- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sao con gái miền Tây cứ mơ lấy chồng giàu?
Cái nghèo, cái khó cộng thêm nhận thức và dân trí thấp đã đẩy một số cô gái miền Tây vào con đường gạt nước mắt lấy chồng xứ người. Đánh canh bạc với số phận chỉ vì trả hiếu mẹ cha.
Về miền Tây, chúng ta sẽ được đi qua từng con kênh, con rạch nhỏ bằng xuồng ba lá, có cô gái chèo xuồng cao ráo, làn da ngăm ngăm với câu hò ngọt ngào, thân thương. Đồng bằng Tây Nam Bộ là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn lại được phù sa bồi đắp cộng thêm dòng sông Tiền, sông Hậu ôm quanh nên đất đai màu mỡ, cây trái tươi tốt.
Hoa quả phải kể đến Vĩnh Long, Tiền Giang, tôm cá thì mời về Cà Mau, Bạc Liêu, các loại mắm thì An Giang, Sóc Trăng, tìm hiểu văn hóa Chăm thì mời về Trà Vinh, xem mùa nước nổi thì đến Đồng Tháp. Quê tôi, tất cả đặc sản miền Tây, họ thu mua về một khu công nghiệp ở Cần Thơ, sau đó là xuất khẩu bao gồm hoa quả, lúa gạo, tôm cá...
Miền Tây vẫn nghèo dù thiên nhiên ưu đãi
Từ năm 1960 đến nay, miền Tây không hề thay đổi. Từ thuở mẹ tôi đi làm ở kho bạc Cần Thơ, mẹ bảo đường xá đến các cơ sở hành chính toàn bộ của chính quyền cũ để lại giờ vẫn thế. Con đường đại lộ ở thành phố trực thuộc trung ương vẫn lội nước bì bõm vào mùa nước lên hàng năm.
Chúng ta khó có thể tưởng tượng được rằng đến nay, năm 2015 vẫn còn những nơi ở miền Tây không có đường nhựa, không có điện thắp sáng không? Đất đai trù phú nhưng được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Người dân nơi đây dân trí thấp, ít học cứ bán dần ruộng đất đi để trang trải chi phí mỗi khi ốm đau. Nên dần dà họ làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Ở đây, người giàu đa phần thuộc thành phần "địa chủ" kiểu là người thu mua nhiều đất đai. Người nông dân năm ba vụ lúa trang trải chi phí phân bón, thuốc sâu, thuê đất là hết sạch. Năm sau lại tiếp tục như thế.
Khi cái ăn còn không đủ thì người ta làm gì nghĩ đến con chữ. Việc học ở Miền Tây là một điều vô cùng xa xỉ. Trai gái lớn lên đủ tuổi thì cưới gả cho xong rồi dắt díu nhau mà sống. Rồi gia cảnh nghèo nàn làm đàn ông chán nản nhậu nhẹt bê tha, vợ con nheo nhóc, mọi thứ lại cứ lặp lại như đời trước. Vì vất vả cực khổ lại rượu bia nhiều nên đàn ông miền Tây đa phần già yếu, hom hem hơn so với tuổi.
Người miền Tây thích sinh con gái hơn con trai!
Nhà tôi kinh doanh buôn bán từ xưa, hàng năm, nhà tôi có không biết bao nhiêu lượt các cô gái trẻ miền Tây lên làm thuê. Chỉ có ở miền Tây mới có cái văn hóa “Con gái trả hiếu cho bố mẹ” bằng cách lấy chồng giàu lo cho gia đình. Khó có thể hiểu được suốt mười mấy năm trời, tôi chứng kiến hàng trăm cô gái khóc lóc sướt mướt khi gia đình gọi về lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Lần nào, mẹ tôi cũng sụt sùi thương xót cho họ.
