- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giẫm đạp, tranh cướp lộc, liệu lộc đó còn thiêng?
Tối qua, nhìn biển người chen lấn xô đẩy “cướp” lộc ở chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nôi), tôi không hiểu họ cầu an hay đang tự mình rước họa?
Mặc cho Ban tổ chức đã thông báo từ lâu đảm bảo đủ lộc cho mọi người mang về, kệ cho hàng chục điểm phát lộc sẵn sàng hoạt động hết công suất để không ai phải về tay không nhưng tất cả như lên đồng! Họ lao tới trước, chen lấn xô đẩy và có khi đè lẫn nhau để lấy ấn trước dù thời gian nhanh hơn có khi chỉ vài chục giây. Y như cảnh người ta vượt đèn đỏ dù chỉ còn mấy giây đã sang đèn xanh.
Trong biển người hỗn loạn mà quá nhiều vị chỉ muốn dành những tài lộc cho mình trước thiên hạ thì có còn là tâm linh, lòng thành? Chen nhau “bẹp ruột” như vậy thì thánh thần nào dám phù hộ độ trì? Không chỉ ở Phúc Khánh mà những ngày này, rất nhiều nơi sự cầu an chúc phúc, lễ hội đầu năm đã từ lâu biến tướng thành “buôn thần, bán thánh”. Không ít vị mặc kệ sự an toàn của người khác để “cướp” những cái tưởng là may mắn về mình.
Người phụ nữ phải đội ghế lên đầu để giữ "lộc" sau một hồi chen chân mới xin được
Tôi vẫn nghĩ sống trên đời cần có một đức tin và tôn giáo để thờ phụng, gửi gắm phần hồn. Dù già hay trẻ, nam hay nữ, giàu có hoặc bình dân, xưa hay nay… thì tâm linh luôn là điều không thể thiếu được trong văn hóa người Việt. Những thứ ấy, phần nào giúp nhiều người sống hướng thiện, bớt sân si và hòa nhã với đời hơn.
Những ngày này, chùa chiền nghi ngút khói hương, người chen người đặc kín sân chùa, điện thờ. Bá tánh vái lạy Phật và có khi vái lạy cả nhau! Họ cầu xin đủ thứ, kể cả những thứ biết không bao giờ có được. Nhưng nhiều khi "ngôi chùa" ở nhà và miếu đền trong tâm lại vắng lạnh khói hương...
Tuy nhiên, làm gì làm, cúng bái hay cầu xin, hái lộc hay muốn điều tốt thì cũng nên nhớ rằng chẳng thánh thần nào chứng giám hay phù hộ cho những điều mê muội quá đáng. Cũng chẳng thần linh nào giúp đỡ kẻ ăn không ngồi rồi, làm những điều xằng bậy và suốt ngày lo mê tín, cúng bái mặc sự đời. Có được lộc, thấy được điềm tốt sẽ giúp chúng ta phần nào an tâm hơn nhưng bất chấp tất cả, bỏ qua những lịch sự hay lễ nghi tối thiểu để đạt được thì còn gì là lộc.
Chắc chúng ta còn nhớ mới mấy hôm nay, Phó GĐ điện lực một thành phố lớn vừa bị đình chỉ vì đi chùa trong giờ làm việc. Tôi cũng đã từng thấy những “con nhang, đệ tử” tán gia bại sản dù đã hết đình này, miếu nọ cầu an, xin xỏ vì họ chỉ chuyên cờ gian, bạc lận. Nếu chịu khó nhìn nhận và nghĩ kĩ hơn, ai trong chúng ta cũng từng biết để hiểu rằng nếu thánh thần độ trì cho tất cả thì đâu có những cảnh nghèo đói hay tai nạn thương tâm.
Không vị Thánh thần nào phù hộ người buôn gian bán lận, đạp lên nỗi đau hay đầu đồng bào để ha hả sự giàu sang của họ. Nếu cầu mà được phúc đức hay xóa tội lỗi hoặc giàu sang phú quý thì nhiều người đâu có cực khổ, vất vả, vật vã như hàng ngàn năm nay?
