- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sinh viên xếp hàng dài hơn 100m để mua bánh giúp chủ sạp có vợ ung thư
Để giúp người bán bánh mỳ dẹt có tiền trả viện phí và chăm sóc người vợ mắc ung thư, cả hàng dài sinh viên và người dân đứng chờ mua bánh của ông.
Hoàn cảnh của người bán hàng rong Hu Weiguang (54 tuổi, sống tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), có vợ mắc bệnh ung thư vú và tình thương, sự giúp đỡ của cộng đồng dành cho ông khiến cư dân mạng xúc động.
Ông Hu được các sinh viên Đại học Công nghệ Phúc Kiến trìu mến gọi là “chú Bánh mỳ dẹt" Gần đây, ông và con trai Hu Jiaming (21 tuổi) ngạc nhiên trước hiện tượng lạ, đó là sinh viên thường xếp hàng dài hơn 100m trước quầy hàng của họ để mua bánh.
Sinh viên xếp hàng dài hơn 100m để mua hàng giúp đỡ chủ sạp bánh có vợ ung thư. (Ảnh: FZ Evening News)
Hóa ra, một sinh viên tên là Gao Ying đã đăng tin về vợ ông Weiguang (bà Hu Guiyuan, người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú vào tháng 8) lên mạng xã hội và kêu gọi các sinh viên khác ủng hộ quầy bánh mỳ dẹt của gia đình họ.
Trước đó, ông Hu Weiguang cho biết, ông phải trả cho bệnh viện 10 nghìn nhân dân tệ (gần 36 triệu đồng) mỗi tháng để điều trị cho vợ mình.
Sinh viên Gao thường mua loại bánh mỳ dẹt nhân thịt đắt nhất, yêu cầu thêm thịt và trả thêm tiền, nhưng Hu đã cho cô thêm thịt miễn phí.
Ngày 18/10, Gao đăng một video trực tiếp về quầy bánh mỳ dẹt của ông Hu, thu hút hơn 30 triệu lượt xem và 2,1 triệu lượt thích. Sinh viên Đại học Công nghệ Phúc Kiến và các trường đại học lân cận đã xếp hàng nhiều giờ để mua bánh mỳ dẹt.
Một số người mua nhiều hơn mức họ có thể tiêu thụ. Nhiều người khác lái xe hơn 100km để ủng hộ công việc kinh doanh của Hu. Một số người giả vờ trả tiền bánh mỳ để quyên góp tiền thông qua mã QR thanh toán của Hu.
Nhiều người giúp đỡ ông Hu bằng việc mua hàng ở quầy bánh mỳ dẹt của ông. (Ảnh: FZ Evening News)
Hu Junior, con trai ông, đã dừng việc học để hỗ trợ công việc kinh doanh của cha mẹ mình. Anh cho biết doanh thu hàng ngày của họ đã tăng từ khoảng 1.000 nhân dân tệ (3,5 triệu đồng) lên hơn 4.000 nhân dân tệ (14,2 triệu đồng).
Ông Hu Weiguang bày tỏ lòng biết ơn đối với khách hàng nhưng nhấn mạnh họ không muốn kiếm nhiều tiền hơn mức cần thiết, đề nghị mỗi sinh viên chỉ mua không quá hai ổ bánh mỳ dẹt. Ông cũng liên hệ với trường đại học để quyên góp số tiền ngoài doanh thu bán bánh mỳ mà ông nhận được.
“Cả cha tôi và tôi đều muốn vượt qua thời kỳ khó khăn bằng số tiền do chính tay mình kiếm ra”, Hu Junior nói với trang Chinanews.
Bánh mỳ dẹt nướng trong lò đất sét mà ông Hu vẫn bán trong 3 thập kỷ là đặc sản quê hương Chiết Giang của ông. Quầy hàng luôn thu hút sinh viên vì giá cả phải chăng, từ 4 đến 7 nhân dân tệ một chiếc.
Một người bán bánh mỳ dẹt ở Phúc Châu đã tạm dừng kinh doanh để phụ ông Hu bán hàng. Quê hương ông ở huyện Jinyun, tỉnh Chiết Giang cũng cử hai đầu bếp làm bánh mỳ dẹt đến Phúc Kiến giúp đỡ, để ông có thời gian chăm sóc vợ mình.
