- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những kiêng kị khi dùng đũa ở các nước châu Á
Người Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản đều kiêng cắm thẳng đứng đôi đũa trong bát cơm bởi nó biểu tượng cho điềm xấu.
Người Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản đều kiêng cắm thẳng đứng đôi đũa trong bát cơm bởi nó biểu tượng cho điềm xấu.
Đũa được phát minh từ thời Trung Quốc cổ đại. Ban đầu đũa được dùng để đảo nấu thức ăn, giờ đây nó được sử dụng với một mục đích khác là gắp thức ăn. Sau một thời gian dài sử dụng, đũa đã trở thành một dụng cụ ăn uống phổ biến ở hầu hết các nước châu Á.
Đều có mục đích được sử dụng để gắp đồ ăn nhưng không phải quốc gia nào cũng có cách sử dụng đũa giống nhau.
Hồng Kông và Trung Quốc
Sam Cheng, một người dân sinh ra và lớn lên ở Hồng Kông đã chia sẻ với tờ Mashable về cách dùng đũa ở Hồng Kông và Trung Quốc. Ở đây mọi người chủ yếu sử dụng đũa để ăn mì, cơm và nhiều món ăn khác. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em ở Trung Quốc đã được bố mẹ dạy cách sử dụng đũa trong các bữa ăn.
Theo chia sẻ của Sam Cheng thì khi ăn những món Âu như thịt xông khói, người Trung Quốc sẽ dùng dao dĩa thay cho đũa. Đặc biệt, người Trung Quốc sẽ kiêng cắm đũa thẳng đứng lên bát cơm của mình vì nó trông giống như cách họ thờ cúng người chết. Nếu cắm đũa như vậy, mọi người sẽ cho rằng điều xấu sẽ xảy ra. Hơn nữa điều này đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng chủ nhà hoặc những người lớn tuổi.
Việt Nam
Khắp nơi trên đất nước Việt Nam, đâu đâu người ta cũng ăn cơm bằng đũa. Và lâu dần, ăn cơm dùng đũa không còn là một thói quen cố hữu hàng ngày mà đã trở thành một nếp sinh hoạt và còn tạo ra cả những cách cư xử mang tính nhân văn sâu sắc.
Linh Nguyễn, một blogger chuyên viết ẩm thực, đồng thời cũng là chủ trang Indiechine, sinh ra ở Hà Nội và hiện đang sống ở Hội An. Linh cho biết dùng đũa là một cách thức ăn uống chuẩn để thưởng thức các món mì, phở của Việt Nam.
Ở Việt Nam, trẻ em thường được bố mẹ dạy cách dùng đũa ngay từ lúc đi học mẫu giáo hoặc khi bước vào lớp 1. Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu đũa, nhưng để trẻ dễ cầm, cha mẹ thường chọn loại nhỏ và ngắn.
Trong bữa ăn, trẻ không được phép dùng đũa gõ xuống bàn hoặc gõ vào bát hay tự đập 2 chiếc đũa vào với nhau bởi người Việt Nam quan niệm rằng việc đó không chỉ tạo sự thu hút với những con ma đói, mà còn thể hiện sự khiếm nhã, bất lịch sự trên bàn ăn.
Linh cho biết, ở miền Bắc Việt Nam, đũa thường được làm từ tre; trong khi đó, người miền Nam thường sử dụng thân dừa để làm đũa. Đũa của người Việt thường tròn, không có họa tiết trang trí và có đầu cùn.
Nhật Bản
Maya Tanaka, người có một nửa dòng máu là Nhật, cho biết đũa Nhật được sử dụng để ăn tất cả các món không thể dùng tay. Đồ ăn của Nhật Bản thường được chia thành nhiều món ăn nhỏ hoặc mỗi món ăn lại được cắt thành nhiều khẩu phần ăn. Theo Tanaka thì đũa có nhiều lợi ích hơn các dụng cụ ăn uống ở phương Tây.
Khi đến ăn ở các nhà hàng lâu đời của Nhật Bản, mọi người chỉ được phép dùng đũa (có thêm thìa khi ăn súp hoặc món tráng miệng). Bởi vậy, nhều du khách sẽ cảm thấy bất tiện.
