Là bàn thờ nhưng vì sao bàn thờ Thần tài lại đặt ở dưới đất chứ không phải trên cao?

Từ bao đời nay, kể từ khi có tục lệ thờ Thần tài, bàn thờ Thần tài luôn được đặt ở dưới đất, đối diện trực tiếp với cửa ra vào chứ không phải ở trên cao và vắng vẻ người qua lại như bàn thờ ông bà tổ tiên.

Từ bao đời nay, kể từ khi có tục lệ thờ Thần tài, bàn thờ Thần tài luôn được đặt ở dưới đất, đối diện trực tiếp với cửa ra vào chứ không phải ở trên cao và vắng vẻ người qua lại như bàn thờ ông bà tổ tiên.

Bàn thờ Thần tài là một nơi không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam, bên cạnh bàn thờ tổ tiên, bàn thờ ông Táo. Đặc biệt đối với những gia đình kinh doanh, buôn bán thì bàn thờ Thần tài là cực kì quan trọng. Tuy quan trọng và cần thiết thế nhưng bàn thờ Thần tài lại không được đặt ở trên cao như bàn thờ tổ tiên, bàn thờ ông Công ông Táo.

Từ bao đời nay, kể từ khi có tục lệ thờ Thần tài, bàn thờ Thần tài luôn được đặt ở dưới đất, đối diện trực tiếp với cửa ra vào chứ không phải ở trên cao và vắng vẻ người qua lại như bàn thờ ông bà tổ tiên. Cũng có nơi đặt bàn thờ Thần tài ở một góc nhà nhưng phải hướng mặt ra cửa chính. Lý do vì sao phải đặt bàn thờ ở dưới đất?

Là bàn thờ nhưng vì sao bàn thờ Thần tài lại đặt ở dưới đất chứ không phải trên cao? - Ảnh 1.

Bàn thờ Thần tài luôn được đặt ở dưới đất, hướng ra cửa chính. (Ảnh: Internet)

Điều này phải nhắc đến truyền thuyết về Thần tài. Có rất nhiều truyền thuyết về vị thần này nhưng để lý giải cho một trong những lý do bàn thờ Thần tài phải đặt ở dưới đất, đó chính là truyền thuyết về Âu Minh và Như Nguyện.

Theo đó, Âu Minh là một lái buôn, trong một hôm đi dạo ở hồ Thanh Thảo đã được Thủy Thần tặng cô hầu gái. Cô này tên Như Nguyện. Âu Minh đã đưa Như Nguyện về nhà và không hiểu sao từ ngày có Như nguyện, công việc làm ăn của Âu Minh thuận buồn xuôi gió. Chẳng bao lâu sau, Âu Minh đã trở nên giàu có, phát đạt.

Thế nhưng một hôm, vào dịp Tết, Âu Minh bỗng đánh Như Nguyện chỉ bởi vì tức giận. Quá sợ hãi, Như Nguyện đã chui vào đống rác ở góc nhà và trốn mất. Không ngờ kể từ đó, công việc của Âu Minh bắt đầu sa sút, dần dần trở nên tán gia bại sản, trắng tay. Sau đó, người ta mới cho rằng Như Nguyện chính là Thần tài bởi khi có cô ở trong nhà, sự nghiệp của Âu Minh được ủng hộ nên rất khá. Còn khi Âu Minh đã đánh đuổi Như Nguyện, ông không còn được chiếu cố nữa nên sự nghiệp tan nát. Kể từ đó, Thần tài luôn được thờ cúng ở một góc nhà.

Cần phải nói thêm rằng, Ông Địa (Thổ công), Thần tài lại được thờ cùng nhau bởi đây là hai vị thần có có liên quan đến cuộc sống, tài lợi của đời sống mỗi người và Ông Địa được thờ cúng ở dưới đất. Thế nên từ đó, Thần tài cũng được thờ cúng ở dưới đất. Sự liên quan của Ông Địa và Thần tài có thể thấy rõ ở câu đối thường gặp ở bàn thờ Thần tài và Ông Địa: Đất thường sinh ngọc tốt - Vàng ròng cũng từ đất mà ra.

Ngoài ra, lý do để dễ dàng nghênh đón tài lộc, may mắn từ ngoài vào cũng là một cách để giải thích vì sao bàn thờ Thần tài lại được đặt ở dưới đất, đối diện với cửa chính.

Theo Helino


Ngày vía Thần Tài

Bàn thờ Thần tài


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.