- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hệ lụy từ lối sống "ngủ ngày, cày đêm" của gen Z
Hình ảnh các “cú đêm” làm việc đến 2-3 giờ sáng, nhiều quán cà phê sáng đèn suốt đêm hay các cuộc trò chuyện rôm rả trên mạng xã hội lúc 3 giờ sáng là điều không còn xa lạ.
Ảnh minh họa
Làm ở phòng kinh doanh của một công ty tổ chức sự kiện, Đoàn Mai Anh (26 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, việc cô làm việc đến 3-4 giờ sáng là "chuyện thường ngày".
"Công việc của tôi là đưa ra giải pháp kinh doanh, làm báo cáo kinh doanh, hồ sơ đấu thấu… Ban đêm là khoảng thời gian yên tĩnh nên tôi dễ tập trung vào công việc, không bị ai làm phiền. Tôi thường ngủ đến 9 giờ sáng rồi mới đến công ty. Thường thì lịch hẹn khách hàng của tôi là sau 10 giờ hoặc vào buổi chiều", Mai Anh chia sẻ.
Không bận rộn vì công việc như Mai Anh nhưng Nguyễn Vũ Duy (sinh viên năm thứ ba ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng có lối sống về đêm. Buổi tối, sau khi đi học về, Duy thường đi chơi thể thao. 10 giờ tối cậu mới về nhà.
Khoảng 23h30, đến giờ cả nhà đi ngủ, cậu mới bắt đầu học, sau đó chơi game, "chat" với bạn bè. Khoảng 3 giờ sáng, cậu mới lên giường đi ngủ. Vì học ở trường buổi chiều nên cậu ngủ đến gần 11 giờ trưa mới dậy.
Không hài lòng với lối sống thiếu khoa học của con nên bố mẹ của Duy đã khuyên bảo cậu nhiều lần nhưng Duy vẫn duy trì thói quen "cú đêm" của mình.
Nói về nguyên nhân thức khuya của mình, Trần Duy Anh (sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân) cho biết: "Nếu ngủ trước 12 giờ đêm thì em không có đủ thời gian để học bài. Một buổi em học trên lớp, buổi còn lại em đi thực tập. Ngành học của em có rất nhiều bài tập. Em cũng phải giải quyết công việc ở công ty mà em thực tập nữa.
Mục tiêu của em là tìm học bổng để du học thạc sĩ nên em luôn phải cố gắng học tập. Do đó, em thường xuyên thức đến 3 giờ sáng. Em mong một ngày có nhiều hơn 24 tiếng để em có nhiều thời gian hơn cho học tập cũng như cập nhật kiến thức mới mỗi ngày", Duy Anh nói.
Lối sống "ngủ ngày, cày đêm" tuy phản ánh một phần sự năng động và sáng tạo của người trẻ nhưng về lâu dài, lối sống này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo các chuyên gia y tế, thức đêm không được khuyến khích.
Ỷ vào sức khỏe của mình, nhiều người trẻ đã bỏ qua các cảnh báo của bác sĩ về hệ lụy của lối sống này như: Suy giảm sức khoẻ thể chất, tác động tiêu cực đến tâm lý, hiệu suất làm việc và học tập giảm sút.
Bên cạnh đó, lối sống "đảo ngược" này khiến nhiều người trẻ mất sự kết nối với xã hội. Khi họ ngủ vào ban ngày, họ bỏ lỡ các hoạt động thường nhật và dần xa rời bạn bè, gia đình.
Chính vì vậy, dù lý do cho việc thức khuya là gì, những người theo đuổi lối sống này nên cân nhắc điều chỉnh để có thời gian học tập, làm việc và ngủ nghỉ một cách khoa học, hợp lý.
Để có giấc ngủ sâu, người trẻ cần xây dựng thời gian biểu khoa học, như tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định mỗi ngày để cơ thể thích nghi với nhịp sinh học tự nhiên, tránh dùng điện thoại hoặc máy tính trước khi ngủ ít nhất 1 tiếng để giảm tác động của ánh sáng xanh.
Ngoài ra, người trẻ cần dành thời gian cho các hoạt động ban ngày: Tham gia các hoạt động ngoài trời, thể thao hoặc giao lưu xã hội để cân bằng cuộc sống. Một điều quan trọng nữa là người trẻ nên biết nói "không" với áp lực công việc, cần đặt giới hạn cho bản thân trong công việc và tránh ôm đồm quá nhiều.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Đời sống35 phút trướcGần đây, thú chơi nuôi những hòn đá thay cho thú cưng được du nhập vào Việt Nam. Thú chơi giải tỏa căng thẳng này đang gây nên nhiều ý kiến trái chiều.
-
Đời sống2 giờ trướcSau 50 tuổi, bạn hãy tránh làm những điều dưới đây để có quãng thời gian an nhàn cuối đời, tránh những bất trắc, rủi ro.
-
Đời sống2 giờ trướcKhông gian "Phở số Hà thành", gian hàng làng nghề giò chả Ước Lễ gây chú ý lớn tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội.
-
Đời sống2 giờ trướcSau TikTok Awards Việt Nam 2024, kênh TikTok của Lê Tuấn Khang cán mốc đến 9 triệu người theo dõi, tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 tuần.
-
Đời sống4 giờ trướcMới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đã công bố danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất Đông Nam Á, trong đó có nhiều cái tên quen thuộc của Việt Nam.
-
Đời sống4 giờ trướcChỉ bán 2 loại đồ uống là nước ô mai và trà bát bảo nhưng quán nước bà Bu đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân Nam Định.
-
Đời sống5 giờ trướcTừng ghé quán vài lần, vị khách Tây đánh giá món cơm tấm ở đây hợp khẩu vị với điểm nhấn là miếng sườn cốt lết to cỡ bàn tay người lớn, được tẩm ướp vừa vặn, thịt mềm mọng, không bị khô.
-
Đời sống17 giờ trướcThắp hương là tập tục sinh hoạt không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt. Thắp hương buổi tối có tốt hay không lại khiến nhiều người băn khoăn.
-
Đời sống21 giờ trước"Sống một mình ở tuổi trung niên là một thử thách nhưng mình chọn bình yên làm bạn đồng hành", chị Hồng Loan (ở Hà Nội) chia sẻ.
-
Đời sống1 ngày trướcKhoảnh khắc cựu kình ngư Ánh Viên và TikToker triệu view Lê Tuấn Khang đứng chung khung hình đã khiến cộng đồng mạng không khỏi xôn xao.
-
Đời sống1 ngày trướcHình ảnh ông lão râu tóc bạc phơ chống gậy dắt vịt đi dạo phố đã trở nên quen thuộc với người dân phường Phạm Đình Hổ nhiều tháng qua.
-
Đời sống1 ngày trướcViệc hạ lễ quá sớm được coi là không thể hiện đủ sự thành kính đối với gia tiên và thần linh, vậy sau khi thắp hương bao lâu thì hạ lễ mới chuẩn?
-
Đời sống1 ngày trướcSự kiên nhẫn, điềm tĩnh của chú rể và tài xế trong tình huống này nhận được nhiều lời khen từ cộng đồng mạng.
-
Đời sống1 ngày trướcHoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài cực xinh đẹp, hạnh phúc bên bạn trai trong bộ ảnh cưới gây sốt mạng xã hội.