- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
F0 khỏi bệnh, xin quay lại làm ở phòng cấp cứu để trả ơn bác sĩ
Sau gần một tháng điều trị Covid-19, anh Kỳ về nhà hoàn thành thời gian tự cách ly rồi quay lại bệnh viện, xin làm tình nguyện viên hỗ trợ các F0 trong phòng cấp cứu.
Ngày 2/8, anh Nguyễn Hồng Kỳ (sinh năm 1987) được xuất viện sau gần một tháng điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 4 (huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Hoàn thành xong thời gian tự cách ly ở nhà, anh Kỳ lại gói ghém đồ đạc cá nhân, chạy xe từ nhà ở quận Tân Bình về bệnh viện ở huyện Bình Chánh xin được ở lại làm tình nguyện viên.
"Tôi về nhà rồi nhưng cứ nhìn thấy xe 50 chỗ và xe cấp cứu chở người bệnh đi cách ly là lại thấy chạnh lòng, cảm giác thôi thúc muốn làm điều gì đó. Lúc đi, tôi cũng không nghĩ gì nhiều, quyết định trong vòng 5 phút", anh Kỳ nói với Zing.
Anh Nguyễn Hồng Kỳ trong thời gian điều trị Covid-19 ở Bệnh viện dã chiến số 4.
Lan tỏa sự lạc quan trong phòng cấp cứu
Sáng 16/8, anh Kỳ bắt đầu ngày làm việc đầu tiên tại Bệnh viện dã chiến số 4. Ban đầu, anh được sắp xếp làm vòng ngoài, chủ yếu lo các công việc lặt vặt.
Tuy nhiên, qua tiếp xúc và đọc các bài đăng trên mạng xã hội của anh Kỳ, đội ngũ y bác sĩ cảm thấy anh là người có tinh thần rất lạc quan, luôn vui vẻ, nhiệt thành.
"Mọi người nói tinh thần đó rất cần thiết với các F0 trở nặng lúc này và đề xuất đưa tôi vào hỗ trợ trong phòng cấp cứu hồi sức, giúp đỡ những F0 nặng, phải thở máy. Tôi đồng ý ngay", anh nói.
Công việc chính của anh Kỳ là hỗ trợ tinh thần cho các F0.
Mỗi ngày, anh Kỳ làm việc tại phòng cấp cứu theo các khung giờ khác nhau, thường phụ thuộc vào giờ vận chuyển cơm: 6h, 11h và 17h.
"Nhiệm vụ chính của tôi là động viên tinh thần, lan tỏa sự lạc quan, năng lượng tích cực cho mọi người bằng những câu chuyện đùa, chuyện tếu thường ngày. Tôi cũng chuyển lương thực vào, hỗ trợ các bệnh nhân nặng đi một mình".
Hiện tại, anh Kỳ không về nhà mà ở lại bệnh viện. Anh cho biết mình sẽ tiếp tục công việc này cho đến bao giờ dịch bệnh được khống chế hoàn toàn.
Tại bệnh viện, tình nguyện viên 34 tuổi được sắp xếp ở chung phòng với các y bác sĩ và điều dưỡng viên. "Trong thời gian chữa trị tại đây, tôi đã nhận được rất nhiều tình cảm, sự quan tâm của các y bác sĩ nên giờ đây quay trở lại, tôi thực sự muốn giúp đỡ và trả ơn mọi người".
28 ngày chiến thắng Covid-19
Đầu tháng 7, một hàng xóm của anh Kỳ nhiễm Covid-19 và được cách ly tại Bệnh viện Trưng Vương. Con hẻm nơi gia đình anh sinh sống nhanh chóng được phong tỏa.
Khoảng 3 ngày sau, anh Kỳ bắt đầu sốt, cơ thể lừ đừ, khó thở, đặc biệt về đêm. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy anh dương tính với SARS-CoV-2.
"Các nhân viên y tế nói tôi phải đi cách ly tập trung, thèm gì thì nên ăn. Tôi mở tủ lạnh, ăn hết một hộp sầu riêng mới mua về, sau đó thu gom đồ dùng, quần áo để lên đường luôn", anh Kỳ kể.
Ngày đầu, anh cách ly ở Trung tâm triển lãm quận Tân Bình. "Tôi vẫn sốt, mỏi cơ. Sang hôm sau, tôi được bác sĩ cấp thuốc hạ sốt, nhận một bộ đồ bảo hộ để di chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 4. Lúc lên xe cứu thương, tôi bắt đầu ho liên tục".
Nơi anh Kỳ đến cách ly là khu chung cư tái định cư được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến. Khu chung cư có nhiều block. Mỗi block 5 tầng. Mỗi tầng có 8 căn hộ lớn hoặc nhỏ với sức chứa từ 5-8 F0/phòng.
Mỗi block có khoảng 5-7 dân quân, nhân viên y tế hỗ trợ và 2 số điện thoại để thông báo việc ăn uống, phòng ốc có hư hay thiếu gì không và cập nhật tình trạng sức khoẻ của các thành viên trong phòng hàng ngày.
