- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nên dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào?
Mọi gia đình cần lau dọn bàn thờ trước khi thực hiện các nghi lễ chào đón năm mới; việc dọn bàn thờ cuối năm nên được tiến hành vào ngày nào?
Trong các hoạt động chuẩn bị Tết Nguyên đán, việc lau dọn bàn thờ cuối năm rất quan trọng đối với đời sống tâm linh. Việc nên dọn bàn thờ cuối năm vào thời điểm nào là thích hợp vẫn khiến nhiều gia đình băn khoăn.
Vì sao cần dọn dẹp bàn thờ cuối năm?
Trong văn hóa tâm linh phương Đông, lau dọn bàn thờ là một trong những hoạt động đánh dấu việc kết thúc năm cũ, chuẩn bị chào đón năm mới. Đây cũng là một cách thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu.
Bàn thờ là nơi cư ngụ của hương hồn tiên tổ và nơi ngự tới của các vị thần, cần duy trì sự sạch sẽ, gọn gàng, tôn nghiêm trước những nghi lễ đặc biệt. Cuối tháng Chạp và đầu tháng Giêng có nhiều lễ cúng quan trọng, vì thế không gian thờ cần được lau dọn cẩn thận.
Sau một năm, chân hương cắm trong lư, bát hương cũng đã đầy, lau dọn bàn thờ cuối năm cũng bao gồm, việc rút tỉa chân hương.
Việc lau dọn bàn thờ cuối năm cũng mang ý nghĩa tổng kết năm cũ, chào đón năm mới với nhiều phát đạt, yên vui nhờ phúc ẩm tổ tiên và sự hộ trì của thần, Phật. Vì vậy việc này cần được làm một cách cẩn thận và đầy đủ sự tôn kính.
Việc lau dọn bàn thờ cuối năm rất quan trọng.
Nên dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào?
Có một số thời điểm thích hợp đểdọn bàn thờ cuối năm, tùy theo điều kiện về thời gian của mỗi gia đình.
Ngày 23 tháng Chạp: Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời bắt đầu chuỗi nghi lễ thờ cúng cuối năm Âm lịch nên cũng phù hợp để các gia đình lau dọn bàn thờ. Thường công việc này được thực hiện vào buổi sáng 23 tháng Chạp, nhằm chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân.
Ngày 25 tháng Chạp: Ngày này được coi là ngày đại cát, thích hợp cho các công việc tâm linh như bao sái bàn thờ và tỉa chân nhang.
Trước lễ cúng Tất niên: Rất nhiều gia đình vì quá bận nên không có thời gian để làm công việc lau dọn bàn thờ kịp cúng tiễn ông Công ông Táo. Trong trường hợp này, bạn có thể chọn làm trong các ngày sau đó. Quan trọng là bạn dành cho công việc này sự trang trọng, cẩn thận, chu đáo, tóm lại là thành tâm. Bạn có thể lau dọn bàn thờ vào các ngày sau 23 tháng Chạp, miễn là khi tiến hành cúng Tất niên thì bàn thờ đã được lau dọn sạch sẽ, bày biện đầy đủ.
Các khung giờ tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ trong những ngày này thường là: Giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h). Gia chủ nên tránh thực hiện nghi thức vào lúc 12h hoặc sau 18h để đảm bảo sự linh thiêng.
Những lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ
Khi dọn dẹp, người thực hiện cần có trang phục chỉnh tề và lòng thành kính.
Hạn chế tối đa việc xê dịch bát hương, vì trong tâm linh người Việt, bát hương rất linh thiêng, là nơi hội tụ tâm thức, sợi dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm. Người ta cho rằng việc di chuyển bát hương tùy tiện có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám, dẫn đến điều không hay.
Để giữ bát hương cố định trong quá trình lau dọn bàn thờ cuối năm, nên dùng một tay giữ, tay còn lại dùng khăn lau. Trường hợp vẫn phải xê dịch thì nên khấn xin, sau đó đưa bát hương về lại vị trí ban đầu. Đối với các bức tượng cũng như vậy.
Theo quan niệm phong thủy, việc rút hết chân hương rồi đổ hết tro ra ngoài vừa làm xê dịch bát hương, vừa gây “tán tài”. Cách làm đúng là một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút các chân hương để không làm tung tóe tro. Để lại một ít chân hương theo số lẻ, như 3, 5, 7, 9 chân hương.
