- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nỗi niềm của du học sinh về nước tránh dịch: "Khi đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà"
Tạm dừng việc học giữa chừng để về nước tránh dịch là điều không ai mong muốn. Các du học sinh Việt còn gánh theo nhiều nỗi niềm khi khăn gói về nước giữa lúc đại dịch bùng phát.
- Hành trình lên máy bay về nước tránh dịch của nữ du học sinh Anh: Quay về là do tin vào hệ thống phòng dịch của Việt Nam
- Bộ Y tế công bố bệnh nhân thứ 92 mắc Covid-19 tại Việt Nam là du học sinh từ Pháp về
- Chê KTX cách ly "Kinh khủng khiếp”, nữ du học sinh Mỹ lên tiếng thanh minh: Tưởng đó là nhà hoang nên mới viết như vậy
"Khi bạn đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà!"
Đó là tâm sự của cô nàng Trần Bảo Châu, sinh năm 1997, hiện đang học Thạc sĩ Kinh Tế Chính Trị Toàn Cầu tại trường City University of London, Vương Quốc Anh.
Mới đây, Bảo Châu đã chia sẻ một bài viết nói lên nỗi niềm của cô cũng như không ít du học sinh khác khi quyết định lên đường về nước tránh dịch.
Được biết khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Bảo Châu cũng như bạn bè cô ban đầu cảm thấy khá bình tĩnh.
Theo nữ du học sinh, cô cho rằng nếu nghe theo sự hướng dẫn của truyền thông và chính phủ Anh vào thời điểm đó, cộng với tuổi trẻ, sức khoẻ tốt, cô thực sự không sợ virus Corona.
Thế nhưng, tinh thần lạc quan dần bị lung lay khi tình hình dịch bệnh ngày một diễn biến phức tạp, con số người mắc và tử vong vì Covid-19 ở Châu Âu ngày càng gia tăng theo cấp số nhân khiến Bảo Châu thêm lo ngại.
Trần Bảo Châu là du học sinh tại Anh - quốc gia có số du học sinh Việt Nam nhiều nhất tại châu Âu
Nữ du học sinh chia sẻ: "Mình phân vân không biết có đánh giá sai về độ nguy hiểm của dịch bệnh lần này không. Chưa kể bố mẹ ở nhà lo lắng lắm. Mẹ mình ngày nào cũng giục: "Con ơi, thật sự không về hả con?"
Bố thì tôn trọng quyết định của mình, nói rằng biết đâu bên Anh người ta có khoa học riêng, lựa chọn riêng. Cho tới trước ngày mình bay một ngày rưỡi, mình vẫn dứt khoát đi mua mì tôm và đinh ninh sẽ ở lại."
Thế nhưng chỉ ngày hôm sau, Bảo Châu đã quyết định trở về nước sau cuộc điện thoại của mẹ từ quê nhà.
"Khi bạn đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà."
Cô viết trong bài chia sẻ:"Sáng hôm sau, mẹ mình gọi từ Việt Nam sang bảo về ngay vì tình hình rất nguy hiểm. Mình quay sang đứa bạn cùng nhà. Bố mẹ hai đứa chơi với nhau, bàn bạc với nhau, đúng kiểu hoang mang tột độ!
Hai đứa, còn học hành, đồ đạc, còn những chuyến du lịch trong dự định. Chưa kể tiền nhà đã trả rồi, điện nước hàng tháng... biết làm sao.
Sau một hồi mình quyết định: gì cũng được nhưng nghĩ bố mẹ ở nhà lo lắng cho mình như thế làm sao được. Về thôi, trước mắt về cho bố mẹ yên tâm. Thực sự đó là lý do lớn nhất để kéo hai đứa mình khỏi sự hoang mang và đi đến quyết định là về Việt Nam.
Lúc mình về thì du học sinh chưa trở thành nỗi lo đến vậy với nhà nước. Nhưng nếu hỏi mình có nghĩ rằng sẽ trở thành gánh nặng khi trở về không?
Mình xin được trả lời rằng: Khi bạn đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà.
"Biết có lúc mưa thì đi ra đường làm gì?" - Thế nếu có cơ hội mở rộng tầm mắt, bồi dưỡng bản thân mà không nắm lấy, thì người đó có đóng góp cho cuộc đời, cho xã hội được gì không?
Đi du học đâu phải vì không yêu nước. Vì yêu nước nên mới xa gia đình đi đến một nơi có nền giáo dục tiên tiến hơn, để nỗ lực gây dựng bản thân tốt hơn, trước hết là cho mình, sau là cho gia đình và xã hội."
Hiện tại, Bảo Châu đã về nước được hơn một tuần và đang thực hiện cách ly tại trường Quân sự Bộ tư lệnh quân khu Thủ đô.
Cuộc sống bên trong khu cách ly: Mọi người đều lạc quan và vui vẻ
Câu chuyện của Bảo Châu nhận được nhiều sự đồng cảm từ phía du học sinh Việt ở nước ngoài. Dù hiện tại đang có nhiều tranh cãi về thái độ, ý thức của một bộ phận du học sinh về nước, tuy nhiên, đó chỉ là một số ít những câu chuyện "con sâu làm rầu nồi canh"
Trên tất cả, Bảo Châu cũng như nhiều du học sinh khác đều lạc quan, tin tưởng và chấp hành tốt mọi quy định cách ly khi về nước.
Nàng du học sinh 9x cũng mong muốn nhận được sự cảm thông của mọi người khi quyết định trở về giữa mùa dịch: "Sự sợ hãi tất yếu của một con người, muốn ở cạnh người thân trong cơn hoạn nạn. Nói đến hy sinh thân mình trong thời bình này là điều khó tưởng tượng."
Hiện Bảo Châu đã cách ly tập trung được hơn một tuần, tình trạng sức khoẻ tốt. Cô cùng bạn bè rất lạc quan và còn ví đợt cách ly như một "kỳ nghỉ", tạm thời rời xa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp ngoài kia để cơ thể được "sạc pin".
"Lâu lắm rồi, mình mới giặt quần áo bằng tay. Lâu lắm rồi mới ăn đủ ba bữa cơm một ngày. Nơi ở rất thoáng mát và sạch sẽ, các chiến sỹ thân thiện, giúp đỡ nhiều lắm.
Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Sáng ra giặt quần áo tập thể dục, chiều đến đánh cầu lông. Mỗi ngày lo nhất chỉ là trời có nắng, có gió không để quần áo mới giặt còn khô để mai mặc.
Sân chơi của khu mình rộng lắm, chiều đến, tầm 2 giờ là ùa ra đá bóng, đá cầu. Rồi 3 giờ sẽ được nhận đồ gia đình gửi vào, có một chú bắc loa lên gọi í ới bạn này xuống lấy đồ, bạn kia xuống lấy đồ, vui như hội.
Không phải lo hôm nay mặc gì, trang điểm như thế nào. Mọi người chơi với nhau hiền hoà, nhường nhịn, tự nhủ nhau phải thật cẩn thận, tuân thủ mọi quy định về cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn".
Dù khoảng thời gian ăn chung, ở chung trong "kỳ nghỉ" lần đầu tiên trải nghiệm trong đời chưa lâu, nhưng họ đã thân thiết và dành nhiều tình cảm đặc biệt cho nhau.
Nàng du học sinh Hà thành bộc bạch, cô đặc biệt ấn tượng với sự chu đáo, tận tuỵ của đội ngũ các chiến sỹ làm nhiệm vụ tại khu cách ly.
Dù nhân lực có hạn, họ phải dậy từ sáng sớm để chuẩn bị hàng trăm suất ăn, có chiếc sỹ cả tháng trời chưa được về thăm gia đình vì làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều người có nguy cơ nhiễm bệnh cao... thế nhưng họ vẫn rất nhiệt tình, chu đáo, vui vẻ.
