Mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ nhất để đón một năm nhiều bình an và tài lộc

Mâm cúng rằm tháng Giêng thường có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.

Vào ngày rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng thịnh soạn để dâng lên Phật và tổ tiên nhằm cầu mong một năm mới thật bình an, thịnh vượng và nhiều tài lộc. Rằm tháng Giêng là ngày lễ rằm đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong một năm, vì theo quan niệm rằng mọi việc ''đầu xuôi đuôi lọt'', chu đáo thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn. 

Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch. 

Rằm tháng Giêng 2021 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch, tức thứ Sáu ngày 26/2/2021. Đây là ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo. Để việc làm lễ được chu đáo các gia đình cần chú ý sắp đầy đủ lễ vật, mâm cơm cúng và bài văn khấn rằm tháng Giêng.

Mâm cúng rằm tháng Giêng thường có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.

Mâm cơm cúng rằm tháng Giêng gia tiên, Thần linh

Mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ nhất để đón một năm nhiều bình an và tài lộc-1

Với nhiều gia đình không theo đạo Phật, họ sẽ thường làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là cỗ mặn. Mâm cỗ này gồm các món ăn truyền thống và rất giống với cỗ Tết, gồm 4 bát và 6 đĩa. Số lượng món ăn có thể tùy ý điều chỉnh cho phù hợp. Các món ăn truyền thống trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng gồm:

- 1 đĩa thịt gà luộc

- 1 đĩa giò hoặc nem

- 1 bát canh măng ninh xương heo

- 1 bát canh bóng

- 1 bát miến

- 1 bát canh mọc

- 1 đĩa nem thính hoặc giò xào

- 1 đĩa hành muối

- 1 đĩa bánh chưng

- 1 bát nước chấm

Mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng đều thể hiện mong muốn rất riêng của người Việt. Ví dụ như bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở; dưa hành thuộc về Dương, thịt lợn đã chế biến thuộc về Âm... Mâm cơm cúng rằm tháng Giêng cũng như nhiều mâm cơm cúng khác của người Việt đều có được sự hài hòa, cân bằng Âm, Dương.

Bên cạnh đó, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ mùi vị như vị cay của ớt, mặn của nước chấm, vị ngọt của bánh, vị chua của dưa hành... để thể hiện sự mong cầu đủ đầy, ấm êm, tránh đi những đen đủi trong năm mới.

Ngoài mâm cơm cúng thì bạn cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như rượu, nước, trầu cau, đèn nến, vàng mã, nhang... để lễ cúng rằm tháng Giêng được trọn vẹn, đủ đầy.

Mâm cúng chay rằm tháng Giêng, mâm cúng Phật

Mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ nhất để đón một năm nhiều bình an và tài lộc-2


Mâm cúng chay rằm tháng Giêng thường sẽ có các lễ vật như sau:

- Hoa quả. 

- Chè xôi.  

- Bánh trôi nước.

- Các món đậu. 

- Món canh, xào rau củ.

- Bánh trôi nước.

Mâm cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, trắng của hành thủy và vàng hành kim.



Theo Mộc -VietNamNet 


Rằm tháng giêng

Tết Nguyên Tiêu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.