- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người có EQ cao không bao giờ đến chơi 6 kiểu nhà này, trong khi người EQ thấp thường xuyên lui tới
Thông qua cách thức và thước đo giao tiếp giữa các cá nhân, chúng ta có thể đánh giá một cách đại khái EQ của những người xung quanh.
Những người có chỉ số EQ cao rất giỏi xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân, biết cách hòa hợp với người khác, có thể xử lý nhiều vấn đề một cách thích hợp và biết khi nào nên dừng lại.
Đặc biệt khi đến thăm nhà người khác, họ sẽ không bao giờ đến nhà 6 kiểu người dưới đây bởi họ biết điều đó có thể đẩy họ vào những rắc rối không đáng có.
Nhà của người vừa gặp chuyện không vui
Trên thực tế, có người đặc biệt thích đến nhà người khác để "hóng chuyện" khi người đó gặp chuyện không vui. Họ soi mói, tò mò và liên tục hỏi về các vấn đề riêng tư trong nội bộ gia đình người khác.
Hành động này hoàn toàn không nên, bởi nó rất dễ xúc phạm người khác. Nếu gia đình người khác có chuyện xảy ra, tốt nhất là đừng làm phiền họ. Đợi tới khi vấn đề nhà họ được giải quyết, lúc ấy bạn tới thăm vẫn chưa muộn.
Trên thực tế, có người đặc biệt thích đến nhà người khác để "hóng chuyện" khi người đó gặp chuyện không vui. Ảnh minh họa
Những gia đình có nhiều thị phi
Một gia đình có nhiều tranh chấp thị phi luôn chìm ngập trong những cãi vã, mâu thuẫn, ai cũng rối bời không thể giải quyết được.
Chúng ta đang sống trong một thời đại phức tạp và hỗn loạn, cuộc sống đã khiến chúng ta đủ mệt mỏi rồi, vì vậy không nên tham gia vào "drama" nhà khác để rồi làm xáo trộn nhịp sống vốn có của mỗi người.
Việc can thiệp vào chuyện gia đình của người khác trước hết sẽ khiến bạn kiệt sức về thể chất và tinh thần, thứ hai sẽ khiến đối phương cảm thấy bối rối, thậm chí sinh ra phản ứng chống đối.
Ngay cả khi lo lắng cho người khác, chúng ta cũng không thể biết hết chi tiết về gia đình họ, không hiểu về các mâu thuẫn, tranh chấp giữa họ và càng chẳng thể nào hiểu được suy nghĩ và phán đoán của họ.
Lúc này, một khi chúng ta bày tỏ quan điểm khiến một số người mất kiểm soát cảm xúc, chúng ta sẽ bị phản đối mạnh mẽ, bị cho là thiên vị. Thậm chí, chúng ta còn có thể bị xem là người thích hóng thị phi, thích hưởng thụ cảnh người khác gặp rắc rối.
Vì vậy, cách tốt nhất là hãy giữa bản thân tránh xa thị phi và giữ khoảng cách với những người thích thị phi.
Người EQ cao sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình có khả năng cứu vớt người khác, họ sẽ chỉ nghĩ rằng khả năng của mình có hạn nên chỉ có thể tự lo cho bản thân mình.
Nhà có người nhà ốm liệt giường hoặc đang có việc
Rõ ràng ai cũng có thể diện của riêng mình, không ai muốn có khách ghé qua nhà trong lúc nhà mình lộn xộn, bẩn thỉu để rồi bị dè bỉu, coi thường.
Nhưng đôi khi, do trong nhà có người ốm hoặc việc nhà quá nhiều, việc thu xếp nhà cửa không được chu toàn. Trong trường hợp này, người đó chỉ muốn từ chối mọi cuộc thăm hỏi.
Người EQ cao sẽ tự biết ý và lùi thời gian thăm hỏi hoặc nếu đến cũng sẽ thông báo từ sớm để đối phương có thời gian sắp xếp mọi thứ để tránh sự cố khó xử xảy ra.
Ví dụ như anh A có bố bị bệnh Alzheimer, một mình ông cụ đã cần mấy người thay phiên nhau chăm sóc. Ở nhà, ông cụ thường chỉ nằm một chỗ, đại tiện tiểu tiện đều ở trên giường. Anh A nói với tình huống gia đình thế này, anh không muốn có khách đến chơi, một là anh sẽ không tiếp đón cẩn thận được, hai là anh và người nhà đều không đủ thời gian và tâm lực nữa.
