- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự tẩy chay nửa vời nuôi sống các YouTuber chiêu trò
Nói sai, làm bậy nhưng nhiều kênh YouTube như NTN Vlogs, Khoa Pug, Hưng Vlog vẫn tồn tại, kiếm ra tiền. Lý do chính là sự tẩy chay của dân mạng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
- Bị phạt 500.000 đồng vì kê sát 2 chiếc giường khi đi du lịch: Khách hàng có lỗi hay khách sạn xử lý thiếu tình người?
- Cười muốn xỉu với hành động của ông chồng thấy vợ đánh rơi tiền, dùng đủ 7749 kế chôm chỉa chứ nhất quyết không trả lại vợ một xu
- Primmy Trương khoe phòng ngủ với cả tủ nước hoa sang xịn, nhưng fan chỉ chú ý đến hình cô nàng trong gương sau loạt nghi vấn mang bầu
Ngày 24/4, Quỳnh Trần JP bị chỉ trích vì đăng tải clip "ăn bàn chân gấu hầm sâm". Những ngày sau đó, vlogger này vẫn đều đặn mỗi ngày ra một video ẩm thực và đạt lượt xem trung bình 500.000-700.000, ngang bằng các sản phẩm trước.
Cuối năm 2019, Khoa Pug bị "ném đá" vì video dựng chuyện nữ phục vụ Nhật quỳ khóc, cầu xin. Không nhận sai hay xin lỗi, nam YouTuber vẫn hoạt động năng nổ trên nền tảng và có thêm khoảng 1 triệu subscriber trong hơn 1 năm qua.
Chỉ trong vòng 2 tháng cuối năm 2020, Hưng Vlog hai lần bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt hành chính vì đăng nội dung phản cảm. Thời điểm đó, kênh này cũng bị tẩy chay và dừng hoạt động một thời gian. Tuy nhiên, vài tháng sau, Hưng Vlog trở lại và có thêm 100.000 subscriber.
Sự phát triển của Quỳnh Trần JP, Khoa Pug hay Hưng Vlog bất chấp lùm xùm, tranh cãi phần nào nói lên sự dễ dãi của một bộ phận người xem. Nói sai, làm bậy nhưng những kênh YouTube này vẫn có thể tồn tại và kiếm ra tiền vì khán giả tẩy chay nửa vời, "ném đá" song vẫn quan tâm, theo dõi.
Hưng Vlog bị phạt hành chính vì đăng clip phản cảm. Ảnh chụp màn hình.
Sự tò mò tai hại
NTN Vlogs là một trong những ví dụ điển hình cho việc mức độ phản đối, tẩy chay của người xem đôi khi lại tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển của một kênh YouTube. Dù vướng hàng loạt lùm xùm vì làm clip vô bổ, nhảm nhí, độc hại, NTN Vlogs lại đang là nhà sáng tạo có lượng người theo dõi cao thứ ba tại Việt Nam với gần 9,6 triệu lượt.
Các clip từng bị chỉ trích trên kênh này thậm chí có lượt xem vượt trội so với những sản phẩm khác. Dù bị chế giễu là “YouTuber bị chỉ trích nhiều nhất Việt Nam”, NTN Vlogs lại có thể kiếm được 3.600-58.000 USD/tháng, theo Social Blade.
Thạc sĩ Đinh Hồng Anh, giảng viên Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từng nói với Zing những làn sóng phản ứng hay phản đối rõ ràng của người xem đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ các kênh chuyên chia sẻ nội dung phản cảm, nhảm nhí.
NTN vẫn được quan tâm sau nhiều lần sử dụng chiêu bài xóa kênh rồi lại tái xuất trên YouTube. Ảnh chụp màn hình.
Khán giả cần tỉnh táo, theo dõi một cách có chọn lọc những nội dung trên mạng xã hội để không bị cuốn theo hay vô tình tiếp tay cho điều xấu bằng lượt xem của mình.
Người xem chính là những “quan tòa lương tâm”, biết cách rời đi, không theo dõi, không ủng hộ, không góp phần vào việc giúp người tạo ra nội dung xấu tăng view. Đó là cách phản ứng rõ ràng thẳng thắn, trực diện và hơn hết là ngay lập tức.
“Khi một cộng đồng cùng ấn nút report (báo cáo vi phạm quy tắc cộng đồng theo luật của YouTube) cho kênh và video phản cảm thì tương lai dễ thấy của kênh đó là sự biến mất trên nền tảng. Cần lắm sức mạnh của một cộng đồng tỉnh táo”, bà Hồng Anh nói.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long nói thêm: “Quan điểm của tôi là cái gì không thích thì không xem, không share, cảm thấy rất trái với quan điểm của mình thì báo cáo. Rõ ràng, mỗi người phải có hành động thật kiên quyết. Chúng ta không cần phải làm gì đó đao to búa lớn, mà chỉ cần đừng xem vì các kênh YouTube ‘sống’ được là nhờ có lượt theo dõi”.
