Năm 2019, cúng ông Công ông Táo vào ngày giờ nào là tốt nhất?

Ngày giờ cúng, nơi cúng và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo luôn là những băn khoăn của các gia đình Việt vào dịp Tết cổ truyền.

Ngày giờ cúng, nơi cúng và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo luôn là những băn khoăn của các gia đình Việt vào dịp Tết cổ truyền. Cùng nghe các chuyên gia phong thủy nói về việc cúng Táo quân của năm 2019.

Ngày, giờ đẹp năm 2019 cúng ông Công, ông Táo

Thời gian làm lễ cúng ông Công, ông Táo tốt nhất theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng gia đình có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp (từ 11h đến 13h) là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy dù vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ở bếp hay trên ban thờ gia tiên?

Năm 2019, cúng ông Công ông Táo vào ngày giờ nào là tốt nhất?-1

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương.

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là “cầu nối” để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Cúng ông Công ông Táo nên lễ mặn hay lễ chay

Về mâm cơm cúng Táo Quân, nhiều quan điểm tranh luận trái chiều về việc nên cúng cỗ mặn hay cỗ chay, TS. Trần Hữu Sơn cho rằng, việc cúng cỗ là tùy thuộc vào văn hóa của từng vùng miền cũng như thói quen, điều kiện của mỗi gia đình. Nếu đúng theo quan niệm dân gian, mâm cỗ truyền thống là những món ăn quen thuộc trong mâm cơm người Việt như: xôi, gà luộc, nem, chả, giò, hoa quả, trầu cau… Tuy nhiên, đặt trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì mỗi gia đình cũng chỉ cần làm đơn giản, trong điều kiện có thể, điều quan trọng nhất vẫn là thể hiện được lòng thành kính trước ban thờ tổ tiên.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ gồm những gì?

Năm 2019, cúng ông Công ông Táo vào ngày giờ nào là tốt nhất?-2

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm 2 thứ:

Lễ vật

Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.

Mâm cỗ

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.

- Mâm cỗ mặn:

1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

- Mâm cỗ ngọt:

1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen

3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; tập giấy tiền, vàng mã; cá chép sống.



Theo Khám Phá


mâm cỗ cúng

Ông Công ông Táo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.