- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hái lộc Giao thừa và đầu xuân thế nào cho đúng để 'rước tài lộc' về nhà?
Theo một số chuyên gia, thay vì bẻ cành, bứt cây để "hái lộc", mọi người có thể mua vài cây mía, mua chậu cây nhỏ...
Ảnh: VTC News
Theo quan niệm dân gian, vào thời khắc Giao thừa và sáng mùng 1 Tết, mọi người thường đến đình, chùa, phủ, đền để hái cành lộc non mang về, với ý nghĩa "rước tài lộc, may mắn, sức khỏe" về cho bản thân và gia đình.
Xưa kia, người ta chỉ chọn hái một cành rất nhỏ của những cây sung, si, sanh, đa, đem về cắm vào lọ hoa trên bàn thờ hay treo trước nhà. Sở dĩ mọi người chọn hái lộc 4 loại cây trên vì chúng vốn là cây có sức sống mạnh mẽ và bền bỉ.
Phong tục hái lộc đầu xuân mang ý nghĩa về mặt giá trị tinh thần. Tuy nhiên, đã có nhiều người hiểu lầm về tục này và cho rằng hễ cứ hái lộc to thì sẽ được nhiều may mắn. Điều đó dẫn đến việc có người nhổ cả cây non, bẻ cành to, cưa cây... mang về.
GS Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam) bày tỏ với Lao động, quan niệm hái cành lộc càng to thì càng nhiều may mắn là sai lầm, không phù hợp với tín ngưỡng, đồng thời còn hủy hoại môi trường.
"Xưa kia, thường là sau giao thừa hoặc trong 3 ngày Tết, nhiều người đi lên chùa xin lộc, chứ không phải biến thành chuyện tàn phá cây cối vừa thiếu văn hóa, không có tri thức và hiểu biết. Hái lộc theo nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt cây", nguồn trên dẫn lời GS Thịnh.
Vị này chia sẻ trên Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam, không có chuyện hái lộc non đầu xuân thì sẽ mang lại may mắn và sức khỏe, tài lộc cho bản thân, gia đình. Do vậy, tốt nhất mọi người không nên hái chồi non hay bẻ cành vào đầu năm mới.
Theo TS Trần Hữu Sơn (Phó Chủ tịch Thường trực hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam), cần tuyên truyền để lớp trẻ không bẻ lộc đầu năm, nhằm hạn chế tình trạng cây cối bị tàn phá đêm Giao thừa.
Hái lộc theo ông Sơn có thể hiểu là người dân lên chùa thắp hương để cầu mong tài lộc, may mắn cho năm mới. Tại các chùa, phủ... có thể chuẩn bị sẵn cành lộc để phát cho người dân.
Hiện ở nhiều chùa, đền thường cấm người dân tự ý bẻ cành, hái lộc để không làm hỏng cây cối cũng như cảnh quan trong chùa, thay vào đó là tiến hành phát cành lộc vàng.
Theo một số chuyên gia, thay vì bẻ cành, bứt cây để "hái lộc", mọi người có thể mua vài cây mía, mua chậu cây nhỏ hoặc cành vàng lá ngọc mang về. Khi đi lễ đầu năm, việc cầu khấn thành kính với tâm trong sáng, xin những điều tốt lành, may mắn cho bản thân, gia đình, cũng là hình thức hái lộc theo đúng nghĩa.
Đại đức Thích Trí Hiến, chùa Hưng Khánh (Bình Định) bày tỏ trên Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam, mỗi người muốn hưởng nhiều lộc, nhiều phước, có cuộc sống tốt lành thì cần gieo nhiều nhân lành. Thay vì hái lộc, cầu xin trời Phật, chúng ta nên gieo nhân bằng cách nói, nghĩ và làm việc thiện.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Đời sống1 giờ trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống4 giờ trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống4 giờ trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống6 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống6 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống9 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống10 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống10 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống10 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống10 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống12 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống12 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống13 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.