- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mắc kẹt ở Paris - Lời cầu cứu sau 33 ngày "ác mộng" trên đất Pháp của nữ du khách Việt bỗng dưng bị giam giữ
Sự cố bị nghi ngờ là tội phạm truy nã đầy hy hữu khiến chị Mai phải ở lại Pháp đã hơn 30 ngày và chưa biết khi nào mới có thể về nước.
Không giống như đi lại trong nước, việc nhập cảnh đến 1 quốc gia khác với mục đích làm việc, du lịch, hay thậm chí chỉ là quá cảnh đều đòi hỏi du khách phải có đầy đủ giấy tờ tuỳ thân, hộ chiếu, thị thực hợp pháp. Và sẽ như thế nào nếu thị thực của chúng ta có vấn đề khi đang làm thủ tục nhập cảnh? Nghiêm trọng hơn, chúng ta sẽ phải giải quyết những gì khi thông tin trên thị thực bị trùng khớp với 1 đối tượng đang bị truy nã quốc tế vì phạm pháp trên một quốc gia mà thậm chí chúng ta còn chưa từng đặt chân tới?
Sự cố tồi tệ tưởng chừng như không thể xảy ra đó thế nhưng lại ập đến với chị Phạm Thị Tuyết Mai (SN 1985, Hà Nội). Thay vì cùng bạn trai vi vu du lịch châu Âu trong 3 tuần, chị Mai đã bị bắt buộc ở lại Pháp trong hơn 1 tháng qua, tinh thần, cuộc sống, công việc đều bị đảo lộn.
Câu chuyện như một cơn ác mộng này được chị tường thuật cặn kẽ và đặt tên là "Mắc kẹt ở Paris", kể về những ngày tháng dài như thế kỷ của chị trên đất Pháp đã gây được sự chú ý của dư luận trong những ngày qua.
Bài đăng khá dài, được chia làm nhiều phần của chị Mai trên MXH - Ảnh chụp màn hình
Từ dự định du lịch Châu Âu đến cơn ác mộng đầu tiên khi nhập cảnh
Chị Phạm Thị Tuyết Mai, 34 tuổi, làm Brand manager cho 1 nhãn hàng tại Hà Nội. Trước đây, chị Mai đã có 5 năm học tập và làm việc tại Amsterdam (Hà Lan), tuy nhiên đến tháng 3/2010, chị đã trở về Việt Nam làm việc. Vào tháng 11/2011, chị trở lại châu Âu trong chuyến công tác kéo dài 1 tuần lễ đến Barcelona (Tây Ban Nha).
Tại sao những mốc thời gian chị Mai ở châu Âu lại được chị nhắc đến rất cụ thể như trên? Nguyên nhân là vì vào tháng 12 vừa qua, chị Mai đã bị nhân viên an ninh tại sân bay Pháp nghi ngờ chị chính là tội phạm ma tuý bị cảnh sát Bỉ phát lệnh truy nã toàn châu Âu vào năm 2014 - khoảng thời gian chị ở tại Việt Nam, không hề có mặt tại Bỉ hay bất kỳ 1 nước châu Âu nào.
Hình ảnh của chị Mai - Ảnh: FBNV
Cụ thể, vào ngày 18/12/2018, chị Mai cùng bạn trai làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Charles de Gaulle Paris (Pháp), chuẩn bị cho chuyến bay nối chuyến từ Paris đến Malta. Tại đây, khi nhân viên an ninh sân bay kiểm tra hộ chiếu của chị đã yêu cầu chị phải vào văn phòng an ninh để làm việc, nghi chị có liên quan đến án truy nã về ma tuý.
Chị Mai phải cung cấp lời khai, không được sử dụng điện thoại di động, bị khám xét người, tịch thu toàn bộ hành lý thậm chí bao gồm cả áo lót và dây giày. Chị cố gắng giải thích bằng tiếng Anh nhưng không được bất cứ nhân viên an ninh nào để tâm, chị bị đưa vào phòng giam của đồn hải quan sân bay trong tình trạng lo lắng, sợ hãi, chưa thể báo tin cho bạn trai và người nhà.