Ông Toru, cha của Tanaka, sinh ra và lớn lên ở Tokyo cho biết "Theo phong tục, khi dùng bữa xong bạn hãy đặt đũa giữa ngón cái và ngón trỏ của cả hai tay sau đó nói gochisosama (bữa ăn rất ngon, cảm ơn mọi người)".
So với đũa Trung Quốc, Việt Nam… đũa Nhật Bản làm bằng gỗ, ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Các họa tiết trang trí trên đũa cũng đa dạng từ hoa anh đào, hình cò, sếu... được khảm trai hoặc sơn mài.
Hàn Quốc
Người Hàn lại “chuộng” dùng đũa bằng kim loại như nhôm hoặc inox. Họ không thích dùng đũa bằng tre, gỗ như người Hoa, người Việt và người Nhật vì nó quá nhẹ. Họ dùng muỗng để ăn cơm và dùng đũa để gắp thức ăn, đặc biệt nhất là khi thưởng thức những món truyền thống.
Trong mỗi bữa ăn, người Hàn thường có bát, đĩa và đũa riêng. Khi ăn, một tay cầm bát, tay còn lại để cầm đũa hoặc thìa lấy thức ăn. Trẻ em có thể luyện tập bằng cách dùng đũa nhỏ, ngắn hơn nhưng nhiều gia đình sẽ cho các bé dùng đũa của người lớn để tập cho quen dần. Có thể nói người Hàn Quốc dùng đũa thành thạo từ bé.
Thái Lan
Mọi người thường quan niệm rằng ở Thái Lan, người dân sẽ dùng đũa để ăn tất cả mọi món ăn, tuy nhiên điều này không chính xác. Tarn Susumpow, một người Thái Lan đang sống ở Bangkok cho biết, hiện tại ở đất nước chùa vàng này, những dụng cụ ăn phương Tây mới thực sự phổ biến.
Các loại mì, súp hoặc cháo gạo (tom gui) sẽ được ăn bằng đũa. Susumpow cho biết một số người dùng đũa để gắp đồ ăn và trực tiếp bỏ vào miệng, tuy nhiên đa số người Thái có thói quen sử dụng đũa để gắp thức ăn (thịt, rau, mì) rồi đặt chúng vào một chiế thìa, sau đó mới cho lên miệng thưởng thức.
Trên bàn ăn người Thái, họ kiêng không dùng đũa để xiên thức ăn. Những năm gần đây, Thái Lan có xu hướng sử dụng đũa gỗ một lần hoặc các đôi đũa nhựa dài.
-
Đời sống9 giờ trướcXu hướng yêu của Gen Z phản ánh giá trị tự do, tự chủ và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về mối quan hệ tình cảm.
-
Giới trẻ10 giờ trướcVào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ đã tìm về vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để săn mây, check-in bên những vạt hoa vàng rực rỡ trên sườn núi.
-
Đời sống15 giờ trướcChú rể phải vượt qua thử thách uống rượu, ăn chanh chấm muối ớt mới được đón dâu. Video nhận được sự quan tâm của dân mạng và thu hút nhiều ý kiến trái chiều.
-
Đời sống20 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hỏa, những chủ nhân tuổi Kỷ Mùi sinh năm 1979 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe thuộc bản mệnh tương sinh khác như như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống1 ngày trướcChúng ta đang ổn hơn lên mỗi ngày, tốt đẹp thêm mỗi tuần, trưởng thành lên cùng năm tháng của mình!
-
Đời sống1 ngày trướcĐừng làm gì nữa, cứ làm vợ là đã đủ để có một hôn nhân hạnh phúc rồi phụ nữ mình ơi!
-
Đời sống1 ngày trướcNgày 23/11 tại thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) trao bản hợp tác quan trọng với tập đoàn du lịch Genesis Group, Malaysia.
-
Đời sống1 ngày trướcThấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
-
Đời sống2 ngày trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống2 ngày trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống2 ngày trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống2 ngày trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống2 ngày trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống2 ngày trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.