Sự tử tế độc hại tại nơi làm việc

Môi trường làm việc thân thiện quá mức có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nhân viên, thậm chí khiến họ bỏ lỡ cơ hội phát triển sự nghiệp.

Không chỉ sự đồng cảm, quan tâm hay những câu khích lệ là yếu tố quan trọng cần có trong môi trường làm việc, các cuộc tranh luận cũng đóng vai trò thiết yếu.

Tuy nhiên ngày nay, lối văn hóa tử tế đang dần phát triển theo hướng tiêu cực như dạng độc tính tại một số công ty, CNBC đưa tin.

Sự tử tế độc hại tại nơi làm việc-1Nhiều người lo lắng vì không nắm bắt được suy nghĩ thực sự của đồng nghiệp. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels.

“Trong vài tình huống cần thẳng thắn trò chuyện và góp ý với các đồng nghiệp, không ít người lại gồng mình cố gắng cư xử vui vẻ, hòa nhã”, Tessa West, giáo sư tâm lý học tại Đại học New York (Mỹ), chia sẻ.

“Mọi người thường nghĩ những câu nói nhận xét mang yếu tố chỉ trích là độc hại, còn các cuộc đối thoại khen ngợi, lấy lòng mới là tích cực. Thực tế, sự tử tế đó chỉ là hành động tránh né, thể hiện tính vô trách nhiệm”, giáo sư West nói thêm.

Khi các sếp ngại đánh giá và góp ý, họ càng khó quản lý và kiểm soát cấp dưới, nhân viên cũng không nhận ra khuyết điểm của chính họ để khắc phục. Như vậy, sự tích cực không đúng nghĩa này khiến các công ty kém phát triển, bền vững hơn.

Theo West, dấu hiệu nhận biết không gian độc hại tiềm ẩn là những cuộc đối thoại thảo mai. Không chỉ bao gồm sự thiếu tôn trọng lẫn nhau, khó khăn trong việc hòa nhập hay vấn đề phi đạo đức của nhân viên, những nơi thiếu các cuộc trò chuyện, bàn luận chân thật cũng là dấu hiệu của môi trường làm việc không lành mạnh.

Sự tử tế độc hại tại nơi làm việc-2Không ít người đi làm nhưng luôn lo sợ mất lòng đồng nghiệp. Ảnh: Karolina Grabowska/Pexels.


West cho rằng câu nói như “Bạn rất giỏi, thật tuyệt khi chúng ta có cơ hội hợp tác với nhau” có thể là sự cảnh báo. Khi đó, nhiều người sẽ không cảm thấy thoải mái để chia sẻ suy nghĩ thật lòng về những ưu và nhược điểm của mình.

“Mọi người luôn có tư duy phải thể hiện thái độ tích cực trong mọi tình huống, nên thường ngại đưa ra nhận xét, đánh giá thật chất người khác. Từ đó, chính họ cũng không phát triển, tiến bộ hơn vì khó nhận ra những thiếu sót của mình”, cô nói thêm.

Nhà tâm lý học Wharton Adam Grant cho biết: “Vì quá lo lắng trong việc phải hòa hợp với người khác, nhiều người coi trọng các mối quan hệ hơn kết quả công việc. Từ đó, họ trở thành người vô trách nhiệm và dần đánh mất sự nghiệp”.

Đặc biệt, khi quá quen với các câu nói khen ngợi, việc lắng nghe nhận xét, đánh giá tiêu cực từ cấp trên có thể khiến nhân viên càng thêm hoang mang lo sợ, ảnh hưởng lớn đến tâm lý khi làm việc.

Do đó, việc được nói ra những suy nghĩ, cảm nhận thật lòng là yếu tố thiết yếu để phát triển sự nghiệp.

“Hãy bắt đầu thay đổi với các câu hỏi nhỏ, sau đó tiến dần đến vấn đề khác quan trọng hơn. Mỗi người cần thu về sự đánh giá trung thực, mang tính xây dựng cho chính mình”, West gợi ý.

 

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://lifestyle.zingnews.vn/su-tu-te-doc-hai-tai-noi-lam-viec-post1446041.html

sự tử tế


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.