- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lạ miệng món phở bò của người Chăm ở An Giang, nước dùng được ninh 15 tiếng
Người Chăm ở An Giang chỉ sử dụng thịt bò do người Chăm bán. Còn nước dùng cho món phở được ninh từ nhiều loại xương, nêm nếm thêm đường phèn và nhiều loại gia vị, thảo mộc.
Chị Ro Fi Ah (SN 1990, dân tộc Chăm) – chủ một quán phở bò ở Châu Đốc (An Giang) cho biết, tại địa phương, người Chăm theo đạo Hồi không ăn thịt lợn mà ăn thịt trâu, bò,… và phải ăn chay trong tháng Ramadan.
Vì vậy, văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc nơi đây bị chi phối bởi tín ngưỡng, tôn giáo. Việc chế biến món ăn cũng theo các quy định của tôn giáo.
Món phở bò của người Chăm ăn kèm rau thơm, rắc thêm hạt tiêu
Chị Ro Fi Ah cho hay, để nấu phở bò ngon, chị sử dụng thịt bò cỏ. Loại bò này được chăn thả tự nhiên nên thịt săn chắc và có độ ngọt thơm.
“Người Chăm chỉ mua thịt bò do người Chăm mổ và bán. Thịt bò dễ bị bơm nước, làm giảm chất lượng thịt và khá hao (1kg thịt bò luộc lên chỉ còn khoảng 45%) nên mình thường mua bò cỏ ở quanh khu vực và tự làm”, chị nói.
Chị Ro Fi Ah mở quán phở Chăm được vài năm nay
Chủ quán 34 tuổi cũng tiết lộ, nước dùng phở được chị ninh từ một số loại xương như xương ống, xương giá (là phần xương có hình cánh quạt được lấy từ đùi trước của bò), xương sườn và xương bay.
“Để có được nồi nước dùng béo ngậy, ngọt thanh tự nhiên, mình thường ninh xương trong khoảng 15 tiếng, giúp xương tiết ra hết chất ngọt từ bên trong”, chị chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó, để nước dùng thơm ngon hơn, chủ quán còn kết hợp sử dụng nhiều loại nguyên liệu, gia vị như hành tây, hành ta và tỏi nướng, gừng, riềng, rễ mùi (rễ của cây rau mùi), mía với thảo quả (đại hồi, tiểu hồi, quế, đinh hương) đem rang lửa nhỏ cho dậy mùi đặc trưng.
Nước dùng còn được nêm nếm thêm chút muối hạt, đường phèn với lượng phù hợp (tùy theo tỷ lệ của nước) để tăng độ đậm đà, phù hợp với khẩu vị của người Chăm.
Theo chị Ro Fi Ah, không chỉ nước dùng, việc chuẩn bị các nguyên liệu chế biến cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công. Nhưng tùy từng nơi và bí quyết của từng người, món phở Chăm có thể được biến tấu với nguồn nguyên liệu và công thức có chút khác biệt.
Với món phở bò, chị sử dụng phần thịt nạm, gầu, nạc vai, bắp và đùi trước. Tùy từng loại thịt bò mà thời gian luộc cũng khác nhau. Người nấu phải dựa vào kinh nghiệm, canh giờ sao cho chuẩn để vớt thịt ra.
Riêng thịt bò tái, chủ quán ưu tiên dùng thịt phi lê hoặc đùi sau để đảm bảo thịt mềm, thơm, dễ ăn.
Nguyên liệu ăn kèm món phở bò đa dạng từ thịt nạm, gầu,... cho đến bò viên, gân
“Đa phần, các món ăn của người Chăm ở An Giang nói chung và món phở bò nói riêng được sáng tạo dựa trên cơ sở phối hợp hài hòa những nguyên, vật liệu sẵn có tại địa phương như thịt bò, đường thốt nốt hoặc đường phèn và một số loại gia vị quen thuộc (hành, tiêu, tỏi, ớt, sả).