"Họ đưa mình vào 1 phòng nhỏ, cử 2 cảnh sát nữ khám người, khám đồ và thu hết đồ cá nhân của mình. Mình rất sốc vì mọi việc xảy ra quá nhanh, nên uất ức bật khóc, tiếp tục giải thích và hỏi họ lý do vì sao bằng tiếng Anh. Họ nói bằng tiếng Pháp rất nhiều, mình không hiểu gì cả, chỉ biết khóc và bất lực nhìn họ lấy hết đồ đạc đi. Thậm chí họ còn yêu cầu mình cởi dây giầy và áo lót để thu giữ.
Sau khi bị thu giữ hết đồ đạc, mình bị đưa vào nhốt ở 1 phòng giam tối không có đèn, chỉ có ánh đèn hắt vào từ phòng bên ngoài. Phòng có cửa song sắt khóa bên ngoài, lạnh lẽo với một giường đá trải đệm mút mỏng.
Mình nằm co ro trên đệm, mệt, lạnh và vẫn chưa hết sốc. Nước mắt thì đầm đìa, cầu mong bạn trai mình bên ngoài tìm được đến chỗ họ giam mình, để biết báo cho gia đình mình ở Việt Nam biết về tình trạng của mình để còn tìm kiếm sự giúp đỡ…" - Những chia sẻ của chị Mai khiến nhiều người xót xa.
Bị cùm tay áp giải bởi 3 cảnh sát to lớn và chuyển đến một phòng giam khác "kinh khủng" hơn
Một vài tiếng sau, chị Mai bị còng tay bằng còng số 8, áp giải từ phòng giam đồn hải quan đến 1 đồn cảnh sát khác bởi 3 cảnh sát có trang bị vũ trang. Lại hàng loạt thủ tục lấy lời khai lặp lại, lại hàng tá lời thanh minh, giải thích được đưa ra nhưng chị Mai chỉ nhận được sự thờ ơ và những cái nhún vai xa cách.
3 cảnh sát dẫn chị lên xe rồi chở đi, không nói đi đâu. Trên xe, người cảnh sát trẻ ngồi cạnh nhìn chị băn khoăn và hỏi: “Cô bị tội gì thế?”. Chị trả lời: “Tôi không rõ tội gì và vì sao tôi bị bắt. Tôi từ Hà Nội bay sang đi du lịch ở Châu Âu, nối chuyến ở sân bay Pháp và cảnh sát bất ngờ bắt tôi. Họ bảo tôi bị cảnh sát Bỉ truy nã. Trong khi tôi còn chưa đến Bỉ bao giờ.” Vừa nói nước mắt chị vừa rơi lã chã.
Hình minh hoạ.
Chị bị đưa vào căn phòng giam tại đây, căn phòng theo chị miêu tả là chỉ khoảng 2m2, có 1 chiếc giường lạnh lẽo ngay cạnh bồn cầu vệ sinh bốc mùi và nền nhà thì lênh láng nước. Dù có tự cho mình mạnh mẽ đến nhường nào nhưng lúc này chị Mai đã phải bật khóc, vì quá sợ hãi, lo lắng, vì cả cái lạnh run cầm cập và cơn đói chỉ được khoả lấp bằng hộp cơm quay bằng lò vi sóng cứng đơ và lạnh ngắt. Lúc này, chị ước có thể báo tin được cho gia đình và người bạn trai.
"Cạnh cái giường là 1 cái toilet xí bệt, trên tường bám đầy vết nước tiểu vàng. Mùi khai nồng nặc bốc lên. Dưới sàn nhà lênh láng nước, không hiểu là nước gì. Chưa kịp định thần gì thì cánh cửa gỗ đóng sầm sau lưng. Mình rón rén đi tránh những chỗ nước bẩn trên sàn nhà, chui lên góc giường ôm gối ngồi co ro và tiếp tục chờ đợi…."
