- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Rực rỡ mùa hồng trên cao nguyên
Hồng vốn là một loại cây ưa khí hậu mát mẻ vùng ôn đới. Khoảng những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đưa loài cây này đến Đà Lạt. Có lẽ, do hợp thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây nên cây hồng đã không ngừng phát triển.
Với thổ nhưỡng của vùng cao nguyên mát mẻ, cây hồng không những phát triển rất mạnh mẽ ở Tp.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và vùng ngoại ô, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành trái cây đặc sản được yêu thích.
Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 8 là hồng bắt đầu kết trái. Mùa hồng Đà Lạt sẽ kéo dài cho đến hết tháng 11, sang đầu tháng 12. Thời gian này, tiết trời mát dịu, nắng không còn chói chang, những quả hồng mới bắt đầu chín rộ.
Khi tháng 10 và 11 đến, lá cây thưa dần, nhường chỗ cho những quả hồng chín mọng hiện ra rực rỡ. Khu vườn như bừng sáng với sắc đỏ cam bắt mắt của trái hồng, tạo nên một khung cảnh đầy sức sống và tươi mới. Đây cũng là lúc những vườn hồng Đà Lạt trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách, khi trái cây đã chín đủ độ, căng tròn và ngọt lịm.
Đến tháng 12, khi mùa hồng chín đã qua, khung cảnh vườn hồng trở nên vắng vẻ hơn. Lá cây gần như rụng hết, chỉ còn lại những cành cây khẳng khiu với vài quả hồng đỏ rực treo lơ lửng. Mặc dù, không còn sự rực rỡ của những ngày đầu mùa, nhưng hình ảnh này lại mang một vẻ đẹp trầm lắng, có chút đượm buồn, gợi nhớ về sự kết thúc của một mùa vụ, như một lời chào khép lại mùa thu yên bình của Tp.Đà Lạt.
Xen lẫn trong những tán lá xanh là từng chùm quả đỏ xum xuê, đong đưa theo gió. Từ màu xanh khi còn non, hồng dần chuyển sang màu vàng rồi ngã màu đỏ cam rực rỡ. Từ xa, trông như những đốm lửa thắp sáng cả một góc trời.
Khi trái vừa già và đang chuyển dần sang màu vàng nhạt, hồng được người dân bắt đầu thu hoạch. Vì thế, hồng giòn Đà Lạt là một loại đặc sản nổi tiếng và hấp dẫn không chỉ bởi sự thơm giòn, thanh ngọt, mà còn bởi sự độc đáo trong cách chế biến.
Khi tiết trời vào đông, nắng lạnh và khô ráo, lá hồng đổi sang màu vàng cam và bắt đầu rụng, những trái hồng cũng chuyển màu cam (thường là khoảng tháng 11 đến hết tháng 12) thì người dân Tp.Đà Lạt bắt đầu làm treo hồng gió theo công nghệ Nhật Bản.
Trái hồng vừa chín tới vẫn còn độ cứng được gọt vỏ, để lại cuống và treo lên giàn thành từng chuỗi các dây hồng có khoảng cách đều nhau, dây này so le với dây kia để các trái hồng không chạm vào nhau.
Các dây hồng được treo trong nhà kính nhằm tránh mưa, tránh côn trùng, hong nắng và tránh ánh nắng quá gắt chiếu trực tiếp nhưng vẫn thoáng gió.
Sau khoảng 5-7 ngày treo, các trái hồng sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng đều đặn 2 ngày một lần để tiết mật và trở nên mềm dẻo. Quả hồng sẽ bắt đầu chuyển màu cam đậm và nâu dần. Nếu trời nắng đều, thì khoảng 3 tuần là quá trình treo gió hoàn tất, các trái hồng có màu nâu mật sẽ được hạ giàn, cắt cuống và đóng gói thành phẩm.
Trái hồng treo gió có bề mặt dai nhẹ, bên trong mềm, lên mật óng ánh, thơm và ngọt hơn cả quả tươi. Ngoài hồng giòn và hồng treo gió, hồng trái Đà Lạt vẫn được thưởng thức theo 2 cách ăn truyền thống là hồng ủ chín và hồng sấy. Nhưng, sản phẩm hồng treo gió Đà Lạt theo công nghệ Nhật Bản trở thành một thức quà độc đáo của xứ lạnh bởi vị ngon ngọt, dinh dưỡng; đồng thời, góp phần nâng cao giá trị của trái hồng Tp.Đà Lạt.
