Ngày Thất Tịch là ngày gì? Những ý nghĩa sâu xa ít người biết về ngày này

Lễ Thất Tịch là ngày gì? Ngày Thất Tịch có ý nghĩa như thế nào? Cùng Tintuconline tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết này.

Ngày Thất Tịch là ngày gì? 

Nếu như phương Tây có ngày 14 tháng 2 là ngày Valentine - ngày lễ Tình Nhân thì ở một số nước phương Đông cũng có ngày lễ Tình Nhân riêng của mình, đó là ngày Thất Tịch. Ngày Thất Tịch tức ngày 7 tháng 7 Âm lịch, còn gọi là ngày “ ông Ngâu bà Ngâu “ hoặc được ví ngày hội ngộ của đôi uyên ương Ngưu Lang và Chức Nữ, trong truyện cổ tích Trung Quốc.

Thất tịch năm 2022 sẽ rơi vào thứ Năm, ngày 4 tháng 8 năm 2022

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Những ý nghĩa sâu xa ít người biết về ngày này-1

Nguồn gốc ngày lễ Thất Tịch 

Nguồn gốc ngày Thất Tịch được bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.

Tương truyền, Chức Nữ là con gái út của Ngọc Hoàng Thượng Đế, có tài dệt vải. Còn Ngưu Lang là một chàng chăn trâu nghèo nhưng rất chăm chỉ và thiện lương

Một ngày, khi đang chăn trâu trên đồng cỏ, Ngưu Lang thấy chín tiên nữ hạ xuống bờ sông. Nấp sau bụi cây, chàng thấy các nàng tiên trút bỏ xiêm y rồi xuống sông vui đùa. Thấy vậy, Ngưu Lang đã lấy trộm váy áo của nàng tiên út, khiến nàng không thể bay về trời cùng các chị. 

Sau khi Ngưu Lang và Chức Nữ nhìn thấy nhau, họ nảy sinh tình cảm và đã kết duyên vợ chồng, sống hạnh phúc bên nhau. Hai người hết mực yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Hai năm trôi qua, Chức Nữ sinh hạ hai đứa trẻ, một bé trai và một bé gái.

Khi Ngọc Hoàng biết chuyện, ngài nổi trận lôi đình và ra lệnh Vương Mẫu dẫn theo thiên binh đưa Chức Nữ trở về thiên cung.

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Những ý nghĩa sâu xa ít người biết về ngày này-2

Chức Nữ buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế để lại Ngưu Lang và 2 con ở dưới trần gian. Chàng Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã mang theo hai con đuổi theo nàng. Nhưng tới sông Ngân Hà, ranh giới phân chia giữa hai cõi phàm tục thì không thể đi tiếp. Tuy nhiên, Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và quyết định ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về.

Cảm động trước tình yêu sâu đậm của đôi vợ chồng trẻ, những con quạ đã nối đuôi nhau, tạo thành cây cầu Ô Thước bắc qua dải Ngân Hà. Vương Mẫu cũng cho phép họ được đoàn tụ vào buổi tối mùng 7 tháng 7 hàng năm, cũng chính là ngày kỷ niệm cuộc chia ly giữa hai người. Ngày 7/7 âm lịch hàng năm vì thế được gọi là “ngày lễ tình nhân của phương Đông”.

Ý nghĩa của lễ Thất Tịch

Ngày Thất Tịch được phổ cập tại nhiều nơi ở khu vực Đông Á vì thế sự kiện này cũng có sự khác biệt và đa dạng tại các nước khác nhau

Ý nghĩa của lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Với nguồn gốc câu chuyện về tình yêu cảm động như vậy, nên ngày mồng 7 tháng 7 Âm lịch dần trở thành ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Trong văn hóa Việt, ngày lễ Thất Tịch có lẽ bắt đầu vào đời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Theo ghi chép của lịch sử, khi vua Lý Thánh Tông ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, ngài lo lng nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7/7 và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức. Vì vậy, vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, con cái và cầu cho gia đạo hạnh phúc. Người ta tin rằng, trong ngày Thất Tịch nếu hai người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Những ý nghĩa sâu xa ít người biết về ngày này-3

Trong thời gian gần đây, giới trẻ ở Việt Nam truyền tai nhau về việc ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ gặp may trong chuyện yêu đương. Thực tế, không có bằng chứng hay lý luận nào xác minh rằng “ăn đậu đỏ thoát ế”. Nhưng với sự hưởng ứng nhiệt tình và hành động đổ xô đi mua đậu đỏ vào ngày lễ đặc biệt này của giới trẻ đã làm cho ngày Thất Tịch trở nên đặc biệt và nhiều màu sắc hơn.

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Những ý nghĩa sâu xa ít người biết về ngày này-4

Ý nghĩa của lễ Thất Tịch ở các nước khu vực Đông Á

Tại Trung Quốc, ngày lễ Thất Tịch dường như được coi là một ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ cũng như ca tụng Chức Nữ và chuyện tình yêu của nàng.

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Những ý nghĩa sâu xa ít người biết về ngày này-5

Trong truyền thuyết tại đất nước này thì Chức Nữ là người đầu tiên phát hiện ra tơ tằm. Người dân nơi đây còn cho rằng đây là một ngày để thể hiện sự tôn trọng và cảm kích trước thiên nhiên và những người phụ nữ giỏi giang.

Đối với phụ nữ, họ sẽ lên chùa để cầu duyên, mong gặp được người yêu chung tình như Ngưu Lang và mong ước sẽ có được đôi tay mềm mại, khéo léo như Chức Nữ 

Tại Nhật Bản, vào ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm sẽ diễn ra sự kiện Tanabata. Người Nhật thường trang trí đường phố, mặc các trang phục theo thuyết ngũ hành, có nghĩa là 5 màu xanh lục, trắng, đen, vàng, hồng. 

Người Nhật sẽ viết các lá thư chứa đựng tâm tư của mình và trang trí chúng bằng màu sắc sặc sỡ, những chiếc thư này sẽ được treo lên các cành trúc trước nhà để trang trí đồng thời là sự cầu mong cho mọi việc được thành công, suôn sẻ theo ý nguyện của người viết. 

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Những ý nghĩa sâu xa ít người biết về ngày này-6

Tại Hàn Quốc, khoảng thời gian này là nút giao mùa. Khép lại cái nắng chói chang và nóng bức thay vào đó mẹ thiên nhiên lại ban tặng những cơn mưa quý giá khiến cho vụ mùa nơi đây được phát triển mạnh hơn bao giờ hết. 

Vì thế, người Hàn Quốc sẽ tắm vào trong lễ hội này để gột rửa hết những cái nắng oi bức và chuẩn bị tâm thế cho một vụ mùa đầy triển vọng. Đây cũng là những ngày trong năm cuối cùng mà người dân nơi đây được thưởng thức các món ăn được làm từ lúa mì.

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Những ý nghĩa sâu xa ít người biết về ngày này-7

Theo An Nhiên - Vietnamnet


Lễ thất tịch


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.