Khoảng 1 tiếng sau, cảnh sát dẫn chị Mai ra gặp thông dịch viên người Việt và 1 ông cảnh sát già người Pháp. Nữ thông dịch viên này là người Việt, đang sống và làm việc ở Paris, nói tiếng Việt giọng Bắc. Sau khi giải thích với người thông dịch viên này, chị tiếp tục bị dẫn quay lại phòng giam.
"...Nhấp nhổm trong phòng giam thêm 1 tiếng gì đó, cảnh sát lại dẫn mình lên khu văn phòng tầng trên của trại giam. Lần này, ngoài chị thông dịch viên người Việt, ông cảnh sát người Pháp thì gặp thêm 1 chị cảnh sát Pháp trẻ để lấy lời khai.
Thêm 1 lần nữa, mình lại nhắc lại từng đó lời giải thích về trường hợp của mình. Chị cảnh sát nhìn bản án của mình và thông báo (thông qua chị thông dịch viên người Việt): "Cô bị truy nã từ Bỉ về tội danh Buôn bán và tàng trữ ma túy. Vụ án xảy ra trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Vụ án xử vắng mặt ở Bỉ từ năm 2013. Lệnh truy nã phát đi trên toàn Châu Âu từ năm 2014."
Lại một tiếng nổ nữa bên tai! Choáng váng! Thực sự! Người mình nhũn ra, mặt mũi tối sầm và tai ù đi...."
Phiên toà xét xử trong 10 phút và sự mong ngóng trở về nhà sau 33 ngày kinh hoàng
Ngày 18/12, chị Mai phải ngủ lại 1 đêm tại phòng giam của đồn cảnh sát trong cái đói và cơn lạnh thấu xương. Chị chia sẻ, đó có lẽ lần đầu tiên trong 30 năm cuộc đời chị lại thèm 1 chiếc bánh quy và 1 cốc trà nóng đến thế, chiếc bánh và cốc trà của nữ cảnh sát có nhiệm vụ phỏng vấn chị!
Vào sáng 19/12, chị bước vào phiên toà xét xử chính mình tại toà án Pháp. Trước đó, chị bị áp giải từ đồn cảnh đến toà trong tình trạng cả 2 tay lại bị còng ngược ra phía sau bằng còng số 8. Có lẽ điều an ủi lớn nhất đối với chị cho đến thời điểm này là chị gặp được 2 luật sư bào chữa miễn phí của mình, được giúp đỡ báo tin về cho gia đình ở Việt Nam. Ngoài ra, người bạn trai của chị cũng đã tìm cách để đến toà án gặp chị, dù chỉ có thể nói chuyện với nhau từ xa qua sự giám sát của nhân viên an ninh nhưng chị Mai cũng đã yên tâm rất nhiều.
Hình minh hoạ
Trái với cả 1 ngày đêm dài đằng đẵng cho việc lấy lời khai và nằm trong phòng giam chờ đợi, phiên toà xét xử chị Mai chỉ diễn ra trong 10 phút. Tại phiên toà, luật sư của chị Mai nhận định trường hợp của chị là bị ăn cắp thông tin cá nhân để phạm pháp (mà ở châu Âu thường xảy ra với rất nhiều người, kể cả với chính các công dân châu Âu).
Theo chị Mai, chị được luật sư giải thích về quy trình tố tụng. Theo đó, đối với tội danh chị bị quy kết là tàng trữ và sử dụng ma tuý tại Bỉ,
Trường hợp 1: Nếu chị đồng ý bị dẫn độ sang Bỉ để xét xử, quy trình dẫn độ mất tầm 10 ngày.
Trường hợp 2: Nếu chị từ chối bị dẫn độ sang Bỉ và xin được ở lại Paris để được xử bởi tòa án Pháp thì sẽ có 2 trường hợp nữa xảy ra: Hoặc nếu tòa tin chị vô tội, toà sẽ cho phép chị tại ngoại, nhưng cấm xuất cảnh ra khỏi Pháp; Hoặc nếu tòa không tin chị vô tội, toà sẽ giữ tôi ở trong tù tiếp cho đến khi nào tập hợp thêm chứng cứ vô tội.