Mùa hồng treo gió cũng là khoảng thời gian các vườn hồng đẹp nhất, trở thành điểm đến yêu thích thu hút du khách. Những vườn hồng trên đường Khe Sanh, đèo Mimosa, Triệu Việt Vương; hay các xã, thị trấn: Xuân Trường, D'ran, Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais... đều có thể thấy thấp thoáng những cây hồng ở hai bên đường bởi màu cam sum suê nổi bật. Du khách có thể xin vào vườn chụp ảnh, thưởng thức những trái hồng chín cây ngọt lịm, để có những trải nghiệm thú vị về loài cây được cho là không kỳ công chăm sóc, ít sâu bệnh và mỗi mùa đều cho trái ngọt bất kể nắng mưa, gió sương...
Vườn hồng Đà Lạt mỗi thời điểm trong mùa chín lại mang đến một vẻ đẹp riêng biệt, biến đổi theo từng giai đoạn của thiên nhiên. Vào đầu vụ, khoảng cuối tháng 9, khi lá cây còn xanh và tươi tốt, những trái hồng vàng óng ánh thấp thoáng giữa tán lá tạo nên một khung cảnh dịu dàng, thanh bình.
Đó là bức tranh mùa thu yên ả, khi những trái hồng non còn lấp ló giữa những nhánh cây, đem đến cảm giác ấm áp và trong lành. Trải qua năm tháng, số lượng không còn tính bằng cây nữa mà được tính bằng vườn. Những vườn hồng đã dần trở thành một phần gắn bó của mảnh đất này.
Theo Nguoiduatin
-
Đời sống49 phút trướcĐúng là sếp trẻ khổ với nhân viên già, tôi xin nghỉ việc sau 3 tháng làm quản lý ở tuổi 22 vì không trị nổi những nhân viên cứng đầu tuổi tác ngang với bố mẹ mình.
-
Đời sống3 giờ trướcKhông chỉ túc trực bên cạnh người bố đang lâm bạo bệnh, 9X ở Kiên Giang còn chăm sóc ông theo cách đặc biệt khiến cộng đồng mạng xúc động.
-
Đời sống7 giờ trướcHàng ngày, sau mỗi buổi chiều tan chợ, cụ Đăm và cụ Bay lại ghé thăm, ẵm bồng bé trai hơn 2 tháng tuổi mà các cụ coi như cháu ruột trong nhà.
-
Đời sống7 giờ trướcTừ điển tiếng Việt không có từ "dịu kha", nhưng đây lại là một từ mà giới trẻ hay dùng để mô tả tính cách hay trạng thái, vậy "dịu kha" là gì trong từ điển gen Z?
-
Đời sống9 giờ trướcSau khi gây sốt trên thế giới, những ngày gần đây chiếc kệ nhún nhảy lại khuấy đảo mạng xã hội Việt Nam, các clip khoe sản phẩm này khiến người xem muốn lắc lư theo.
-
Đời sống21 giờ trướcKhông ít du khách tự thách thức bản thân khi đu dây từ vách đá cao 130m xuống một băng ghế gỗ dài chỉ để uống một tách cà phê.
-
Đời sống1 ngày trướcVụ việc cựu tiền đạo Lê Công Vinh có trở lại làm trợ lý HLV cho CLB Sông Lam Nghệ An hay không đang thu hút sự chú ý của dư luận.
-
Đời sống1 ngày trướcCô dâu Tố Uyên bật mí, nhà trai cũng hết lời khen ngợi với phong cách trang trí của nhà gái. Sau khi ra về, họ còn cầm theo cà chua, ớt chuông để về xào thịt bò hay lên xe ăn với muối tôm khi về lại Hải Phòng (quê của chú rể).
-
Đời sống1 ngày trướcĐể có chuyến du lịch rừng đúng nghĩa, bạn nên trang bị cho mình những thông tin cần thiết trước khi xách ba lô lên và đi.
-
Đời sống1 ngày trướcNhững sản phẩm độc đáo, đậm dấu ấn Việt Nam của 9X ở Hải Phòng khiến khách nước ngoài thán phục, liên tục "chốt đơn" dù phải đợi gần 2 năm mới được nhận hàng.
-
Đời sống1 ngày trướcCựu tiền đạo Lê Công Vinh từ chối trở lại Sông Lam Nghệ An làm trợ lý huấn luyện viên.
-
Đời sống1 ngày trướcNằm trong khu tập thể cũ ở Hà Nội, với thực đơn chỉ 3 món, quán kem xôi - chè Thái của bà lão U90 Dương Thị An là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ thực khách.
-
Giới trẻ1 ngày trướcTừ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong khi nhiều ông bố, bà mẹ như ngồi trên chảo lửa vì con cái đến tuổi dựng vợ, gả chồng mà cứ “ì thì lì” thì chị Lê Phương Loan (tỉnh Thái Bình) lại cho rằng, mình đang tận hưởng thời gian được ở bên các con.