Trong những đợt tuyển chọn, các cô gái lột sạch quần áo đứng cho “chồng” hoặc người đại diện “chồng” tuyển chọn. Sau mỗi đám cười trừ tất cả chi phí cưới xin, môi giới thì cha mẹ mỗi cô sẽ còn lại được tầm 10 triệu chi tiêu gia đình. Có cô sang đấy sung sướng gọi về báo cho mẹ tôi. Cô bảo cô không cần biết hạnh phúc là gì, cô chỉ cần hàng tháng có 300 đô la gửi về cho cha mẹ. Nói xong, giọng cô lạc đi thì thầm ngắt quãng nói cô nhớ nhà, nhớ quê.
Có cô sang đấy làm vợ cả nhà chồng, mỗi ngày làm việc từ sáng đến đêm thay cho giúp việc, chăm mẹ chồng già yếu lại còn làm vợ cho cả hai anh em chồng. Mẹ chồng cô bảo họ mua cô về để làm con ở cho cả nhà, họ mua cô thì cô phải làm mới có ăn, họ mua về nên cô phải hầu hạ cả nhà chồng kiêm nô lệ tình dục. Có cô lấy chồng bên ấy phải về nơi còn nghèo hơn cả ở miền Tây quê cô.
Ngày bước xuống xe khách, sau quãng thời gian di chuyển trên tàu xe mệt mỏi, cô bàng hoàng, hốt hoảng. Đấy là một vùng miền núi đất đai khô cằn và buồn tẻ. Rồi cũng dần quen, ngày đi làm đồng, đêm về cơm nước phục vụ nhà chồng và người chồng tật nguyền hơn 50 tuổi. Hỉ nộ ái ố gì thời gian đầu các cô cũng gọi về trút bầu tâm sự với mẹ tôi.
Tất nhiên, gia đình các cô đâu quan tâm các cô sống thế nào bên đó, thật ra là dân trí của họ không thể nghĩ sâu sa đến như vậy. Đó cũng một phần do tính cách của người miền Tây vô tư, vô lo. Điểm chung của các cô gái đó là tiền ăn sáng, ăn trưa chồng phát đều đặn được giấu dưới gối mỗi ngày và tháng một lần xin phép đi ra ngoài để len lén gửi tiền về Việt Nam.
Có bao nhiêu lựa chọn khác để mưu sinh, để trả hiếu cha mẹ, hà cớ sao mà lại chọn con đường khổ ải như vậy?!
Hoa quả phải kể đến Vĩnh Long, Tiền Giang, tôm cá thì mời về Cà Mau, Bạc Liêu, các loại mắm thì An Giang, Sóc Trăng, tìm hiểu văn hóa Chăm thì mời về Trà Vinh, xem mùa nước nổi thì đến Đồng Tháp. Quê tôi, tất cả đặc sản miền Tây, họ thu mua về một khu công nghiệp ở Cần Thơ, sau đó là xuất khẩu bao gồm hoa quả, lúa gạo, tôm cá...
Vùng đất sông nước miền Tây được thiên nhiên ưu đãi trù phú
Từ năm 1960 đến nay, miền Tây không hề thay đổi. Từ thuở mẹ tôi đi làm ở kho bạc Cần Thơ, mẹ bảo đường xá đến các cơ sở hành chính toàn bộ của chính quyền cũ để lại giờ vẫn thế. Con đường đại lộ ở thành phố trực thuộc trung ương vẫn lội nước bì bõm vào mùa nước lên hàng năm.
Chúng ta khó có thể tưởng tượng được rằng đến nay, năm 2015 vẫn còn những nơi ở miền Tây không có đường nhựa, không có điện thắp sáng không? Đất đai trù phú nhưng được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Người dân nơi đây dân trí thấp, ít học cứ bán dần ruộng đất đi để trang trải chi phí mỗi khi ốm đau. Nên dần dà họ làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Ở đây, người giàu đa phần thuộc thành phần "địa chủ" kiểu là người thu mua nhiều đất đai. Người nông dân năm ba vụ lúa trang trải chi phí phân bón, thuốc sâu, thuê đất là hết sạch. Năm sau lại tiếp tục như thế.