Bởi vậy mới nói, bạn có thể thăm nhà ai đó, nhưng chỉ trong trường hợp mối quan hệ của cả hai rất thân thiết, không cần câu nệ tiểu tiết gì nữa.
Còn nếu mối quan hệ chỉ ở mức xã giao bình thường, đến nhà người khác khi họ không sẵn sàng cũng là một loại quấy rầy.
Những gia đình có khoảng cách giàu nghèo lớn
Khoảng cách giàu nghèo đôi khi không phụ thuộc vào mức độ nỗ lực mà còn phụ thuộc vào số phận. Đến chơi nhà những người ở đỉnh cao mà cả đời chúng ta không thể đạt tới có thể khiến chúng ta trở nên chán nản.
Cái gọi là khoảng cách ở đây không chỉ thể hiện ở vật chất mà còn ở lối sống, quan điểm xã hội, nguyên tắc xử sự và nhiều khía cạnh khác.
Ngay cả khi đối phương mời bạn một cách tử tế, chúng ta cũng nên coi đó là phép lịch sự và từ chối một cách khéo léo.
Ngay cả khi những người có tiền không khoe khoang, họ vẫn sẽ bộc lộ những quan niệm tiêu dùng và thói quen sống khác biệt thông qua mỗi cử chỉ.
Họ không tự cao nhưng mọi thứ đều cho thấy cảm giác ưu vượt. Họ không coi thường ai nhưng mọi thứ đều khiến chúng ta cảm thấy tự ti ít nhiều.
Cảm giác tự ti này ảnh hưởng lâu dài đến cảm xúc của chúng ta, thậm chí làm lệch lạc sự lựa chọn của chúng ta trong một số vấn đề, khiến cuộc sống vốn dĩ của chúng ta trở nên khó khăn hơn.
Đến chơi nhà những người ở đỉnh cao mà cả đời chúng ta không thể đạt tới có thể khiến chúng ta trở nên chán nản. Ảnh minh họa
Nhà của người hay buôn chuyện
Có người đặc biệt thích đến những nhà có nhiều người ngồi lê đôi mách để tìm sự náo nhiệt bởi vì những người này biết nhiều tin tức (không biết đúng hay sai), nói chuyện với họ về cơ bản là rất vui.
Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu. Việc buôn chuyện, nói sau lưng người khác quá nhiều thậm chí còn làm thay đổi tâm tính của một người theo hướng tiêu cực.
Ví dụ, có một cô gái hôn nhân không hạnh phúc nên thường tìm đến nhà của một người bạn có cùng cảnh ngộ để tám chuyện. Lâu dần, cô trở nên cay nghiệt và xấu tính hơn. Điều đáng sợ nhất là cô nhìn ai cũng như thể người đó đang làm tổn thương mình, dù sự thực chỉ là cô đã nghĩ quá nhiều.
Đó chính là thứ gọi là sự thay đổi tâm tính. Hợp lý hóa mọi rắc rối trong cuộc sống của bản thân và đổ lỗi cho người khác thay vì tìm vấn đề từ chính mình, đây là kiểu suy nghĩ rất độc hại.
Là người trưởng thành, chúng ta cần phải chọn bạn mà chơi. Bạn cần xác định một điều rằng mình không thể giữ liên lạc cũng như hình thành tình bạn hay mối quan hệ thân thiết với tất cả mọi người. Có những người mà giữa bạn và người đó không có gì để nói và cũng không có gì đáng nói.
Bỏ bớt những mối quan hệ không cần thiết và tập trung cho những mối quan hệ ngay trước mắt, đó mới là cách người EQ cao vận hành cuộc sống.
Những gia đình có quan điểm không tương đồng
Trong giao tiếp, cách dễ dàng nhất để hòa hợp là sự đồng cảm, và cách hòa hợp nặng nề nhất là sự bất đồng.
Người có EQ cao hiểu rằng những người có quan điểm khác nhau không nên làm việc cùng nhau, thay vì gắng gượng hòa hợp, tốt nhất là nên hạn chế đến thăm những nhà như vậy để tránh làm ảnh hưởng đến tâm trạng của đôi bên.
