Mẹ bỉm sữa khóc ròng vì mất tiền thuê osin mà phải cung phụng như thêm mẹ chồng

Mẹ bỉm sữa khóc ròng vì mất tiền thuê osin mà phải cung phụng như thêm mẹ chồng

Công việc cũng chẳng có gì nhiều nhặn, song chưa đầy một tháng mà cô đã thấy không thể chịu được vì rõ là mất tiền thuê người mà như phải cung phụng thêm một "mẹ chồng thứ hai".

Xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ không chỉ có việc nhà cửa chăm sóc con cái mà còn có vị trị ngày càng được khẳng định trong công việc. Chính vì vậy, sự ra đời của nghề osin đã phần nào giải trợ giúp được cho các chị em trong quỹ thời gian eo hẹp hàng ngày.

Lẽ thường, có thêm người giúp việc, các chị em sẽ đỡ hẳn được một phần công việc nhà, có thể tập trung hơn cho công việc song cũng từ đây, không ít chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra. Như bà mẹ trong câu chuyện dưới đây là một ví dụ.

Nhà có 2 bé thì một bé đã đi mẫu giáo, bà mẹ dưới đây ở nhà cùng đứa con chưa đầy 2 tháng tuổi và một cô giúp việc. Công việc cũng chẳng có gì nhiều nhặn, song chưa đầy một tháng mà cô đã thấy không thể chịu được vì rõ là mất tiền thuê người mà như phải cung phụng thêm một "mẹ chồng thứ hai".

Tâm sự của bà mẹ bỉm sữa thuê osin mà như thêm một "mẹ chồng". 

"Nhà mình có 2 em bé, 1 đứa chưa đầy 2 tháng, 1 đứa 4 tuổi đi mẫu giáo cả ngày rồi. Lúc thuê giúp việc thì công việc hàng ngày như thoả thuận sẽ là: Sáng mẹ cho em bé ăn sữa xong rồi cho em bé ngủ, sau đó mẹ đi chợ.

Bà giúp việc sáng dậy ăn sáng rồi dọn dẹp nhà cửa, mẹ đi chợ về thì bà giúp việc sẽ nấu ăn. Em bé còn nhỏ nên khi mẹ bé ăn cơm thì bà giúp việc sẽ trông bé.

Mẹ ăn xong thì sẽ ẵm bé cho bà giúp ăn cơm và dọn rửa. Sau đó thì nghỉ ngơi 1 chút rồi nếu bé có thức sẽ ẵm bé cho mẹ nghỉ ngơi.

Thế nhưng thực tế thì sáng mẹ cho bé ăn ngủ xong mẹ đi chợ. Đi 1 vòng về vẫn thấy bà giúp việc đứng ở bếp xem điện thoại để em bé nằm khóc một mình. Mẹ nói thì bà giúp việc nói: "Ăn miếng đã, khóc thì ẵm nó xuống đây".

Vì con hay quấy đêm nên người mẹ định sáng tranh thủ con ngủ sẽ ngủ cùng nhưng bác giúp việc lại lấy cớ để "tranh" trông bé cho mẹ đi nấu cơm, dọn dẹp. 

Ăn sáng xong bà giúp việc là lên trông bé nhưng thực chất là lên xem điện thoại tiếp vì lúc này thường bé đã ngủ. Bé nhà mình đêm hay quấy, mình cũng muốn tranh thủ lúc bé ngủ để ngủ nhưng bà giúp việc đã bảo trông như thế và còn bảo không biết nấu. Thế là mình lại phải đi nấu cơm."

Do em bé hay quấy đêm nên bà mẹ này muốn dành thời gian ban ngày lúc con ngủ thì ngủ cùng con để lấy lại sức. Tuy nhiên sau khi đi chợ về, bác giúp việc lại không hề làm việc nhà hay nấu nướng mà "tranh" luôn suất lên trông bé ngủ rồi ngủ luôn với lý do "bé quên hơi bà".

Chưa dừng ở đó, theo lời kể của người mẹ này, bác giúp việc còn ở luộm thuộm, không hề sạch sẽ ngay trong phòng riêng của mình. Cụ thể cô đăng kèm cả những bức ảnh chụp phòng vệ sinh, nhà tắm riêng của bác giúp việc (bác giúp việc có phòng riêng ở khép kín). Thậm chí nước uống thừa cũng được bác "tiện tay" đổ luôn vào bình hâm sữa của em bé.

Được ở phòng riêng khép kín song bác giúp việc còn không sạch sẽ ngay trong chính phòng của mình. 

Ngay sau khi chia sẻ lên, rất nhiều chị em đã bức xúc thay cho bà mẹ bỉm sữa này. Mất 5 triệu/tháng trong khi vẫn ở nhà cả ngày để trông con, đi chợ mà lại như có thêm một bà mẹ chồng.

"Ôi đọc xong không biết ai là người giúp việc ở đây nữa. Mẹ thì đêm thức trông con rồi 6 giờ sáng dậy đi chợ lại cơm nước. Thế bà giúp việc ngủ chán rồi lại lên ngủ với bé con à. Nếu thế thuê người về làm gì cho phí bạn ơi!", thành viên Loan Nguyễn bình luận.

Chị Mai Hà cũng đồng tình cho rằng: "Như này có khi ở với mẹ chồng còn thích hơn ấy chứ. Đi giúp việc mà đã lười rồi còn bẩn. Tốt nhất là trong lúc chờ hết hợp đồng, tìm ngay một người mới đi bạn ạ."

Theo Khám phá


mẹ bỉm sữa

osin

giúp việc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.