Sau khi xem xét, chị Mai đã được toà án Pháp cho tại ngoại, tuy nhiên chị vẫn bị cấm xuất cảnh khỏi Pháp, hộ chiếu của chị bị giữ lại và chờ ngày ra tòa tiếp theo.
Dẫu vậy, được tại ngoại, được ra khỏi phòng giam tối tăm và lạnh lẽo đối với chị Mai vẫn thật sự hạnh phúc. Trên Facebook của mình, chị viết:
"Các bạn ạ. Thật sự, các cụ nhà mình đã đúc kết một câu quá chuẩn: "Độc lập- tự do- hạnh phúc".
"Tự do" là một thứ lâu nay vô cùng trừu tượng và bị coi là dĩ nhiên với phần lớn chúng ta. Chỉ đến khi bạn mất hết đi những quyền cơ bản nhất của một con người, bạn mới nhận ra là nó quý giá đến như thế nào. Và cụ thể trong trường hợp của tôi, đến khi có lại được " Tự do" tôi mới nhận ra lâu nay mình vốn dĩ đã quá "Hạnh phúc"!".
Hình ảnh của chị Mai - Ảnh: FBNV
Cho đến ngày 21/1, chị Mai đã ở tại Pháp bất đắc dĩ trong 33 ngày. Thay vì cùng bạn trai dành 3 tuần để đến thăm gia đình anh và du lịch nhiều nước châu Âu, chị Mai và bạn trai đã "mắc kẹt" tại Pháp với chi phí sinh hoạt ngày một đội lên, công việc của cả 2 cũng bị đảo lộn.
"Hiện tại chi phí của mình tại Pháp cho việc ăn ở đã rơi vào khoảng 3000 euro (tương đương gần 80 triệu đồng). Chi phí đi lại đã vào khoảng thêm 1000 euro (tương đương 26 triệu đồng) nữa vì bọn mình không dự tính được là sẽ ở lâu đến thế này" - chị Mai chia sẻ với chúng tôi vào tối 21/1.
Chị Mai cho biết phía toà án Pháp đã thông báo với chị ngày mở phiên toà xét xử tiếp theo là 6/2, tuy nhiên vào ngày đó nếu phía cảnh sát Bỉ chưa gửi đủ thông tin thì phía toà án Pháp vẫn chưa thể tổ chức xét xử được.
Hiện tại, chị Mai đã phải liên hệ làm việc và bỏ chi phí lên đến 2500-3000 euro (tương đương 66-80 triệu đồng) để thuê 1 văn phòng luật sư ở Bỉ giải quyết triệt để bản án của mình với tòa bên Bỉ, hy vọng sau này vẫn còn được tự do quay lại châu Âu.
Ngoài ra, luật sư của chị Mai tại Pháp vẫn đang đề nghị với tòa án Pháp trả hộ chiếu cho chị để về Việt Nam. Để có thể được trả hộ chiếu, chị Mai sẽ phải cam kết sẽ bay sang Pháp theo yêu cầu của toà án cho lần hầu tòa tiếp theo. Đây là hướng mà chị đang mong mỏi để được chấp thuận nhất từ phía tòa án Pháp, tuy nhiên hiện vẫn chưa được chấp thuận.
Về phía Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, chị Mai cho biết Đại sứ quán hỗ trợ chị làm 1 số giấy tờ chứng thực, giới thiệu 1 số luật sư và hỗ trợ đổi tiền từ VNĐ sang euro (nếu cần).
"Gia đình Mai đã nhờ sự giúp đỡ của tất cả mọi nơi nhưng không ai đưa ra được hướng giải quyết"
Nếu như từ Pháp chị Mai vô cùng lo lắng cho gia đình mình ở quê hương thì tại Việt Nam, gia đình, bạn bè chị cũng đang rất chờ mong chị có thể về nước trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, trong khoảng thời gian chị Mai bị cảnh sát Pháp tạm giam không thể liên hệ được cho bạn trai và gia đình, bạn trai chị (Daniel) đã rất nỗ lực tìm cách để có được thông tin về chị. Khi biết được chị Mai đang bị tạm giam để điều tra, Daniel đã liên hệ báo tin về cho gia đình chị ở Việt Nam, từ đó, một cuộc họp gia đình và rất nhiều bạn bè đã khẩn cấp diễn ra để tìm cách xử lý.