Người EQ thấp thì thường không nhìn thấy được điều này, họ chỉ nghĩ rằng gặp gỡ giao lưu sẽ làm mối quan hệ thắt chặt hơn.
Chúng ta không thể thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình mọi lúc. Việc hiểu, tôn trọng lựa chọn, ý kiến của nhau đã là sự tôn trọng cơ bản nhất đối với mỗi người.
Thế nhưng, đừng cố gắng thay đổi quan niệm sống ban đầu của người khác bằng cái gọi là nỗ lực. Đó là quyền tự do của họ, không ai có quyền can thiệp.
Đừng nên vì thế mà xảy ra xung đột, điều này không đáng. Do đó, cách tốt nhất là hãy giữ khoảng cách với những người có quan điểm bất đồng, không những nên hạn chế đến thăm nhà họ mà còn tránh thảo luận về những chủ đề tương tự vào những dịp khác.
Theo Giadinhvaxahoi
-
Đời sống2 giờ trướcĐúng là sếp trẻ khổ với nhân viên già, tôi xin nghỉ việc sau 3 tháng làm quản lý ở tuổi 22 vì không trị nổi những nhân viên cứng đầu tuổi tác ngang với bố mẹ mình.
-
Đời sống5 giờ trướcKhông chỉ túc trực bên cạnh người bố đang lâm bạo bệnh, 9X ở Kiên Giang còn chăm sóc ông theo cách đặc biệt khiến cộng đồng mạng xúc động.
-
Đời sống9 giờ trướcHàng ngày, sau mỗi buổi chiều tan chợ, cụ Đăm và cụ Bay lại ghé thăm, ẵm bồng bé trai hơn 2 tháng tuổi mà các cụ coi như cháu ruột trong nhà.
-
Đời sống9 giờ trướcTừ điển tiếng Việt không có từ "dịu kha", nhưng đây lại là một từ mà giới trẻ hay dùng để mô tả tính cách hay trạng thái, vậy "dịu kha" là gì trong từ điển gen Z?
-
Đời sống11 giờ trướcSau khi gây sốt trên thế giới, những ngày gần đây chiếc kệ nhún nhảy lại khuấy đảo mạng xã hội Việt Nam, các clip khoe sản phẩm này khiến người xem muốn lắc lư theo.
-
Đời sống23 giờ trướcKhông ít du khách tự thách thức bản thân khi đu dây từ vách đá cao 130m xuống một băng ghế gỗ dài chỉ để uống một tách cà phê.
-
Đời sống1 ngày trướcVụ việc cựu tiền đạo Lê Công Vinh có trở lại làm trợ lý HLV cho CLB Sông Lam Nghệ An hay không đang thu hút sự chú ý của dư luận.
-
Đời sống1 ngày trướcCô dâu Tố Uyên bật mí, nhà trai cũng hết lời khen ngợi với phong cách trang trí của nhà gái. Sau khi ra về, họ còn cầm theo cà chua, ớt chuông để về xào thịt bò hay lên xe ăn với muối tôm khi về lại Hải Phòng (quê của chú rể).
-
Đời sống1 ngày trướcĐể có chuyến du lịch rừng đúng nghĩa, bạn nên trang bị cho mình những thông tin cần thiết trước khi xách ba lô lên và đi.
-
Đời sống1 ngày trướcNhững sản phẩm độc đáo, đậm dấu ấn Việt Nam của 9X ở Hải Phòng khiến khách nước ngoài thán phục, liên tục "chốt đơn" dù phải đợi gần 2 năm mới được nhận hàng.
-
Đời sống1 ngày trướcCựu tiền đạo Lê Công Vinh từ chối trở lại Sông Lam Nghệ An làm trợ lý huấn luyện viên.
-
Đời sống1 ngày trướcNằm trong khu tập thể cũ ở Hà Nội, với thực đơn chỉ 3 món, quán kem xôi - chè Thái của bà lão U90 Dương Thị An là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ thực khách.
-
Giới trẻ1 ngày trướcTừ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong khi nhiều ông bố, bà mẹ như ngồi trên chảo lửa vì con cái đến tuổi dựng vợ, gả chồng mà cứ “ì thì lì” thì chị Lê Phương Loan (tỉnh Thái Bình) lại cho rằng, mình đang tận hưởng thời gian được ở bên các con.