- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.
Theo CNBC, có một nguyên tắc cốt lõi để thể hiện EQ (trí tuệ cảm xúc) cao, đó là không nói những điều mình không làm được, không nói những điều bạn thật lòng không nghĩ như vậy hoặc không nghĩ đến.
Trong khi đó, theo chuyên gia tâm lý người Anh Tamaryn de Kock, những cách nói sau đây chứng tỏ một người có EQ đặc biệt thấp.
1. 'Tôi không thay đổi. Đây là chính tôi'
Trí tuệ cảm xúc gắn liền với khả năng thay đổi theo thời gian khi bạn học hỏi và trưởng thành.
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường cứng nhắc hơn và sẽ chống lại những nỗ lực thay đổi hoặc phát triển.
Niềm tin mạnh mẽ là quan trọng, nhưng cởi mở với những khả năng mới cũng quan trọng không kém.
Thay vào đó, bạn có thể nói: "Tôi cần suy nghĩ thêm về những gì bạn đang nói. Tôi muốn cởi mở đón nhận những phản hồi về bản thân, ngay cả khi điều đó khó nghe".
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường cứng nhắc hơn và sẽ chống lại những nỗ lực thay đổi hoặc phát triển. Ảnh minh họa
2. 'Biết rồi, không cần nói nữa'
Bà De Kock cho rằng, những câu như "Tôi chẳng bận tâm đâu, đừng kể" hay "Tôi biết thừa rồi" cho thấy sự thiếu quan tâm đến cảm xúc của người khác, cũng như phản ánh chỉ số EQ thấp từ người nói. Ngôn ngữ này thể hiện rõ sự thờ ơ, vô tâm với đối phương
Với những người EQ cao, họ thường sử dụng những cụm từ như "Hãy kể cho tôi nghe thêm về..." hoặc "Bạn có thể giúp tôi hiểu rõ hơn về..." thể hiện rõ nỗ lực để hiểu thêm về cảm xúc và quan điểm của người khác.
Tuy nhiên, sự quan tâm này cũng phải đi đôi với hành động thực tế. "Nếu bạn dùng câu hỏi mở nhưng lại không chú ý, ví dụ nhìn vào điện thoại trong khi nói chuyện thì dù lời nói tích cực đến đâu bạn vẫn được xem là người có trí tuệ cảm xúc thấp", chuyên gia khuyến cáo.
3. 'Tôi không có thời gian cho việc này/Tôi không quan tâm/Vào thẳng vấn đề đi'
Những câu nói này là bình luận phiến diện, thể hiện sự thiếu đồng cảm.
Bạn cho đối phương thấy mình đã không nỗ lực để hiểu hoàn cảnh hoặc tình huống. Khi bạn không thể hiện dấu hiệu mình quan tâm đến những điều đối phương nói, bạn đang truyền đạt thông điệp rằng bạn không quan tâm đến họ chút nào.
4. 'Tôi thấy điều này bất khả thi'
Người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao luôn thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng đối phương qua cách sử dụng ngôn từ.
Ngược lại những người trí tuệ cảm xúc kém lại thường sử dụng những cụm từ thể hiện rõ sự thiếu tin tưởng, hoài nghi hoặc muốn kiểm soát đối phương.
Những câu như: "Thật khó tin cách bạn đang làm"; "Ý tưởng của bạn tôi thấy bất an" hoặc "Tôi không tin tưởng lắm cách anh đang suy nghĩ"; "Điều này bất khả thi" là những ví dụ điển hình.
Chuyên gia De Kock cho rằng, những cụm từ thể hiện sự tin tưởng đối phương như: "Tôi đánh giá cao bạn" hay "Tôi quan tâm đến kết quả cuối cùng mà bạn sẽ đạt được" không chỉ giúp xây dựng tâm lý an toàn mà còn là minh chứng cho trí tuệ cảm xúc cao của người nói.
Tuy nhiên, những lời này chỉ thực sự có giá trị nếu được xuất phát từ sự chân thành, trân trọng và bằng hành động minh chứng. "Nếu không, chúng có thể gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích", De Kock nói.
5. 'Tôi nghĩ đó là lỗi của bạn mà'
Những người có EQ cao không bao giờ đổ lỗi cho thế giới bên ngoài về cảm xúc mà họ đang trải qua.
Bởi lẽ, họ hiểu rằng cảm xúc của bản thân có liên quan đến cách họ nhìn nhận về hoàn cảnh đang xảy ra bên trong mình.
Cảm xúc của chúng ta đang phải gánh chịu, người khác không có trách nhiệm chịu đựng.
Bạn nên nói: "Lúc này tôi đang cảm thấy không ổn. Tôi thấy tình hình hiện tại đang..."
Những người có EQ cao không bao giờ đổ lỗi cho thế giới bên ngoài về cảm xúc mà họ đang trải qua. Ảnh minh họa
6. 'Tôi thấy cũng được, nhưng...'
Những người EQ thấp thường phản hồi đối phương theo kiểu "bánh sandwich"- khi lời phản hồi tiêu cực được kẹp giữa hai lời phản hồi tích cực.
Cách phản hồi này được hiểu là bắt đầu bằng một câu phản hồi tốt (khen), sau đó đưa ra một câu phản hồi mang tính xây dựng (chê) và kết thúc bằng một câu phản hồi tích cực (khen).
