- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nên làm lễ cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay trên chùa?
Nên thực hiện lễ cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay trên chùa, có nhất thiết phải cúng ở hai nơi hay không... là điều vẫn luôn khiến nhiều người băn khoăn.
Rằm tháng Giêng (còn gọi là lễ Thượng nguyên, hay Tết Nguyên tiêu) là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam. Trong các ngày rằm trong năm, rằm tháng Giêng được xem trọng nhất, bên cạnh rằm tháng Bảy. Chính vì thế, dân gian ta có câu: "Cả năm được rằm tháng Bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng".
Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào thứ Tư ngày 12/2 Dương lịch.
Cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay trên chùa?
Cúng rằm tháng Giêng tại nhà là truyền thống lâu đời của nhiều gia đình Việt Nam. Việc làm này không chỉ là dịp để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình quay quần bên nhau, thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm. Lễ cúng tại gia có thể đơn giản hoặc cầu kỳ, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.
Mâm cỗ cúng thường bao gồm các món ăn truyền thống như bánh chưng, giò lụa, xôi, gà luộc... kèm theo hương hoa, trà thơm, và các lễ vật khác như vàng mã. Ngoài giá trị tâm linh, đây còn là lúc để các gia đình truyền dạy cho con cháu những giá trị văn hóa dân tộc thông qua câu chuyện và nghi lễ.
Lễ cúng rằm tháng Giêng tại nhà. (Ảnh: Vũ Hồng Nhung)
Ngược lại, có người cho rằng việc lên chùa cúng là cần thiết. Đối với họ, chùa chiền là nơi linh thiêng và thanh tịnh, nơi họ có thể dễ dàng gạt bỏ những lo toan đời thường để hướng tâm đến điều thiện lành. Lên chùa, họ không chỉ làm lễ cúng mà còn được tham gia vào các hoạt động tâm linh khác như lễ Phật, nghe thuyết pháp, thăm hỏi chư tăng ni. Nhiều người còn muốn đến chùa để làm lễ cầu an.
Không ít gia đình chọn cách làm lễ ở nhà và trên chùa. Họ cho rằng, cúng ở nhà là để kính nhớ tổ tiên, còn lên chùa là để cầu an, cầu phúc cho bản thân và gia đình. Đây là cách mà nhiều gia đình truyền thống đã duy trì qua bao thế hệ.
Một số người chọn cúng rằm tháng Giêng tại chùa. (Ảnh minh họa: Đào Huy)
Vậy nên, cúng rằm tháng Giêng ở đâu mới đúng? Câu trả lời phụ thuộc vào quan niệm của từng cá nhân và truyền thống của từng gia đình. Mỗi cách cúng mang một ý nghĩa khác nhau và đều mang lại giá trị tinh thần nhất định.
Dù lựa chọn thế nào, điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm và ý nguyện tốt đẹp trong việc cầu mong bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Rằm tháng Giêng không chỉ là dịp để thực hiện các nghi lễ tâm linh, mà còn là cơ hội để mỗi chúng ta sống chậm lại, nhìn nhận lại cuộc sống và hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn.
Có nên cúng trước rằm tháng Giêng?
Năm Ất Tỵ 2025, rằm tháng Giêng rơi vào ngày giữa tuần, thời điểm mà nhiều gia đình có thể gặp khó khăn trong việc sắp xếp công việc để thực hiện lễ cúng một cách trọn vẹn. Chính vì vậy, nhiều người đã linh hoạt chọn cúng trước một vài ngày, vào khoảng 13 hoặc 14 tháng Giêng. Thậm chí, có gia đình chuẩn bị lễ cúng từ ngày 11, 12 tháng Giêng.
Tóm lại, mọi người có thể linh hoạt chuẩn bị và thực hiện lễ cúng theo điều kiện, hoàn cảnh nhà mình. Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng là không nên cúng rằm tháng Giêng quá sớm, vì điều này có thể làm mất đi ý nghĩa nguyên bản của ngày lễ. Việc chọn thời điểm thích hợp cần dựa trên những cân nhắc về phong tục cũng như điều kiện thực tế của mỗi gia đình.