Căn phòng ở bệnh viện dã chiến anh Kỳ và các F0 khác thực hiện cách ly.
Phòng của anh Kỳ có 7 F0. Ngày đầu tiên ở bệnh viện, anh không ngủ được vì người mệt mỏi, khó thở, ho nhiều và bắt đầu mất khứu giác, vị giác. "Tôi thậm chí phải vắt chanh vào miệng để thử vị giác", anh Kỳ nói.
Vài ngày sau đó, vợ anh cũng trở thành F0 và vào cách ly chung. Từ đây, hai vợ chồng thay phiên chăm sóc, động viên lẫn nhau cùng trị bệnh.
Đến ngày thứ 7 cách ly, người bệnh bắt đầu khỏe lại, không còn sốt hay mất khứu giác, vị giác.
Theo anh Kỳ, khi đi cách ly, F0 chỉ cần mang theo 3 bộ quần áo, bình đun siêu tốc, chanh, gừng và mì gói. "Trong này, đồ ăn bệnh viện vẫn đảm bảo, các mạnh thường quân tuần nào cũng gửi đồ. Nên đừng quá lo chuyện thiếu này thiếu kia, thực sự chẳng thiếu gì chỉ lo thiếu sức khỏe mà thôi".
Chia sẻ về hành trình 28 ngày chiến thắng Covid-19 của mình, anh Kỳ đúc kết: "Với căn bệnh này, ai giữ được sức khỏe tốt, mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng. Ai không may bị dương tính cũng sẽ có cách để vượt qua, quan trọng nhất là phải giữ được sự lạc quan".
Theo Zing
-
Đời sống1 giờ trướcBằng việc thiết lập những tiêu chuẩn mới và chuyên nghiệp trong ngành giúp việc, thương hiệu 'Ong cam' bTaskee hiện đang phục vụ hơn 1 triệu khách hàng trên khắp cả nước, đạt tỷ lệ hài lòng 98%.
-
Đời sống2 giờ trướcAI tạo sinh là công cụ ưa thích của Gen Z tại nơi làm việc và 3/4 lao động thuộc thế hệ này đang tích cực sử dụng chúng hàng ngày.
-
Đời sống2 giờ trướcCó những chuyện nói ra sẽ làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái nên cha mẹ nên né tránh nhắc đến.
-
Đời sống13 giờ trướcỞ độ tuổi U50, mẹ Doãn Hải My vẫn tự tin diện đồ bó sát, khoe thân hình mảnh mai, vòng eo thon gọn, xương quai xanh gợi cảm.
-
Đời sống17 giờ trướcMới đây, TPHCM đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Condé Nast Traveller (CN Traveller) đưa vào danh sách những điểm đến hấp dẫn, đáng để ghé thăm nhất trong năm 2025.
-
Đời sống17 giờ trước"Manifest" không chỉ là một từ vựng mà còn đại diện cho một tư duy mới thể hiện một sự thay đổi trong cách con người đối diện với thách thức và cơ hội.
-
Đời sống18 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh một bà cụ bán bánh xèo ở Bình Định thoăn thoắt đổ bánh, nhấc chảo rồi tung chính xác vào đĩa cho thực khách.
-
Đời sống19 giờ trướcKỷ nguyên số, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội dẫn dắt thế hệ Z đi khắp những mê cung dường như không có điểm cuối trong thế giới ảo. Họ được gì, mất gì nếu cứ mải mê la cà trong thế giới ấy?
-
Đời sống22 giờ trướcBuổi tối đầu tiên ở Hà Nội, du khách Nhật cùng gia đình đến phố Hàng Thiếc để thưởng thức món ngan cháy tỏi. Họ nhận xét món ăn rất ngon và tiếc nuối vì ở Nhật Bản không có.
-
Đời sống23 giờ trướcTikToker đẹp trai có thân hình vạm vỡ của một gymer khiến chị em mê mẩn không chỉ vì ngoại hình mà nhờ tài móc len cực khéo, tạo ra những sản phẩm hết sức dễ thương.
-
Đời sống23 giờ trướcJess McHugh, cây bút của The New York Times, nhấn mạnh: "Không có gì ấn tượng bằng việc chứng kiến cảnh tượng thu hoạch hoa súng ở Việt Nam".
-
Đời sống1 ngày trướcTừ "slay" của gen Z đang được sử dụng rộng rãi và gây tò mò cho nhiều người thuộc các thế hệ trước đó, vậy "slay" là gì đối với các bạn trẻ?
-
Đời sống1 ngày trướcMỗi tháng một lần, chị Sa dọn dẹp sạch sẽ kệ gỗ, nơi đặt bộ sưu tập thú bông của mình. Những con lấm bụi, chị mang phủi, giặt và phơi cho thơm tho rồi lại bày lên kệ.