Khoe mẹ bữa cơm tự nấu, nữ sinh khóc không thành lời trước tin nhắn của mẹ

Bức ảnh chụp bữa cơm đơn sơ của bạn nữ sinh viên khiến nước mắt người mẹ lăn dài.

Thời sinh viên đi học xa nhà, các bạn trẻ ít nhiều cũng từng trải qua những ngày tháng thiếu trước hụt sau, bữa cơm khi có thịt, cá nhưng cũng có lúc chỉ mì gói với nước sôi ăn tạm cho qua bữa. Trong tình cảnh ấy, nếu như các bạn sinh viên là người buồn một, thì bậc làm cha mẹ lại là người đau mười.

Một nữ sinh viên mới đây đã chia sẻ lại câu chuyện giữa cô và mẹ khiến nhiều người như nhìn thấy hình bóng mẹ mình trong đó.

"Mình mới lên đại học, bắt đầu những chuỗi ngày sống xa gia đình. Sống trong ký túc xá lại ngay phòng không được nấu ăn, đôi lúc bữa ăn của mình là những bữa ăn vội như thế này. Chỉ với một cái nồi cơm điện mini là món trứng luộc với rau hấp cũng được hoàn thành, mẹ mình sợ mình ăn lạt miệng lần nào về quê cũng tranh thủ gói ghém tí mắm tí muối để bữa cơm trắng bớt phần nào nhạt nhẽo.

Khoe mẹ bữa cơm tự nấu, nữ sinh khóc không thành lời trước tin nhắn của mẹ-1Bữa cơm đơn sơ của nữ sinh viên xa nhà.

Mình hay tâm sự với mẹ mình lắm, ngày hôm nay ăn gì, có chuyện gì xảy ra mình đều kể với mẹ, mình chụp hình khoe với mẹ bữa ăn ngày hôm nay, bản thân chỉ nghĩ đơn giản muốn khoe với mẹ là mình tự nấu cơm ăn và đã ăn tối rồi. Mẹ soạn gửi cho mình dòng tin nhắn dài mà mình khóc không thành lời, cả đời này mình chưa thấy mẹ khóc và giờ đây chỉ vì bữa cơm của đứa con xa nhà mà mẹ mình rơi nước mắt.

Cha mẹ nào cũng quan tâm đến con cái, mong là các bạn sinh viên rời khỏi vòng tay gia đình luôn giữ gìn sức khỏe, ăn uống thật đầy đủ, có sức học hành để không phụ lòng mong mỏi của bậc sinh thành".

Có những điều khi ở cùng nhau ta không nhận ra, nhưng chỉ đến khi đi xa, con cái mới hiểu được tấm lòng của cha mẹ dành cho mình bao la đến nhường nào. Chỉ một bữa ăn ngon cũng khiến mẹ nhớ đến con, một người mẹ mạnh mẽ trước bao sóng gió của cuộc đời nhưng lại bật khóc khi nghĩ về cảnh con chịu thiệt thòi, thiếu thốn ở nơi đất khách một mình.

Khoe mẹ bữa cơm tự nấu, nữ sinh khóc không thành lời trước tin nhắn của mẹ-2"Hôm nay mua mấy con cua gạch ngon lắm, ăn mà ứa nước mắt. Nhìn bữa cơm ăn trứng với chao còn cha mẹ muốn ăn gì thì mua, nói mà nước mắt chảy dài xuống cổ", dòng tin nhắn của người mẹ.

Dường như đó không chỉ là một trường hợp cá biệt, ngay dưới phần bình luận, rất nhiều bạn trẻ đã chia sẻ lại kỷ niệm tương tự của mình với mẹ.

"Mẹ mình nói lúc mình đi học xa ý, ăn gì ngon là cứ nhớ đến mình sinh viên không có gì ăn. Nên lúc nào về cũng được mẹ mua một đống đồ cho ăn thả cửa".

"Giống mẹ mình, mình đi học vẫn ăn uống bình thường nhưng nhà mình có gì ăn ngon mẹ lại khóc, mẹ nói ước gì có mình ở nhà để mình ăn chung".

"Mình ra trường rồi, kinh tế bây giờ có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn. Nhưng mỗi lần nhà có tiệc tùng hay ăn uống mà không có mình mẹ đều khóc nghĩ tội con vì không được ăn món ngon".

Chẳng có bậc cha mẹ nào khi đối diện trước một mâm thức ăn ngon, ngủ trong chăn ấm nệm êm mà không nhớ về những đứa con ở nơi xa của mình, để rồi cảm thấy chạnh lòng, xót xa khi nghĩ đến cảnh con đang sống trong tình trạng vất vả, thiếu thốn.

Cha mẹ là thế, luôn mong muốn dành những phần ăn ngon nhất, chiếc áo đẹp nhất và những điều tốt nhất dành cho con, người hy sinh cho ta vô điều kiện và mãi mãi không bao giờ thay đổi. Chính vì vậy, hãy trân trọng bố mẹ và nỗ lực để không phụ lòng bậc sinh thành đã dành cả đời để hy sinh vì ta, đó cũng chính là một trong những thông điệp mà cô bạn kể trên muốn lan tỏa khi chia sẻ câu chuyện của mình.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/khoe-me-bua-com-tu-nau-nu-sinh-khoc-khong-thanh-loi-truoc-tin-nhan-cua-me-ar719574.html

bữa cơm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.