Người dân chen nhau xin "lộc" sau đại lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh
Liệu đấng bề trên có vui khi tiền bạc nhiều người dành hết cho lễ nghi bên ngoài mà quên mất người thân đang khốn khó? Vị chân tu rồi có an lòng khi đệ tử bỏ bê gia đình và những giá trị ngay trong nhà họ hay những người nghèo khó xung quanh? Tôi tin rằng chẳng Phật nào chứng giám và độ trì cho kẻ bất hiếu, bất lương và muốn lấy của người khác về chất đống nhà mình.
Năng đến chùa, siêng thắp hương và không quên khấn vái thì cũng nhớ dành những tình cảm tương tự cho ông bà tổ tiên, cha mẹ và gia đình. Tôi nghĩ tôn giáo nào rồi cũng khuyến khích người mộ đạo giúp đỡ và yêu thương người ruột thịt mình trước khi dành quá nhiều công sức cho cầu lộc, cầu an hay cúng vái, xin xỏ.
Chẳng Phật pháp hay giáo lý nào khuyên phật tử, con chiên xem nhẹ tình thân để dành tất cả cho đạo họ thờ phụng. Trước khi đi đâu xa cầu xin hay cúng bái, làm từ thiện có lẽ nên nhớ về "ngôi chùa, nhà thờ" ở nhà và trong tâm mình trước. Ở đó an lành có lẽ đủ rồi không cần tranh cướp lộc tài, cầu xin nhiều nữa đâu.
Theo Khám phá
- Đời sống5 giờ trướcThành viên ekip kênh YouTube Thơ Nguyễn cho biết sẽ tiếp tục hoạt động. Dù vậy, một nhân vật khác sẽ thay thế Thơ Nguyễn trong các video mới.
- Đời sống11 giờ trướcTriển lãm tranh “Hồi Hải Mã” vừa khai mạc với hơn 50 tác phẩm hội họa đặc sắc, tràn đầy tinh thần phóng khoáng và màu sắc tuổi trẻ, do 8 học sinh tài năng thuộc Trung tâm Tư vấn và Phát triển tài năng của Vinschool (Gate) sáng tác.
- Đời sống13 giờ trướcCòn vài ngày nữa là đến ngày 3/3 âm lịch, tức Tết Hàn Thực năm 2021, mang ý nghĩa tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và những người đã khuất, đồng thời đánh dấu sự chuyển mình của vạn vật khi chuẩn bị bước sang mùa hè.
- Giới trẻ16 giờ trướcSẽ là một sinh nhật vui vẻ bình thường như bao sinh nhật khác nếu như không xảy ra sự cố hy hữu...
- Đời sống17 giờ trướcNgày Tết Hàn Thực là ngày 3/3 âm lịch hằng năm. Tuy nhiên nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này không phải ai cũng biết.
- Giới trẻ17 giờ trướcVốn theo đuổi style gợi cảm, quyến rũ nên ảnh Amandine - tiểu thư Paris kín như bưng đã khiến dân tình bất ngờ.
- Đời sống17 giờ trướcDù chưa chính thức về làm dâu nhà họ Nguyễn nhưng từ lâu, Linh Rin đã có mối quan hệ khá thân thiết với chị dâu tương lai Hà Tăng.
- Đời sống1 ngày trướcSau nhiều ngày im hơi lặng tiếng, cuối cùng Mai Tây cũng có động thái ẩn ý lên tiếng về vấn đề trục trặc tình cảm?
- Giới trẻ1 ngày trướcMọi động thái của cô nàng được cho là bạn gái mới Quang Hải đang lọt vào tầm ngắm của netizen.
- Đời sống1 ngày trướcKích thước của những chiếc túi hiệu được rich kid Trinh Hoàng sắm cũng sẽ làm bạn bất ngờ đấy.