Khi cái ăn còn không đủ thì người ta làm gì nghĩ đến con chữ. Việc học ở Miền Tây là một điều vô cùng xa xỉ. Trai gái lớn lên đủ tuổi thì cưới gả cho xong rồi dắt díu nhau mà sống. Rồi gia cảnh nghèo nàn làm đàn ông chán nản nhậu nhẹt bê tha, vợ con nheo nhóc, mọi thứ lại cứ lặp lại như đời trước. Vì vất vả cực khổ lại rượu bia nhiều nên đàn ông miền Tây đa phần già yếu, hom hem hơn so với tuổi.
Người miền Tây thích sinh con gái hơn con trai!
Nhiều cô gái miền Tây gạt nước mắt để đi lấy chồng xứ người (Ảnh minh họa)
Nhà tôi kinh doanh buôn bán từ xưa, hàng năm, nhà tôi có không biết bao nhiêu lượt các cô gái trẻ miền Tây lên làm thuê. Chỉ có ở miền Tây mới có cái văn hóa “Con gái trả hiếu cho bố mẹ” bằng cách lấy chồng giàu lo cho gia đình. Khó có thể hiểu được suốt mười mấy năm trời, tôi chứng kiến hàng trăm cô gái khóc lóc sướt mướt khi gia đình gọi về lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Lần nào, mẹ tôi cũng sụt sùi thương xót cho họ.
Trong những đợt tuyển chọn, các cô gái lột sạch quần áo đứng cho “chồng” hoặc người đại diện “chồng” tuyển chọn. Sau mỗi đám cười trừ tất cả chi phí cưới xin, môi giới thì cha mẹ mỗi cô sẽ còn lại được tầm 10 triệu chi tiêu gia đình. Có cô sang đấy sung sướng gọi về báo cho mẹ tôi. Cô bảo cô không cần biết hạnh phúc là gì, cô chỉ cần hàng tháng có 300 đô la gửi về cho cha mẹ. Nói xong, giọng cô lạc đi thì thầm ngắt quãng nói cô nhớ nhà, nhớ quê.
Có cô sang đấy làm vợ cả nhà chồng, mỗi ngày làm việc từ sáng đến đêm thay cho giúp việc, chăm mẹ chồng già yếu lại còn làm vợ cho cả hai anh em chồng. Mẹ chồng cô bảo họ mua cô về để làm con ở cho cả nhà, họ mua cô thì cô phải làm mới có ăn, họ mua về nên cô phải hầu hạ cả nhà chồng kiêm nô lệ tình dục. Có cô lấy chồng bên ấy phải về nơi còn nghèo hơn cả ở miền Tây quê cô.
Ngày bước xuống xe khách, sau quãng thời gian di chuyển trên tàu xe mệt mỏi, cô bàng hoàng, hốt hoảng. Đấy là một vùng miền núi đất đai khô cằn và buồn tẻ. Rồi cũng dần quen, ngày đi làm đồng, đêm về cơm nước phục vụ nhà chồng và người chồng tật nguyền hơn 50 tuổi. Hỉ nộ ái ố gì thời gian đầu các cô cũng gọi về trút bầu tâm sự với mẹ tôi.
Tất nhiên, gia đình các cô đâu quan tâm các cô sống thế nào bên đó, thật ra là dân trí của họ không thể nghĩ sâu sa đến như vậy. Đó cũng một phần do tính cách của người miền Tây vô tư, vô lo. Điểm chung của các cô gái đó là tiền ăn sáng, ăn trưa chồng phát đều đặn được giấu dưới gối mỗi ngày và tháng một lần xin phép đi ra ngoài để len lén gửi tiền về Việt Nam.
Có bao nhiêu lựa chọn khác để mưu sinh, để trả hiếu cha mẹ, hà cớ sao mà lại chọn con đường khổ ải như vậy?!
Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy chia sẻ những ý kiến của bạn bằng cách gửi comment dưới bài viết hoặc gửi mail tới địa chỉ mail: tintuconline@vietnamnet.vn. Cảm ơn sự đóng góp của các bạn. |
Trúc Linh/VietNamNet
-
Đời sống7 giờ trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống10 giờ trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống10 giờ trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống12 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống12 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống15 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống16 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống16 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống16 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống16 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống18 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống19 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống19 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.