Đến hiện tại khi sự việc đã qua 1 thời gian, những người bạn của chị Mai vẫn chưa hết bàng hoàng và lo lắng. Một người bạn của chị Mai là chị D.T chia sẻ với chúng tôi: "Khi được tại ngoại sau 2 ngày thì Mai liên lạc với mình ngay. Mình biết chắc chắn Mai bị bắt nhầm vì các thông tin đều không có cơ sở. Nói thật là mình rất sốc khi nghe chuyện của Mai. Mình đi nước ngoài rất nhiều nhưng thật sự là không ngờ lại có chuyện như thế xảy ra. Mình nghĩ việc này nằm ngoài khả năng đề phòng của bất cứ ai.
Khi biết chuyện, mọi người trong gia đình Mai đã đi gặp, đi kêu tất cả mọi nơi có thể nhưng không ai đưa ra được hướng giải quyết".
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin thêm về vụ việc này
Theo Trí Thức Trẻ
-
Đời sống2 giờ trướcỞ độ tuổi U50, mẹ Doãn Hải My vẫn tự tin diện đồ bó sát, khoe thân hình mảnh mai, vòng eo thon gọn, xương quai xanh gợi cảm.
-
Đời sống6 giờ trướcMới đây, TPHCM đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Condé Nast Traveller (CN Traveller) đưa vào danh sách những điểm đến hấp dẫn, đáng để ghé thăm nhất trong năm 2025.
-
Đời sống6 giờ trước"Manifest" không chỉ là một từ vựng mà còn đại diện cho một tư duy mới thể hiện một sự thay đổi trong cách con người đối diện với thách thức và cơ hội.
-
Đời sống7 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh một bà cụ bán bánh xèo ở Bình Định thoăn thoắt đổ bánh, nhấc chảo rồi tung chính xác vào đĩa cho thực khách.
-
Đời sống8 giờ trướcKỷ nguyên số, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội dẫn dắt thế hệ Z đi khắp những mê cung dường như không có điểm cuối trong thế giới ảo. Họ được gì, mất gì nếu cứ mải mê la cà trong thế giới ấy?
-
Đời sống12 giờ trướcBuổi tối đầu tiên ở Hà Nội, du khách Nhật cùng gia đình đến phố Hàng Thiếc để thưởng thức món ngan cháy tỏi. Họ nhận xét món ăn rất ngon và tiếc nuối vì ở Nhật Bản không có.
-
Đời sống12 giờ trướcTikToker đẹp trai có thân hình vạm vỡ của một gymer khiến chị em mê mẩn không chỉ vì ngoại hình mà nhờ tài móc len cực khéo, tạo ra những sản phẩm hết sức dễ thương.
-
Đời sống12 giờ trướcJess McHugh, cây bút của The New York Times, nhấn mạnh: "Không có gì ấn tượng bằng việc chứng kiến cảnh tượng thu hoạch hoa súng ở Việt Nam".
-
Đời sống13 giờ trướcTừ "slay" của gen Z đang được sử dụng rộng rãi và gây tò mò cho nhiều người thuộc các thế hệ trước đó, vậy "slay" là gì đối với các bạn trẻ?
-
Đời sống14 giờ trướcMỗi tháng một lần, chị Sa dọn dẹp sạch sẽ kệ gỗ, nơi đặt bộ sưu tập thú bông của mình. Những con lấm bụi, chị mang phủi, giặt và phơi cho thơm tho rồi lại bày lên kệ.
-
Đời sống14 giờ trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
-
Đời sống1 ngày trướcXu hướng yêu của Gen Z phản ánh giá trị tự do, tự chủ và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về mối quan hệ tình cảm.
-
Giới trẻ1 ngày trướcVào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ đã tìm về vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để săn mây, check-in bên những vạt hoa vàng rực rỡ trên sườn núi.