- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những chuyện đời thường thú vị của nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Với khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là khoa Văn, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn lưu giữ tình cảm thuở sinh viên...
VietNamNet giới thiệu bài viết "Những chuyện đời thường thú vị của nhà báo Nguyễn Phú Trọng" do nhà báo Quốc Phong, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên chấp bút. Bài viết được đăng tải trên chuyên mục Đời sống vào ngày 9/2/2024.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoá 8). Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967 và được phân công về làm biên tập viên của Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản). Tháng 8/1991, ông đảm nhiệm chức Tổng biên tập Tạp chí.
Không dùng xe công cho việc cá nhân
Nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ, cựu sinh viên khoá 18 (1973-1977) khoa Ngữ văn là bạn đồng môn, đồng khoá với tôi hồi đại học. Hôm mới đây, anh có kể cho tôi nghe về những ngày anh là giảng viên bộ môn Văn học dân gian nhưng lại được phân công kiêm nhiệm trợ lý công tác sinh viên của khoa. Vì thế, anh đã có dịp được tiếp xúc và làm việc với nhà báo Nguyễn Phú Trọng, khi đó là Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản. Anh kể:
- Tớ từng chở ông cụ (nhà báo Nguyễn Phú Trọng) đi vào khoa mình dạy suốt 2 năm, 1990 và 1991. Lúc đó tớ chưa có xe máy nên ngày ngày vẫn đạp xe đi làm. Khoa Ngữ văn khi đó giảng dạy cho sinh viên một chuyên đề về báo chí có tên là Nghiệp vụ báo chí. Chuyên đề này trước đây do cố nhà báo kỳ cựu Quang Đạm, nguyên ủy viên Bộ biên tập báo Nhân Dân đứng lớp. Sau khi cụ Quang Đạm vào TP.HCM thăm họ hàng và bạn bè thì không tìm ra ai để dạy nữa.
Phó giáo sư Bùi Duy Tân của anh em mình một hôm nói với tớ: Anh Phú Trọng, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, từng viết một cuốn sách gọi là "Nghiệp vụ viết báo". Bây giờ Vĩ ra gặp, mời anh Trọng về dạy xem có được không?
Tớ ra gặp và được anh Phú Trọng bảo: Được trở về phục vụ khoa ta thì còn gì bằng nữa, anh sẵn sàng!
Anh còn mời tớ 'em cứ chủ động ra sớm, ăn cơm cùng anh chị để vào trường cho kịp giờ giảng, đỡ lo nấu'. Bởi anh biết vợ tớ bận đi làm, không về trưa mà thằng con mới 3 tuổi thì gửi nhà trẻ nên cũng là cảnh buổi trưa "cơm nguội"...
Người viết bài này có hỏi: Vậy khoa ta trả thù lao giờ lên lớp cho anh Phú Trọng có khá không?
Thầy Hùng Vĩ hồi tưởng:
- Cụ có lấy tiền hay không thì bây giờ tớ cũng không biết nữa. Chắc là không. Vì tiền giờ lên lớp thì khi tổng kết năm học mới tính, thậm chí có khi sang năm sau mới tính cho năm trước. Ngày đó, trường chậm lương 2 tháng cũng là thường. Sau này, mình mời ông Nguyễn Xuân Kính dạy chuyên đề Văn học dân gian cũng đâu có tiền. Phải đến 1995, các giờ thừa, giờ mời mới được tính.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là cựu sinh viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (người đứng thứ 2 từ trái sang, chụp tháng 2/1965, ở ký túc xá Mễ Trì, Hà Nội)
Từ đó, mỗi tuần cứ 2 buổi, tớ ra phố chở anh bằng xe đạp vào Thượng Đình để anh lên lớp. Lớp thì ở tầng 4 nhà Liên hợp, nhìn thẳng sang nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Giờ học buổi chiều lúc đó quy định vào lớp là 12h30 nên 11h tớ đã phải ra phố Nguyễn Thượng Hiền, thi thoảng ăn cơm cùng anh chị do vợ anh, chị Mận nấu rồi đưa anh đi.
Lần đầu thấy tớ chưa kịp ăn nên anh bảo, "cứ ăn cơm cùng anh chị rồi ta vào trường cho kịp". Tớ cũng khéo léo hỏi anh chuyện phương tiện đi lại về lâu dài xem thế nào thì anh nói luôn: Việc anh lên lớp thế này là do anh nhận lời riêng với khoa, là tư cách cá nhân. Mà đã là chuyện cá nhân thì không nên dùng xe công (lúc này Phó tổng biên tập Tạp chí đã có xe riêng, vì ngang cấp Phó Ban của Trung ương Đảng - NV).
Tớ chở anh Phú Trọng bằng xe đạp suốt cả Chuyên đề báo chí với 70 tiết mỗi năm và kéo dài như vậy 2 năm liền. Một tuần 2 buổi, mỗi buổi 3 tiết, đến tận năm 1991, anh Trọng vẫn dạy.