Tẩy chay - quyền lực lớn nhất của khán giả
Tại Hàn Quốc, nơi nổi tiếng với văn hóa tẩy chay triệt để trong mọi lĩnh vực, các YouTuber mắc sai lầm gần như không bao giờ được trao cho cơ hội thứ hai.
Tháng 12/2020, hai kênh YouTube “Eat with Boki” và Kim Bo-kyem trở thành tâm điểm chỉ trích vì gian lận trong khi quay clip mukbang và không minh bạch sản phẩm quảng cáo.
Sau một đêm, hai kênh này mất khoảng 1 triệu người theo dõi. Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ, cả hai phải công khai xin lỗi và tuyên bố tạm dừng hoạt động trong vài tháng. Sau khi trở lại, những kênh này chỉ có thể kiếm tiền từ khán giả quốc tế.
Lừa dối khán giả, Eat with Boki bị tẩy chay tại Hàn Quốc, chỉ có thể kiếm tiền dựa vào fan quốc tế. Ảnh: Eat with Boki.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các YouTuber khác như Banzz, cặp vợ chồng Josh Carrott - Kook Gabie. Trong khi Banzz mất hơn 1 triệu follow vì quảng cáo thuốc giảm cân sai sự thật, Josh Carrott, Kook Gabie phải tạm dừng sản xuất video sau scandal vi phạm quy tắc cách ly.
Giáo sư nganh truyền thông Yoo Hyun-jae của Đại học Sogang cho biết: “Những lỗi như nói dối để kiếm lợi nhuận thương mại, các giao dịch bất hợp pháp, dàn dựng để lừa dối khán giả… của YouTuber sẽ không có cơ hội để sửa chữa ở Hàn. Người xem cảm thấy ghê tởm với những hành động này và sẽ sử dụng quyền lực lớn nhất của mình là tẩy chay”.
Tại Mỹ, thái độ tẩy chay của khán giả với các YouTuber phạm sai lầm cũng khá rõ ràng. Năm 2019, vlogger James Charles đã chứng kiến số lượng người theo dõi kênh chuyên về makeup của mình giảm từ 16,5 triệu xuống còn 14,5 triệu sau “drama” chơi xấu đồng nghiệp. Người này trở thành nhân vật đầu tiên trên YouTube mất đi 1 triệu lượt đăng ký chỉ sau 24 giờ.
Trách nhiệm của nền tảng
Văn hóa tẩy chay của khán giả cũng chỉ là một phần trong câu chuyện hạn chế, xóa bỏ nội dung bẩn trên YouTube. Các giải pháp tiếp theo phải đến từ những quy định đủ quyết liệt của nền tảng và cơ quan pháp luật.
Không phải ngẫu nhiên mà nội dung xấu, gây tranh cãi được nhiều người tập trung khai thác trên YouTube. Mục tiêu chung của các nhà sáng tạo nội dung là kiếm được lượt xem, từ đó có tiền nhờ quảng cáo. Và một trong những cách tiếp cận người xem dễ nhất là dựa vào hệ thống gợi ý của YouTube.
Tuy nhiên, tiêu chí YouTube lựa chọn các video để gợi ý lại không nằm ở chất lượng nội dung mà dựa vào thời gian xem.
Guillaume Chaslot, cựu nhân viên của Google từng làm việc với thuật toán đề xuất, nói: “YouTube sử dụng AI để đề xuất video cho bạn. Tuy nhiên, vấn đề là trí tuệ nhân tạo không được tạo ra để cho bạn thấy thứ mình muốn, mà để bạn nghiện YouTube. Hệ thống đề xuất được thiết kế để tiêu tốn thời gian của người dùng”.
Thuật toán của YouTube ưu tiên thời lượng xem thay vì quan tâm đến nội dung clip. Ảnh: QZ.
Chính vì YouTube chú trọng thời gian xem thay vì nội dung, những video về thuyết âm mưu, tin giả sẽ được đề xuất thường xuyên hơn. Các sản phẩm càng nhạy cảm, gây tranh cãi, càng dễ khiến người xem bấm vào, xem lâu hơn và lại càng được hệ thống đề xuất nhiều hơn.
“Chúng ta phải nhận ra rằng hệ thống đề xuất của YouTube độc hại và làm sai lệch mọi sự tranh luận. Hiện tại, hệ thống này thúc đẩy các nội dung nhạy cảm, không bị cấm nhưng thu hút sự quan tâm”, Chaslot khẳng định.
Khi YouTube công bố đổi thuật toán để ưu tiên thời gian xem hơn là số lượt xem vào năm 2012, họ cho biết thay đổi này sẽ giúp các nhà sáng tạo nội dung có thời gian xem lâu hơn. Tuy nhiên, nền tảng lại thất bại trong việc kiểm soát nội dung theo hướng tích cực.
“Trên YouTube, những câu chuyện tưởng tượng còn được yêu thích hơn những gì có thật”, Chaslot nói.
Theo Zing
-
Đời sống2 giờ trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống5 giờ trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống5 giờ trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống7 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống7 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống10 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống11 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống12 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống12 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống12 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống14 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống14 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống14 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.