Sự linh hoạt về thời gian cúng rằm tháng Giêng giúp nhiều gia đình duy trì được vẻ đẹp văn hoá truyền thống trong nhịp sống hiện đại, đồng thời tránh được áp lực về thời gian. Dù lễ cúng diễn ra trước hay đúng ngày, điều cốt yếu vẫn là tấm lòng và sự thành kính mà chúng ta dành cho tổ tiên và thần linh.
Trong cuốn Tìm hiểu văn hóa phương Đông 365 ngày (Nhà xuất bản Thanh Hóa), tác giả Thiên Nhân cho biết thông tin chi tiết về một số khung giờ tốt trong các ngày để cúng rằm tháng Giêng năm 2025.
Ngày 15/01 Âm lịch (Rằm tháng Giêng) giờ tốt để thực hiện lễ cúng là: Giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
Ngày 14/01 Âm lịch giờ tốt để thực hiện lễ cúng là: giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h).
Ngày 13/01 Âm lịch giờ tốt để thực hiện lễ cúng là: giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
Theo VTC News
-
Đời sống2 giờ trướcCộng đồng mạng phản ứng gay gắt với câu nói của bố chàng trai 3 tuần cưới 2 vợ ở Quảng Nam: "Ai cũng cần phải có danh phận, chúng tôi không làm gì sai cả".
-
Đời sống9 giờ trướcLễ Tình nhân Valentine 14/2 nên tặng gì cho người yêu, cho vợ, cho chồng là nỗi băn khoăn của nhiều người khi ngày đặc biệt này đang đến gần.
-
Đời sống9 giờ trướcNhư linh tính mách bảo, tôi đứng từ xa hướng mắt về bức tượng Phật thầm khấn nguyện với suy nghĩ “Phật vốn tại tâm”.
-
Đời sống14 giờ trướcTheo phong thủy, Rằm tháng Giêng đầu tiên của năm mới là thời điểm quan trọng khởi đầu nhiều tốt đẹp. Nhưng ngày nay nhiều người cúng từ 14 âm lịch để đón nhận may mắn, tạo nền tảng vững chắc cho năm mới bình an, chiêu phúc khí, gia tăng cát lợi...
-
Đời sống14 giờ trướcĐám cưới bí mật dành tặng ông Gián, bà Vy là món quà đặc biệt từ con cháu, bù đắp cho hôn lễ giản dị thời chiến tranh 60 năm về trước.
-
Đời sống15 giờ trướcNhiều người phân vân không biết nên cúng rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời mới đúng với nghi lễ truyền thống.
-
Đời sống16 giờ trướcRằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng, đọc văn khấn Rằm tháng Giêng.
-
Đời sống16 giờ trước“Mất bao năm rèn luyện trồng rau mới đạt đến trình độ này?”, nhiều người để lại bình luận thắc mắc sau khi xem video trồng rau của chàng trai Nghệ An.
-
Đời sống1 ngày trướcThắp hương là một nghi thức quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, đặc biệt vào các ngày Rằm. Việc thắp bao nhiêu nén hương không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn mang những ý nghĩa sâu sắc về mặt phong thủy và tâm linh.
-
Đời sống1 ngày trướcLần đầu nếm thử món ăn nghe tên thấy “ngượng đỏ mặt” ở Hà Nội, vị khách Tây bất ngờ vì hương vị thơm ngon, đậm đà và có độ giòn lạ miệng.
-
Hot girl xinh đẹp bất ngờ nổi tiếng khi 'chơi bắn cung', nóng bỏng khiến người xem không thể rời mắtĐời sống1 ngày trướcPhong trào thể dục thể thao của nhiều anh em đang ngày càng được đẩy mạnh!
-
Đời sống1 ngày trướcDân gian lưu truyền nhiều điều cần làm và nên kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên mọi người chỉ nên áp dụng những điều phù hợp, tránh mê tín dị đoan.