Khi ấy, lịch học 5 tiết mỗi buổi chia là 3/2. Phần 2 tiết thường cho các môn cơ bản và thầy cô của khoa giảng. Phần 3 tiết thường dành cho khách mời để họ hoàn thành nhanh hơn và cũng bõ một nửa ngày đi lại của giảng viên bên ngoài vào.
Sau này, khi đã ở cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ phong cách đó. Đi dự hội lớp hồi đại học, không khi nào ông đi ô tô. Ông nhờ xe ôm do các bảo vệ chở đi chứ không phải bắt xe ngẫu nhiên ở ngoài đường.
"Có lần, qua trợ lý Nguyễn Huy Đông, tớ báo rằng ông Nguyễn Tiến Hải, nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, bạn thân của ông Nguyễn Phú Trọng ốm. Ông Nguyễn Phú Trọng công tác ở miền Nam ra liền đến thăm ông Hải ở bệnh viện bằng xe ôm do bảo vệ chở. Trước đó, Tết nào ông cũng đến thăm ông Hải bằng xe ôm" - nhà báo Vũ Lân, đồng môn với chúng tôi kể.
Những câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa mà những người bạn đồng môn với tôi kể lại liên quan đến nhà báo Nguyễn Phú Trọng thật giản dị và cảm động, cho thấy quan điểm rành rẽ chuyện công - tư và cũng rất nguyên tắc của một nhà báo sau này trở thành Tổng bí thư của Đảng.
Theo Vietnamnet
-
Đời sống22 phút trướcTừng bán cơm nắm, buôn bán phế liệu để mưu sinh, giờ đây chị Đỗ Thị Mây tiếp quản xưởng pallet gỗ của bố mẹ, kiêm luôn việc lái xe tải chở hàng, quên đi những ngày cơ cực.
-
Đời sống12 giờ trướcNhiều cuộc gặp gỡ, kết giao mới giúp con người thay đổi theo hướng tích cực, nhưng cũng có những mối quan hệ khiến đối phương trở nên tiêu cực, nhìn cuộc đời bằng ánh mắt u ám.
-
Đời sống12 giờ trướcCó thể bạn chưa biết: Chúng ta hoàn toàn có thể học được những bí quyết để trở thành “chiến thần ngoại giao” từ chú chuột lang nước Capybara đáng yêu.
-
Đời sống16 giờ trướcTìm thấy món ngon có giá chỉ 25.000 đồng ở một quán ăn tại thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh), vị khách Tây thừa nhận rất vui, ăn liền 2 bát.
-
Đời sống16 giờ trướcDịch vụ cho thuê vàng cưới "cứu" phụ huynh trong màn tặng vàng con dâu và khiến không ít cô gái ấm ức vì "có tiếng không có miếng", cư dân mạng tranh cãi không ngớt.
-
Đời sống16 giờ trướcKhông thể phủ nhận, môi trường sống sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới vận khí của chúng ta. Bởi lẽ, sống ở môi trường nào, lựa chọn bạn bè ra sao sẽ tác động trực tiếp tới tương lai.
-
Đời sống20 giờ trướcMC Anh Thơ - được biết đến với danh xưng "Nữ MC nổi tiếng nhất miền Tây" - nói sẵn sàng đón nhận mọi quan điểm trái chiều khi chia sẻ suy nghĩ cá nhân về giá trị của đồng tiền.
-
Đời sống20 giờ trướcNhờ livestream trên mạng xã hội bán các nông sản của địa phương, vợ chồng anh Đại Bắc Kạn đã có doanh thu tới 200 triệu đồng/tháng.
-
Đời sống21 giờ trướcQuán xôi xíu nằm trên phố Hoàng Văn Thụ (TP Nam Định) chỉ là một quán ăn nhỏ, với vài chiếc bàn nhựa kê trong nhà nhưng đã tồn tại 60 - 70 năm nay với 3 thế hệ bán hàng.
-
Đời sống23 giờ trướcHình ảnh chàng trai Long An may vá, viết chữ, cuốn nem... nhanh thoăn thoắt chỉ bằng hai ngón tay khiến nhiều người bất ngờ.
-
Đời sống1 ngày trướcNhiều người không biết rằng biểu tượng bí ngô Halloween bắt nguồn từ một truyền thuyết dân gian của người Ireland về Jack-o’-Lantern.
-
Đời sống1 ngày trướcViệc nhiều TikToker đua nhau đăng clip hư cấu "đi khám bệnh phát hiện ung thư" khiến cộng đồng mạng bức xúc, cho rằng họ câu view dựa trên nỗi đau của người khác.
-
Đời sống1 ngày trướcCâu chuyện một cô bé mắc bệnh bạch tạng tìm thấy sự tự tin tại lễ hội cosplay đang nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng xứ Trung.
-
Đời sống1 ngày trướcKhông chỉ nếm thử món cocktail đuông dừa lạ miệng, vị khách Tây còn mạnh dạn trải nghiệm cả món đuông dừa sống ngâm mắm ớt ở TPHCM.