Nên dùng khăn, vải mới, chổi chuyên dụng để thể hiện sự trân trọng, thành kính đối với thần linh, tổ tiên khi lau dọn bàn thờ cuối năm. Không sử dụng khăn, vải, chổi đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày vì chúng mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm cho nơi thờ cúng.
Dùng nước sạch, nước thảo dược để lau: Cũng với lý do bảo đảm sự tôn nghiêm, thanh tịnh, bạn cần lau dọn bàn thờ bằng nước sạch đã đun sôi để nguội, nếu cẩn thận có thể dùng rượu trắng với gừng giã nhuyễn, hoặc nước đun từ 5 loại thảo dược (quế, hồi, gỗ vang, đinh hương, bạch đàn). Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
Bài khấn xin phép lau dọn bàn thờ
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín chủ tên là... ngụ tại...
Hôm nay ngày... tháng... năm...
Tín chủ xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối. Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ. Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho. (Khấn xong vái 3 vái).
Theo VTC News
-
Đời sống13 phút trướcNhững ngày cuối năm đang cận kề, mọi người đang tất bật hoàn thành công việc để chuẩn bị đón năm mới với hi vọng sung túc, an yên, hạnh phúc hơn năm cũ. Vì thế, ngày cúng tất niên đối với người dân Việt rất quan trọng.
-
Đời sống7 giờ trướcBạn có thể tham khảo các bài khấn lau dọn bàn thờ cuối năm, bài khấn rút tỉa chân nhang ở bàn thờ gia tiên, thần tài để chuẩn bị cho các nghi lễ trong tháng Chạp.
-
Đời sống11 giờ trướcChọn người xông đất hợp tuổi cũng giúp gia chủ tránh được những điều xui xẻo, khó khăn và biến động không mong muốn. Người xông đất hợp tuổi sẽ giúp gia chủ mở đầu năm mới với sự suôn sẻ, tài lộc và thành công trong công việc.
-
Đời sống14 giờ trướcKhoảnh khắc Nguyễn Xuân Son ghi bàn đầu tiên cho đội tuyển Việt Nam được tôn vinh tại lễ trao giải Cúp Chiến thắng 2024.
-
Giới trẻ1 ngày trướcKhá kín tiếng nhưng Tuấn Hải cũng có những chia sẻ đáng chú ý về cuộc sống cá nhân.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong những ngày đầu năm mới, các buổi gặp mặt là điều không thể thiếu. Tuy nhiên trong những buổi gặp mặt, ăn uống đầu xuân, đây là phép tắc ứng xử mà bạn cần lưu ý để giúp không khí vui vẻ.
-
Đời sống1 ngày trướcXông đất là một phong tục quan trọng trong văn hóa dân gian của người Việt, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán. Đây là một hành động được quan niệm mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình trong suốt một năm mới.
-
Đời sống1 ngày trướcĐể có thể thu hút được vận khí tốt và tài lộc, gia chủ tuổi Tân Dậu cần lựa chọn người xông nhà phù hợp, mang lại sự may mắn và thuận lợi trong mọi mặt của cuộc sống như sự nghiệp, tài chính, tình duyên và sức khỏe.
-
Đời sống1 ngày trướcCách dẫn chương trình lưu loát, câu cú mạch lạc, rõ ràng của bé gái 10 tuổi khiến cả hội hôn bất ngờ. Những tràng pháo tay giòn giã đã vang lên sau khi màn “nhập vai” MC đám cưới của bé gái kết thúc.
-
Đời sống1 ngày trướcViệc tỉa chân nhang bát hương những ngày cuối năm là việc tâm linh có truyền thống lâu đời của người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ lí do vì sao sau khi tỉa chân nhang lại cần phải để lại 1-3-5-7-9 chân nhang.
-
Đời sống1 ngày trướcNàng dâu người Mông quay lại hình ảnh nấu những món ăn dân dã, thậm chí có phần sơ sài nhưng lại thu hút người xem đến lạ.
-
Đời sống1 ngày trướcSau khi cùng tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024, HLV Kim Sang Sik về Hàn Quốc nghỉ phép, có thể trở lại Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán.
-
Đời sống1 ngày trướcHình ảnh ngôi nhà xinh xắn được nhiều fanpage chia sẻ cùng những dòng mô tả. Vậy sự thực đằng sau hình ảnh này là gì?