Cùng với đó là sự khéo léo của người phụ nữ Chăm để tạo ra những món ăn truyền thống độc đáo, không chỉ có hình thức bắt mắt mà hương vị cũng khó quên”, chị bày tỏ.
Anh Thái Lâm (ở Châu Đốc) từng ghé quán phở Chăm của chị Ro Fi Ah vài lần vì rất ấn tượng với hương vị món phở ở đây. Món anh thích nhất là phở bò đặc biệt, được phục vụ kèm một số loại thịt, giá 50.000 đồng/bát.
Anh nhận xét món phở của người Chăm có nét đặc trưng riêng với suất ăn khá lớn, nguyên liệu đầy đặn và nước dùng ngọt thanh, có mùi thơm từ đường phèn và các loại thảo mộc.
Theo Vietnamnet
-
Đời sống1 giờ trướcViệc tổ chức gộp chung đám hỏi và đám cưới trong cùng một ngày là xu hướng khá phổ biến với nhiều ưu điểm và hạn chế, cần cân nhắc cho phù hợp với từng gia đình.
-
Đời sống1 giờ trướcMỗi lần nhớ về quê hương, trong tôi lại hiện lên hình ảnh gian bếp nhỏ ấm áp của mẹ.
-
-
Đời sống5 giờ trướcBên hồ Xuân Hương thơ mộng, "rừng hoa ánh sáng" rực rỡ sắc màu vào ban ngày, lung linh huyền ảo kèm theo tiếng nhạc vào buổi tối đã hấp dẫn không chỉ người dân Đà Lạt mà cả khách du lịch trong và ngoài nước.
-
Đời sống7 giờ trướcCon số 80% du học sinh tự túc ở lại nước ngoài sau khi học xong khiến tôi giật mình; cảm thấy các bạn trẻ bây giờ quá ích kỷ khi chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân.
-
Đời sống7 giờ trướcĐây là một trong những từ thường dùng của gen Z đang gây chú ý và khiến nhiều người thắc mắc; “cộng tươi” là gì và tại sao nó lại phổ biến đến vậy?
-
Đời sống8 giờ trướcDu khách nô nức đổ về cánh đồng hoa cúc bướm dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) để chụp ảnh sống ảo những ngày thu tháng 11.
-
Đời sống9 giờ trướcThay vì mua sắm, đi du lịch, bà Hạnh dành thời gian, tiền bạc để mở lớp dạy làm bánh miễn phí, giúp nhiều người tự tay làm những chiếc bánh thơm ngon, mở tiệm kinh doanh tạo thu nhập.
-
Đời sống9 giờ trướcCô gái Sài thành từng có thời gian dài sống trong căng thẳng, áp lực và tự ti khi bị tăng cân mất kiểm soát.
-
Đời sống20 giờ trướcSau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
-
Đời sống21 giờ trướcTrở lại Việt Nam sau thời gian về thăm quê, vị khách Tây làm ngay việc đầu tiên là đi ăn các món đường phố. Anh đã thử nhiều món vừa lạ vừa ngon, trong đó có thịt quay Tây Bắc.
-
Đời sống1 ngày trướcMón chè vốn là đặc sản của người Hoa bất ngờ trở nên nổi tiếng, thu hút thực khách gần xa bởi sở hữu hương vị độc đáo cùng tên gọi 'bốc mùi', khó nghe.
-
Đời sống1 ngày trướcĐà Lạt – thành phố du lịch nghỉ dưỡng danh tiếng, đang giữ gìn và tôn tạo rất nhiều dinh thự cổ như một bảo tàng kiến trúc quốc gia.
-
Đời sống1 ngày trướcViệc sử dụng điện thoại và giao tiếp thông qua điện thoại như thế nào để thể hiện sự tinh tế, lịch sự là kỹ năng ai cũng nên biết, nên học. Đó cũng là kỹ năng giao tiếp cần thiết trong xã hội văn minh.