- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ 66 tuổi chụp kỷ yếu cùng con trai 18 tuổi và chuyện cảm động phía sau
Sinh con trai út ở tuổi 48, người mẹ dân tộc Mông đã trải qua nhiều vất vả để nuôi con khôn lớn, trưởng thành, được học hành như các bạn cùng trang lứa.
Chỉ với duy nhất một bức ảnh chụp bên người mẹ mặc áo tốt nghiệp, trên tay là tấm bằng THPT của con trai, video của Mua Mí Páo (SN 2006, quê ở Yên Minh, Hà Giang) vẫn thu hút gần 2 triệu lượt xem, hàng nghìn lượt “thả tim”.
Hình ảnh mẹ chụp ảnh kỷ yếu cùng con trai thu hút sự quan tâm của dân mạng
Hình ảnh nam sinh nở nụ cười tươi rói bên người mẹ già có gương mặt hiền lành, lam lũ khiến nhiều người cảm động. Đáng chú ý hơn cả là khoảng cách 48 tuổi của hai mẹ con: Mẹ sinh năm 1958, con sinh năm 2006.
Dân mạng để lại nhiều bình luận xúc động về bức ảnh đặc biệt: “Mang thai, sinh nở ở tuổi 48 vừa nguy hiểm, vừa vất vả. Vậy mà mẹ vẫn cố gắng sinh ra em, nuôi em khôn lớn. Ráng học giỏi, thành công mai này báo hiếu mẹ em nhé”;
“Để mẹ mặc tấm áo tốt nghiệp thay cho lời cảm ơn công lao sinh thành, dưỡng dục. Em ấy rất tinh tế, hiếu thảo”, “Nhìn người mẹ phúc hậu quá. Chúc em sớm thành công để phụng dưỡng mẹ”...
Mua Mí Páo bất ngờ khi hình ảnh chụp bên mẹ được dân mạng dành cho sự quan tâm đặc biệt.
Páo kể, vào dịp lớp cấp 3 chụp ảnh kỷ yếu, anh đã mời bố mẹ đến chụp cùng. Để bố mẹ mặc áo tốt nghiệp, là cách Páo gửi lời cảm ơn đến đấng sinh thành đã cho cậu được thực hiện giấc mơ đến trường tìm con chữ.
Páo chụp ảnh kỷ niệm cùng người bố 63 tuổi
Páo là con trai út trong một gia đình có 8 chị em (1 gái, 7 trai). Mẹ anh là bà Sinh Thị Mỷ (SN 1958), bố anh là ông Mua Sè Tỏa (SN 1961, dân tộc Mông).
“Có lần mình hỏi mẹ 'Sao mẹ sinh con muộn thế?'. Mẹ bảo: 'Mẹ mang thai mày là phải sinh ra mày, không được bỏ'. Mình luôn biết ơn bố mẹ đã cho mình cuộc đời này”, Páo chia sẻ.
Tuổi thơ của Páo gắn liền với những lần theo mẹ lên nương làm rẫy, cùng các anh chị giúp bố mẹ làm việc đồng, việc nhà, cả gia đình quây quần bên mâm cơm đạm bạc, mèn mén nhiều hơn cơm trắng.
Nhà của Páo trước đây được làm bằng đất, gỗ và tre. Căn nhà nhỏ hẹp, mỗi lần mưa xuống là nhớp nháp bùn đất. Cách đây vài năm, bố mẹ Páo mới xây được căn nhà mới vững chãi, sạch sẽ hơn.
Hiện tại, 6 anh chị đầu của Páo đã lập gia đình, hiện ở quê làm nương rẫy. Người anh thứ 7 của Páo đã tốt nghiệp cấp 3, đang tìm việc làm. Páo là người con duy nhất trong nhà sau khi tốt nghiệp THPT được đi học tiếp.
Căn nhà cũ lụp xụp, nơi Páo sinh ra và lớn lên
Năm lớp 9, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Páo từng muốn nghỉ học, cùng các anh chị lên nương giúp bố mẹ. Thế nhưng, mẹ hết lời khuyên nhủ, động viên Páo đi học.
Nhờ có cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thu Hương hỗ trợ làm hồ sơ, Páo được theo học trường THPT Yên Minh, Hà Giang.
Thuở mới nhập học, Páo xin được làm thêm tại một quán ăn gần trường, ngày đi học, tối đi làm. Cậu vừa có chỗ ăn ở miễn phí, vừa kiếm được tiền lo cho bản thân.
Giai đoạn không làm thêm ở quán ăn nữa, Páo ngày ngày đi bộ 8 cây số đến trường. Páo nói, chỉ cần được đi học, đường xa đến mấy cũng không quản ngại.