Hai đầu bếp từ quê nhà của ông Hu đã đến giúp tại quầy hàng. (Ảnh: FZ Evening News)
Ngày 24/10, cơ quan truyền thông địa phương Fuzhou Daily người vợ được kiểm tra sức khỏe chuyên sâu tại Bệnh viện tỉnh trực thuộc Đại học Phúc Châu.
Câu chuyện về quầy bán bánh mỳ dẹt của ông Hu lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của nhiều người dùng. Cộng đồng mạng bày tỏ xúc động trước hành động của các bạn trẻ: “Các sinh viên đại học này là những người đáng yêu nhất mà tôi từng thấy”; “'Chú Bánh mỳ dẹt và gia đình đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ nhiều bên khác nhau chỉ nhờ đoạn video dài vài giây; đây chính là ý nghĩa của Internet”...
Theo VTC News
-
Đời sống1 giờ trướcNgày 3/12, khách sạn Caravelle Saigon kỷ niệm 65 năm thành lập, đánh dấu hành trình phát triển rực rỡ và cam kết không ngừng mang đến những trải nghiệm đẳng cấp cho khách hàng.
-
Đời sống2 giờ trướcMới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng đã công bố danh sách những món bánh ngọt nhiều lớp ngon nhất châu Á, trong đó có bánh hạt dẻ, đặc sản nổi tiếng ở Sa Pa của Việt Nam.
-
Đời sống3 giờ trướcMột lần về ăn cưới người bạn thân ở Phú Thọ, tôi bất ngờ khi món tráng miệng được mang ra.
-
Đời sống3 giờ trướcVì duyên mà ta gặp gỡ, cũng vì duyên mà ta chia xa nên hãy trân trọng mỗi gương mặt từng ghé qua đời mình
-
Đời sống3 giờ trướcNhững gợi ý quà tặng Giáng sinh “bắt trend” giúp bạn ghi điểm
-
Đời sống3 giờ trướcDân mạng Việt chia 2 phe tranh cãi về việc viếng tang bằng "vòng hoa" làm từ táo đỏ, người ủng hộ cho là thực tế, văn minh, người phản đối cho là không thành kính.
-
Đời sống5 giờ trướcTổ chức Kỷ lục thế giới Official (OWR) của châu Âu công nhận cầu kính Bạch Long là cây cầu kính dài nhất thế giới với độ dài 632m.
-
Đời sống5 giờ trướcĐồng Tháp là một trong những tỉnh thành miền Tây có nhiều điều thú vị để bạn có thể khám phá.
-
Đời sống5 giờ trướcLần đầu nếm thử món bún ngan ở Hà Nội, nữ du khách Nhật không chỉ bất ngờ vì hương vị thơm ngon mà còn cảm thấy sức khỏe được cải thiện rõ.
-
Đời sống5 giờ trướcNước cúng trên bàn thờ gia tiên, thờ Phật hay thần Tài cần dùng loại đã đun sôi mới đủ thành kính hay có thể sử dụng nước lã?
-
Đời sống17 giờ trướcNơi đón bình minh đầu tiên ở Việt Nam là điểm cực Đông trên đất liền của Tổ quốc; bạn có biết địa điểm này nằm ở tỉnh nào?
-
Đời sống23 giờ trướcBiết được khuyết điểm bản thân sẽ khiến chúng ta nỗ lực bù đắp nhiều hơn. Nhưng trên đời có một kiểu người không biết mình đang đứng ở đâu, tự cho mình rất thông minh.
-
Đời sống1 ngày trước"Con đường di sản" - kết nối từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavi – Bát Xát – Bắc Hà (Lào Cai) đến Xín Mần (Hà Giang) là sản phẩm du lịch mới, hứa hẹn thu hút du khách.
-
Đời sống1 ngày trướcViệt Nam vinh dự có tới 4 đại diện xuất hiện trong danh sách những món hầm ngon nhất Đông Nam Á của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas.