- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ du học sinh Mỹ bị kẹt ở sân bay, bị huỷ vé về Việt Nam 2 lần: Ba mẹ đã khóc rất nhiều, mình vật vờ và không đủ sức bay về nữa
Ngày 23/3, khoảng 40 du học sinh Việt Nam ở sân bay Dallas (Mỹ) gửi thư cầu cứu đến Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện tại Mỹ vì vừa chuẩn bị lên máy bay thì bị thông báo hủy chuyến đột ngột.
- Cậu du học sinh từng nổi tiếng khi bày tiệm tạp hóa trong phòng cách ly tiếp tục tạo "làn sóng" với bộ ảnh cảm động về những người lính ướt đẫm mồ hôi nơi chống dịch
- Nỗi niềm của du học sinh về nước tránh dịch: "Khi đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà"
- Hành trình về nước bão táp của nữ du học sinh: Những chuyến bay cuối cùng về Việt Nam và bát cháo hành của các chú bộ đội
Trong đoàn 40 du học sinh đó, có một nữ sinh đã 2 lần bị hủy chuyến bay đột ngột và không thể trở về nhà. Đó là câu chuyện của Kỳ Duyên, sinh viên của trường Angelo State University, đang chuẩn bị học tiếp bậc đại học tại University of Texas at San Antonio (bang Texas, Mỹ).
Khi nước Mỹ hỗn loạn, điều duy nhất mong mỏi là được trở về quê hương
Khi Chính phủ bắt đầu ban bố tình trạng khẩn cấp khắp đất nước, mọi thứ ở Mỹ dường như bị đóng băng. Người dân hỗn loạn chạy ra siêu thị, tạp hóa để mua thức ăn và nhu yếu phẩm. Chính phủ khuyến cáo người dân ở nhà, nhiều cửa hàng chật vật đóng cửa, giăng đầy biển hiệu hướng dẫn tự bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, việc thực hiện mới chỉ ở hành động. Nhiều người vẫn thản nhiên ra đường và dành cái nhìn kì thị với những bạn trẻ châu Á đeo khẩu trang. Kỳ Duyên tâm sự: "Mình đã bị xa lánh vài lần trên đất Mỹ. Mình khá bất ngờ vì bình thường người dân nơi đây đều niềm nở và thân thiện lắm. Cũng biết ở đâu cũng có người này người nọ nhưng khi bị đối xử bất công hay dành cái nhìn kì thị, mình cảm thấy tổn thương thật sự".
Nữ du học sinh Kỳ Duyên đang theo học trường Angelo State University.
Đỉnh điểm là lần cô bạn đi chuyến xe Uber thì bị từ chối vì đeo khẩu trang. "Chú nói chú muốn hủy vì thấy 3 đứa châu Á đeo khẩu trang bắt xe. Lúc đầu mình đồng ý hủy chuyến, nhưng lại nghĩ nếu hủy phải mất 5 USD. Mình không chấp nhận vừa mất tiền mà còn bị phân biệt đối xử như vậy. Mình gọi lên tổng đài để báo cáo thì chính tài xế đã tự hủy mất rồi. Mình tổn thương đến lặng cả người, trong đầu chỉ thường trực câu nói: 'Ngay cả Uber cũng kỳ thị mình sao?".
Để bảo vệ sinh viên và ngăn ngừa việc lây lan, hàng loạt trường đại học tuyên bố đóng cửa, chuyển sang hình thức học online đến khoảng giữa tháng 4 hoặc nghỉ cả kỳ. Nhiều du học sinh đã nhân cơ hội đó đồng loạt trở về. Tuy nhiên, quyết định ra đi cũng đầy mạo hiểm khi phải chấp nhận rủi ro bị lây nhiễm trên máy bay, thậm chí khó xin visa đi học lại trong bối cảnh các đại sứ quán đóng cửa.
Đường phố nước Mỹ vắng vẻ sau khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Siêu thị trống trơn đồ ăn và nhu yếu phẩm.
Nhưng Kỳ Duyên cùng biết bao du học sinh khác vẫn nhất định phải trở về: "Khi nước Mỹ hỗn loạn, điều duy nhất chúng mình mong mỏi là trở về quê hương. Có những ngày mở mắt ra thấy tin nhắn bố mẹ hỏi thăm, mong con phải video call mỗi bữa ăn là mình lại thấy nghẹn lòng. Mà nếu bị mắc bệnh ở Mỹ thì thực sự nghiêm trọng. Tiền chữa trị và viện phí nơi đây rất đắt đỏ, bố mẹ mình làm sao chi trả nổi!".
Hai lần đặt vé - Hai lần đánh rơi hi vọng
Hàng loạt đường bay thẳng bị hủy khiến việc trở về Việt Nam khó khăn hơn bao giờ hết. Kỳ Duyên dự tính sẽ bay từ San Angelo tới thành phố Dallas (bang Texas). Sau khi nghỉ 16 tiếng ở đây sẽ bay tới Narita (Nhật Bản) rồi nối chuyến về Việt Nam. Vừa đặt cô bạn vừa lo lắng vì sợ chuyến bay từ Nhật về Việt Nam bị hủy sẽ có nguy cơ cao bị mắc kẹt ở 2 quốc gia.
Lần đầu tiên đặt, Kỳ Duyên bị hủy chuyến bay ngày 20/3 với lý do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng. Lần thứ hai đặt lại, cô bạn đã đến thành phố Dallas an toàn và còn cẩn thận hỏi lại nhân viên check-in liệu chuyến bay có bị hủy không. Sau khi nhận được cái gật đầu đảm bảo, Kỳ Duyên yên tâm lên máy bay và tự bỏ ra 300 USD thuê riêng phòng khách sạn để tránh lây nhiễm.
Nữ du học sinh 2 lần bị hủy chuyến bay đột ngột.
Nhưng, một lần nữa Kỳ Duyên phải thất vọng vì các chuyến từ Nhật Bản về Việt Nam đều bị hủy bỏ. Nhớ lại cảm xúc khi đó, Kỳ Duyên tâm sự: "Mình đã rất buồn, chết lặng cả người khi nhân viên bảo chuyến bay từ Nhật về Việt Nam của mình bị huỷ. Chuyện đó là không thể vì mình chưa hề nhận được thông báo nào từ website. Sáng hôm đó khi tỉnh dậy, hãng vẫn báo chuyến bay sẽ xuất phát đúng giờ. Không thể nào, mọi người ở nhà đã háo hức bao nhiêu. Bố mẹ đã nấu rất nhiều đồ ăn để mang đến trại cách ly".
Trở lại bang Texas trong sự thất vọng tột độ, điều khiến Kỳ Duyên buồn nhất là mình đã khiến ba mẹ hụt hẫng vì 2 lần gieo hi vọng trở về: "Ba mẹ đã khóc rất nhiều khi biết mình bị hủy chuyến. Ba mẹ không dám khóc trước camera, chỉ mãi khi mình ổn định lại mới được nghe kể họ đã khóc thế nào. Ba mẹ chỉ mong mình ở lại bên Mỹ cố gắng ăn uống đầy đủ, ở trong nhà học tập và đừng nghĩ ngợi nhiều về gia đình. Họ mong mình mạnh mẽ vượt qua và luôn nhắn nhủ dù ở đâu thì bố mẹ cũng luôn bên cạnh".
Hóa ra nước Mỹ rộng lớn nhưng không hề cô đơn
Kỳ Duyên chia sẻ, nhóm 40 bạn du học sinh bị mắc kẹt hầu hết đã về tới Việt Nam hoặc đang trên đường trở về. Mỗi người một lựa chọn riêng nhưng tất cả vẫn thường xuyên nhắn tin thăm hỏi và update tình hình của nhau. Riêng với Kỳ Duyên, cô bạn vẫn quyết định ở lại nước Mỹ.
Nhóm 40 bạn du học sinh bị mắc kẹt hầu hết đã về tới Việt Nam hoặc đang trên đường trở về. Riêng Kỳ Duyên chọn ở lại nước Mỹ.
"Mình không dám đi nữa khi đã bị hủy chuyến 2 lần. Mình đã vật vờ ở sân bay quá lâu để có đủ sức tiếp tục bay và trung chuyển thêm vài chặng nữa. Mình sợ lỡ bên này không sao nhưng khi về Việt Nam lại có ca nhiễm mới. Mình cũng không muốn gieo hi vọng rồi lại cướp mất hi vọng ngóng chờ con của gia đình".
Khi quyết định trở lại, Kỳ Duyên không gặp nhiều khó khăn vì vẫn có nơi ăn chốn ở khi hợp đồng thuê nhà chưa hết hạn và bản thân cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt. Tuy ở lại có đôi chút khó khăn khi không thể đi làm thêm nhưng cô bạn vẫn tin vào nước Mỹ và bản thân hoàn toàn có thể sống tốt.
"Thời gian chủ yếu mình ở trong nhà, cố gắng ăn uống và học online. Mình mua thảm yoga về phòng tự tập và gọi về gia đình mỗi ngày cho bố mẹ yên tâm. Bố mình bắt hứa mỗi ngày gửi một tấm ảnh và một cuộc điện thoại để bố mẹ an tâm. Cuộc sống có chút khó khăn nhưng mình tin, dù ở lại hay đi về cũng đều có rủi ro. Chỉ mong bố mẹ an lòng, mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn!", Kỳ Duyên tâm sự.
Sau khi gặp sự cố hủy chuyến, Kỳ Duyên càng thêm biết ơn sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt ở đây. Khi nghe tin 40 du học sinh bị mắc kẹt, nhiều người đã gọi điện khắp đại sứ quán, lãnh sứ quán ở các tiểu bang để nhờ giúp đỡ. Nhiều cô chú không ngại xa xôi, sẵn sàng lái ô tô vài tiếng để mang nhu yếu phẩm khiến bản thân Kỳ Duyên và nhóm du học sinh đều cảm thấy ấm lòng.
Kỳ Duyên tâm sự: "Hóa ra nước Mỹ rộng lớn nhưng mình không hề cô đơn. Những du học sinh được về với gia đình, xin hãy biết rằng bản thân may mắn hơn nhiều người khác. Du học sinh bị mắt kẹt, mình biết mọi thứ thật khó khăn khi phải trải qua những ngày này một mình. Nhưng khi chúng ta cố gắng, mọi thứ rồi sẽ ổn".
Theo Trí thức trẻ
-
Đời sống4 giờ trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống7 giờ trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống8 giờ trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống9 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống9 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống13 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống13 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống14 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống14 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống14 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống16 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống16 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống16 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.