Những hỏi khó trả lời ngày Tết: Sự quan tâm hay thiếu tinh tế?

Những câu hỏi ngày Tết thường xuất phát từ sự quan tâm. Nhưng cũng có những câu hỏi khiến người nghe không thấy thoải mái dù vì lý do gì.

Những hỏi khó trả lời ngày Tết: Sự quan tâm hay thiếu tinh tế?-1

Tết Góc nhìn văn hóa là khoảng thời gian ý nghĩa để gia đình sum họp, gửi gắm những lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Đây cũng là cơ hội để mọi người chia sẻ về những điều đã làm được, chưa làm được trong năm cũ và bày tỏ ước nguyện trong năm mới. Đặc biệt, những người đi học, đi làm xa nhà lại càng được nhiều nhiều người quan tâm, hỏi han. Thế nhưng, trong số những câu hỏi quan tâm, có cả những câu hỏi khiến người trả lời cảm thấy sợ, như bao giờ lấy chồng? Bao giờ có con? Đang làm ở đâu? Lương bao nhiêu?... Những câu hỏi đáng sợ tới mức trong nhiều diễn đàn trên mạng xã hội, cư dân mạng còn lập ra bảng xếp hạng những câu hỏi khó trả lời nhất mỗi dịp Tết đến và cả cẩm nang câu trả lời. Tại sao lại có hiện tượng này? Câu hỏi này đã được trả lời phần nào trong chương trình Góc nhìn văn hóa phát sóng ngày 11/1.

Những câu hỏi thường xuất phát từ sự quan tâm. Nhưng cũng có những câu hỏi khiến người nghe không thấy thoải mái dù vì lý do gì, bởi chúng chạm đến những thông tin rất riêng tư của mỗi người, như chuyện tình cảm, hôn nhân, thu nhập… Chưa kể, cuộc sống không phải với ai cũng thuận lợi, một năm không phải lúc với ai cũng kết thúc bằng phẳng, viên mãn. Và nếu như không đủ thông tin, sự tinh tế hay hiểu hoàn cảnh cụ thể thì người đặt câu hỏi có thể khoét vào nỗi đau, làm tổn thương người được hỏi.

'Có lẽ chúng ta quay lại tập tục nguyên khởi của Việt Nam. Đó là người Việt trọng những lời chúc Tết đầu năm, như chúc làm ăn thuận lợi, gia đình sức khỏe, con cái đuề huề… Chúng ta nên dừng ở những lời chúc, không nên đi sâu vào những câu hỏi tế nhị mang tính chất cá nhân, đời tư. Đầu năm người ta quan niệm mang đến cho nhau niềm vui, sinh khí sống để có một năm tạo ra khởi sắc trong công việc, quan hệ xã hội và đặc biệt là khởi sắc trong mối quan hệ giữa người được chúc tụng với công việc của họ, cũng như các mối quan hệ khác', nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang chia sẻ.

Không chỉ riêng dịp Tết mà còn trong văn hóa giao tiếp, sự tế nhị rất quan trọng để giúp cuộc trò chuyện trở nên dễ chịu hơn với những người tham gia. Khi giao tiếp ngày Tết, nếu mỗi người ý thức được rằng mọi câu hỏi của mình hướng đến xây dựng liên hệ với người khác, câu hỏi thiếu tế nhị là hình thức vi phạm sự riêng tư cá nhân thì bản thân sẽ lựa chọn chủ đề phù hợp hơn để chào nhau. Mọi yêu cầu, mọi câu hỏi với thái độ yêu thương, quan tâm, tôn trọng thì người được hỏi sẽ nhận ra. Cùng nhau, tất cả sẽ xây dựng câu chuyện đầu xuân ấm cúng. Theo phong tục xưa, Tết không chỉ để hỏi thăm mà còn là lời gian cho những lời chúc may mắn đầu năm mới.

Tết được mỗi người chờ đợi vì đó là thời khắc quây quần, sum họp bên gia đình, nhất là những người xa quê đi học, đi làm. Sự quan tâm của người lớn đối với đời sống, sự phát triển của con cháu là nét văn hóa của người Việt. Con cháu thành công, có công ăn việc làm tốt… cũng là niềm tự hào đối với thế hệ đi trước. Nhưng có lẽ, một chút tinh tế sẽ giúp buổi sum họp thêm phần đầm ấm.

 

Theo VTV News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/nhung-hoi-kho-tra-loi-ngay-tet-su-quan-tam-hay-thieu-tinh-te-20230111130739556.htm

Tết Nguyên Đán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.