Nhiều người cho rằng, đây là cách nói khôn khéo, nhưng thực tế, cách này thường gây tác dụng ngược.
Chẳng hạn, sau khi nghe câu nói: "Tôi thấy anh có cố gắng nhưng kết quả không tốt", hầu hết mọi người chỉ tập trung vào vế sau là "kết quả không tốt".
Cách phản hồi này thường thiếu sự rõ ràng và trực tiếp, khiến thông điệp chính bị mờ nhạt.
Đối phương cũng không cần những lời khen để đệm cho những chỉ trích tiêu cực sau đó.
7. 'Cảm xúc của bạn thật phi lý'
Thay vào đó, bạn nên nói: "Tôi nghe nói bạn đang có những cảm xúc mạnh mẽ và chúng có căn cứ. Tôi không hoàn toàn hiểu tại sao bạn cảm thấy như vậy/Tôi đồng ý với quan điểm của bạn về tình huống này. Nhưng bạn có thể cho tôi biết thêm được không?".
Những người thông minh về mặt cảm xúc có thể nhận diện cảm xúc của họ, cởi bỏ cái tôi để phân tích các khía cạnh hợp lý và phi lý.
Họ cũng rất giỏi trong việc thừa nhận cảm xúc của người khác.
8. 'Tôi xin lỗi, được chưa?'
Việc sử dụng những câu như "Tôi xin lỗi nhưng tôi chẳng thấy mình sai" hay "Nếu bạn cần thì cùng lắm tôi xin lỗi" có thể làm giảm đáng kể lòng tin và gây tổn hại đến mối quan hệ hai bên.
Chuyên gia De Kock cho rằng, việc thừa nhận sai lầm một cách chân thành không chỉ phản ánh nhận thức mà còn tỏ rõ sự khiêm tốn.
Việc tự nhận lỗi lầm chứng minh bản thân hiểu được tác động của hành vi giữa mình với người khác.
Điều này tạo nền tảng cho đối phương cũng có thể nhận lỗi một cách dễ dàng hơn và xây dựng lại niềm tin, đồng thời tăng cường sự tin tưởng từ phía đối tác.
Theo Giadinhxahoi
-
Đời sống1 giờ trướcTheo đạo diễn Ngô Hương Giang, những clip dàn dựng lệch lạc về giới giang hồ, cuộc sống trong tù sẽ hủy hoại thế hệ trẻ, khơi dậy trong họ “bản năng ác”.
-
Đời sống2 giờ trướcTrào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
-
Đời sống5 giờ trướcTrong hành trình trải nghiệm khắp thế giới nhiều năm nay của mình, Phan Thanh Quốc (YouTuber Kẻ du mục) đã ghé thăm bộ lạc Hadzabe ở đất nước Tanzania.
-
Đời sống5 giờ trướcMột trong những cụm từ đang "gây bão" mạng xã hội hiện nay chính là "xào cúp le", bạn có biết trong từ điển gen Z, cụm từ này có ý nghĩa gì?
-
Đời sống6 giờ trướcLâu đài rượu vang RD được xây dựng theo kiến trúc châu Âu cổ điển đang là điểm đến du lịch nổi bật tại Phan Thiết.
-
Đời sống6 giờ trướcSau 29 năm sống với ngoại hình khác biệt do ảnh hưởng từ di chứng tai biến, giờ đây Trang tự tin nhảy, đàn hát trước đám đông, không còn mặc cảm như trước.
-
Đời sống6 giờ trướcTrải nghiệm ăn 3 bữa một ngày ở TPHCM, 2 vị khách Tây bất ngờ vì chỉ tiêu hết khoảng 100.000 đồng/người mà có thể nếm thử đủ món ngon như bánh mì, hủ tiếu, gỏi cuốn,…
-
Đời sống8 giờ trướcTrong danh sách những loại bánh kếp ngon nhất thế giới được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas công bố mới đây xuất hiện hàng loạt cái tên quen thuộc tới từ Việt Nam.
-
Đời sống9 giờ trướcLời “trách yêu” của cụ ông khiến cộng đồng mạng bật cười. Nhiều người bình luận, ao ước về già có một tình yêu bình dị và dễ thương như vậy.
-
Đời sống1 ngày trướcChúng ta đang ổn hơn lên mỗi ngày, tốt đẹp thêm mỗi tuần, trưởng thành lên cùng năm tháng của mình!
-
Đời sống1 ngày trướcBùng lên như một trào lưu gây sốt, hiện tượng giang hồ mạng và những video mô tả lệch lạc cuộc sống trong tù đang làm vẩn đục xã hội và đầu độc giới trẻ.
-
Đời sống1 ngày trướcThưởng thức món phở gà phố cổ ở TPHCM, vị khách Tây bất ngờ vì hương vị hấp dẫn, khen ngon đến mức khó tin và thừa nhận muốn quay lại trải nghiệm thêm lần nữa.
-
Đời sống1 ngày trướcMột trong những hiện tượng thú vị trong ngôn ngữ của gen Z là tạo ra từ mới bằng cách nói lái, "nấu xói" chính là một ví dụ điển hình.
-
Đời sống1 ngày trướcViệc chọn quà 20/11 được nhiều người đặc biệt lưu tâm vì mong muốn thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.