ.
“Bố tự hào về mình nhưng ít khi khen trước mặt. Bố vui vì mình đã học hành tử tế, không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ”, Ái Vi chia sẻ.
Theo Vietnamnet
-
Đời sống1 ngày trướcThắp hương vào giờ nào trong ngày mới phù hợp với truyền thống là băn khoăn của không ít người khi thực hiện các nghi lễ thờ cúng tại nhà.
-
Đời sống1 ngày trướcKhông chỉ ấn tượng với không khí náo nhiệt trong đám giỗ, nữ du khách Hàn Quốc còn bất ngờ vì được thưởng thức nhiều món ăn ngon và trải nghiệm văn hóa uống bia độc đáo của người Việt Nam.
-
Đời sống1 ngày trướcKhi đặt chổi quét nhà, vị trí không chỉ ảnh hưởng đến sự gọn gàng mà còn liên quan đến phong thủy. Một số vị trí có thể giúp gia đình đón nhận năng lượng tích cực, đồng thời cải thiện tài lộc và sự thịnh vượng.
-
Đời sống2 ngày trướcChiếc Porsche 911 Sport Classic của Cường Đô la sau khi nâng cấp bộ mâm 300 triệu đã xuất hiện trở lại trên phố sau thời gian dài “ở ẩn”.
-
Đời sống2 ngày trướcDịp lễ cúng ông Công ông Táo, các gia chủ mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, an yên, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách thành kính, trang nghiêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy cần tránh những quan niệm sai lầm sau:
-
Đời sống2 ngày trướcDù rất mê các món từ vịt, người dân ở nhiều địa phương luôn kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng, vì sao lại có tập tục này?
-
Đời sống2 ngày trướcTrong tà áo dài màu hồng phấn, nhan sắc của bà mẹ U50 khiến nhiều người xuýt xoa.
-
Đời sống2 ngày trướcNhiều người tin rằng con cái hợp tuổi bố mẹ sẽ có khởi đầu tốt, trẻ sinh năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi gì là điều nhiều người định sinh con năm vào tới muốn biết.