Tốt nghiệp cấp 3, Páo trúng tuyển vào trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ theo diện xét học bạ. “Mình rất vui khi được đi học tiếp. Ước mơ của mình là mai này có điều kiện mở tiệm thuốc ở quê”, Páo chia sẻ.
Trước đó, Páo tranh thủ mấy tháng nghỉ hè, theo một người anh xuống Hà Nội làm thêm ở xưởng sản xuất bánh mỳ.
Khoản tiền kiếm được, cậu mua một chiếc xe máy cũ phục vụ việc đi học. Páo dự định, sắp tới việc nhập học ổn định, cậu sẽ xin việc làm thêm, tự kiếm tiền trang trải phí sinh hoạt và đóng học phí.
“Bố mẹ không chu cấp được nhiều, nhưng vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần cho mình. Từ lúc mình đi học xa nhà, ngày nào bố mẹ cũng gọi điện hỏi thăm. Bố mẹ không nói được lời hoa mỹ nhưng mình biết, bố mẹ thương mình rất nhiều”, Páo tâm sự.
Chàng trai Hà Giang hy vọng, ngày tốt nghiệp trường cao đẳng sẽ một lần nữa được đón bố mẹ đến trường, khoác lên người bố mẹ tấm áo tốt nghiệp, để họ được tự hào về cậu con trai út giỏi giang, trưởng thành.
Ảnh: NVCC
Theo VietNamNet
-
Đời sống8 giờ trướcHàng nghìn bài viết trên mạng xã hội tưởng niệm Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm, người hy sinh khi chống bão Yagi, với lòng tiếc thương vô hạn và niềm cảm kích, biết ơn.
-
Đời sống13 giờ trướcBTV/MC Mạnh Cường gửi lời xin lỗi trên mạng xã hội Threads khi nhận được phản ánh về lỗi sai của anh trong lúc cập nhật về tình hình cơn bão YAGI
-
Bão Yagi - Bão số 3Đời sống17 giờ trướcSiêu bão Yagi đổ bộ gây thiệt hại lớn. Gió mạnh kèm mưa to khiến nhiều gia đình hoang mang, lo sợ, đặc biệt là các hộ ở chung cư tầng cao.
-
Đời sống19 giờ trướcNhững căn hộ, khách sạn cho người cần tránh bão ăn ở miễn phí, ô tô chắn gió cho xe máy qua cầu hay chở người dưng về tận nhà là câu chuyện ấm lòng trong bão số 3.
-
Bão Yagi - Bão số 3Đời sống1 ngày trướcTác nghiệp ở ngã tư Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh, phóng viên VTV Nguyễn Ngân nhiều lúc khó trụ vững trước sức gió dữ dội của bão Yagi.
-
Đời sống1 ngày trướcKhông chỉ dùng nhà riêng giúp đỡ người cần tránh siêu bão Yagi, vợ chồng ở Hà Nội còn sẵn sàng bỏ tiền thuê taxi cho mọi người đến trú tại nhà mình.
-
Đời sống1 ngày trướcBỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.
-
Đời sống1 ngày trướcNhìn cảnh mọi người tất bật thu dọn rạp cưới, bản thân cũng chạy ngược chạy xuôi lo dọn dẹp nhà cửa vì siêu bão Yagi đổ bộ, Nguyễn Anh Tuấn vừa buồn, vừa hụt hẫng.
-
Đời sống1 ngày trướcNhìn cảnh mọi người tất bật thu dọn rạp cưới, bản thân cũng chạy ngược chạy xuôi lo dọn dẹp nhà cửa vì siêu bão Yagi đổ bộ, Nguyễn Anh Tuấn vừa buồn, vừa hụt hẫng.
-
Đời sống1 ngày trướcLo ngại siêu bão Yagi lớn ảnh hưởng đến ngày vui, nhiều cặp đôi quyết định hoãn cưới dù trước đó đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đời mình.
-
Đời sống1 ngày trướcDù độc thân nhưng Văn Minh ngày nào cũng chăm chỉ vào bếp nấu những mâm cơm thịnh soạn để thiết đãi bản thân.
-
Đời sống2 ngày trướcChàng rể Tây không chỉ háo hức ăn bánh trung thu mà còn tỏ ra hết sức sành ẩm thực Việt khi "hạch sách" vợ, đòi bằng được ly nước trà xanh.
-
Đời sống2 ngày trướcKhi Tết Trung thu đang cận kề, cứ từ sáng sớm và kéo dài đến tối khuya, trong căn phòng chừng 15m² trên đường Trường Sa, quận 3, TPHCM, có những người trẻ lại tất bật chế tác những sản phẩm lồng đèn mang kiểu dáng từ hơn trăm năm trước để kịp xuất hàng.