Theo Bảo Châu, cô cảm thấy may mắn vì được trở về quê hương, về với gia đình khi đại dịch bùng phát.
Bên cạnh đó, không ít bạn bè của Châu vẫn quyết định ở lại Anh quốc vì nhiều nguyên nhân khác nhau: "Vì chương trình học hoặc điều kiện học bổng không thể cắt ngang, hai là không mua kịp vé hoặc vé quá đắt, phần khác các bạn cũng lo sợ việc quá cảnh tại nhiều sân bay cũng dễ bị lây bệnh.
Các bạn ấy bây giờ cũng chủ động ở trong nhà, không đi đâu nếu không quá cần thiết và chấp hành mọi quy định của chính phủ Anh. Mình lạc quan thôi, tin tưởng rằng đại dịch này là một thử thách lớn với con người trên tư cách một giống loài. Rồi đại dịch sẽ qua."
Thông qua chia sẻ của mình, cô nàng du học sinh mong muốn mọi người hãy đồng lòng, nắm tay nhau qua thời chiến thì hãy tiếp tục nắm tay nhau qua thời bình, để khi đại dịch qua đi sẽ cùng nhau xây dựng lại trật tự cuộc sống.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Đời sống10 giờ trướcỞ độ tuổi U50, mẹ Doãn Hải My vẫn tự tin diện đồ bó sát, khoe thân hình mảnh mai, vòng eo thon gọn, xương quai xanh gợi cảm.
-
Đời sống14 giờ trướcMới đây, TPHCM đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Condé Nast Traveller (CN Traveller) đưa vào danh sách những điểm đến hấp dẫn, đáng để ghé thăm nhất trong năm 2025.
-
Đời sống14 giờ trước"Manifest" không chỉ là một từ vựng mà còn đại diện cho một tư duy mới thể hiện một sự thay đổi trong cách con người đối diện với thách thức và cơ hội.
-
Đời sống15 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh một bà cụ bán bánh xèo ở Bình Định thoăn thoắt đổ bánh, nhấc chảo rồi tung chính xác vào đĩa cho thực khách.
-
Đời sống16 giờ trướcKỷ nguyên số, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội dẫn dắt thế hệ Z đi khắp những mê cung dường như không có điểm cuối trong thế giới ảo. Họ được gì, mất gì nếu cứ mải mê la cà trong thế giới ấy?
-
Đời sống20 giờ trướcBuổi tối đầu tiên ở Hà Nội, du khách Nhật cùng gia đình đến phố Hàng Thiếc để thưởng thức món ngan cháy tỏi. Họ nhận xét món ăn rất ngon và tiếc nuối vì ở Nhật Bản không có.
-
Đời sống20 giờ trướcTikToker đẹp trai có thân hình vạm vỡ của một gymer khiến chị em mê mẩn không chỉ vì ngoại hình mà nhờ tài móc len cực khéo, tạo ra những sản phẩm hết sức dễ thương.
-
Đời sống20 giờ trướcJess McHugh, cây bút của The New York Times, nhấn mạnh: "Không có gì ấn tượng bằng việc chứng kiến cảnh tượng thu hoạch hoa súng ở Việt Nam".
-
Đời sống21 giờ trướcTừ "slay" của gen Z đang được sử dụng rộng rãi và gây tò mò cho nhiều người thuộc các thế hệ trước đó, vậy "slay" là gì đối với các bạn trẻ?
-
Đời sống22 giờ trướcMỗi tháng một lần, chị Sa dọn dẹp sạch sẽ kệ gỗ, nơi đặt bộ sưu tập thú bông của mình. Những con lấm bụi, chị mang phủi, giặt và phơi cho thơm tho rồi lại bày lên kệ.
-
Đời sống22 giờ trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
-
Đời sống1 ngày trướcXu hướng yêu của Gen Z phản ánh giá trị tự do, tự chủ và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về mối quan hệ tình cảm.
-
Giới trẻ1 ngày trướcVào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ đã tìm về vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để săn mây, check-in bên những vạt hoa vàng rực rỡ trên sườn núi.