- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tại sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp?
Cái tên tháng Chạp chỉ dành cho tháng cuối cùng của năm âm lịch, bạn có biết chữ "chạp" nghĩa là gì, vì sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp?
Tháng Chạp là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa Việt Nam, tháng có nhiều ngày lễ, nhiều nghi thức thờ cúng quan trọng hướng về tổ tiên và chuẩn bị tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới.
Tháng Chạp là tháng 12, nhưng cách gọi này chỉ dành cho lịch âm. Mặc dù từ này rất quen thuộc, nhiều người vẫn chưa hiểu vì sao tháng 12 Âm lịch lại được gọi là tháng Chạp và từ này có ý nghĩa gì, bắt nguồn từ đâu.
Tại sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp?
Theo ghi chép trong các tài liệu cổ, từ "chạp" do đọc lệch chữ lạp trong tiếng Hán mà thành. Chữ "lạp" (臘) trong tiếng Hán có nghĩa là "bữa tiệc cuối năm" hay "lễ hội tạ ơn cuối năm". Đây là thời điểm mà người xưa tổ chức những lễ hội để cảm tạ tổ tiên, thần linh đã bảo vệ và phù hộ họ trong suốt một năm. Vì thế, tháng này còn được gọi là tháng "lạp" - một thời điểm quan trọng để tổng kết, nhìn lại những điều đã trải qua trong năm và chuẩn bị cho một năm mới.
Trong tiếng Hán, từ "lạp" có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa “lễ tế chạp”, tức lễ tế thần vào tháng cuối năm âm lịch. Thời xa xưa, cuối năm có lễ tất niên, gọi là “đại lạp”. Vì thế, tháng cuối năm được gọi là “lạp nguyệt” (tháng có đại lạp). Ngoài ra, còn có giả thuyết cho rằng, chữ “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt. Tháng cuối năm là thời gian người ta tích trữ các loại thực phẩm để đối phó với mùa đông rét mướt, và cũng để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Trong đó, thịt là loại thực phẩm quý giá, quan trọng.
"Lạp" về sau phái sinh nét nghĩa “lễ cúng tổ tiên, ngày giỗ”. Khi vào tiếng Việt, lạp bị đọc chệch thành “chạp” và trở thành từ đồng nghĩa với “giỗ”. Cho nên, trong tiếng Việt mới có tổ hợp “ngày chạp” tương đương “ngày giỗ” và thường gộp gọn khi nói là “giỗ chạp”. "Giỗ chạp” là một từ ghép có cấu tạo đẳng lập với phương thức kết hợp một yếu tố Hán Việt và một yếu tố Việt cùng hoặc gần nghĩa. Đây là một trong những cách Việt hóa tích cực lớp từ mượn gốc Hán của người Việt.
Tại sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp? (Ảnh: Nhật Thùy)
Người Việt xưa dùng cách đếm tên tháng theo mùa vụ nông nghiệp và các lễ hội quan trọng, do đó tháng cuối cùng của năm Âm lịch được đánh dấu bởi những lễ cúng quan trọng này và được gọi là tháng Chạp.
Với người Việt, tháng Chạp là thời điểm để tổ chức nhiều lễ nghi quan trọng, chuẩn bị cho cái Tết truyền thống. Từ đầu tháng, các gia đình đã bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị các món ăn truyền thống, mua sắm quần áo mới, và đặc biệt là thu xếp công việc để có một cái Tết ấm cúng, đủ đầy. Việc này không chỉ để kết thúc một năm mà còn để bắt đầu một năm mới với nhiều hy vọng, sự suôn sẻ và may mắn.
Ngoài ý nghĩa lịch sử và văn hóa, tháng Chạp còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đây là lúc mọi người kết thúc hành trình của một năm, để hướng về tổ tiên, về cội nguồn. Điều này thể hiện qua các phong tục như cúng ông Công, ông Táo, tạ ơn tổ tiên vào ngày 23 tháng Chạp, hay dọn dẹp và trang hoàng bàn thờ tổ tiên để đón Tết.
Tháng Chạp là tháng âm lịch cuối cùng của năm. (Ảnh chụp màn hình)
Một số phong tục diễn ra trong tháng Chạp
Tháng Chạp được xem là thời gian bận rộn nhất trong năm, với nhiều hoạt động và lễ tục nhằm chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Những ngày này thường là lúc người dân tiến hành dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, và chuẩn bị những món ăn đặc trưng cho ngày Tết.
Dọn dẹp nhà cửa
Người Việt quan niệm rằng việc vệ sinh, sắp xếp lại nhà cửa vào cuối năm giúp xua đuổi đi những điều không tốt và đón nhận những điều may mắn trong năm mới.
Cúng ông Công, ông Táo
Đây là phong tục phổ biến được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Ông Công, ông Táo được xem là các vị thần bếp núc, và lễ tiễn ông Táo về trời là để báo cáo Ngọc Hoàng những việc làm của gia đình trong suốt một năm qua.
Tảo mộ
Vào cuối tháng Chạp, nhiều gia đình cũng có tục đi tảo mộ, tức là viếng thăm và dọn dẹp mộ phần của tổ tiên, bày tỏ lòng biết ơn và kính nhớ những người đã khuất.
Mua sắm và chuẩn bị Tết
Các gia đình cũng tranh thủ thời gian này để mua sắm, chuẩn bị các vật phẩm cần thiết cho Tết như bánh kẹo, hoa quả, và đặc biệt là gói bánh chưng, bánh tét – những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết.
Tháng Chạp không chỉ là thời điểm bận rộn mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần quan trọng. Đây là khoảng thời gian để mỗi người Việt nhìn lại một năm đã qua, biết ơn những điều tốt đẹp và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho năm mới.
Theo VTCnews
-
Đời sống19 phút trướcTrung vệ Duy Mạnh đã vẫy cao lá cờ sau khi cùng đồng đội giành chiến thắng 2-1 trước Thái Lan ở trận lượt đi AFF Cup 2024.
-
Đời sống2 giờ trướcNguyễn Xuân Son tiếp tục cho thấy đẳng cấp của mình còn Hoàng Đức dần đánh dấu sự trở lại trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
-
Đời sống2 giờ trướcThủ tướng Phạm Minh Chính dự khán và xuống sân chúc mừng đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024.
-
Đời sống2 giờ trướcNgười Thái tuyên bố không biết Xuân Son là ai và anh đáp trả gắt bằng cúp đúp giúp tuyển Việt Nam thắng 2-1 Thái Lan, chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
-
Đời sống3 giờ trướcNguyễn Xuân Son một lần nữa đóng vai người hùng, mang về chiến thắng cho ĐT Việt Nam. Trong trận chung kết lượt đi với Thái Lan, sau khoảng thời gian bực bội trong hiệp một, chân sút 27 tuổi đã trở lại là một sát thủ đáng sợ với 2 lần phá lưới Thái Lan, mang lại lợi thế cực lớn cho Những chiến binh Sao vàng.
-
Đời sống11 giờ trướcNhững người yêu thích môn thể thao vua trên khắp nước Việt Nam đang hướng về Phú Thọ cổ vũ cho các chàng trai của Đội tuyển Việt Nam với tinh thần cao nhất.
-
Đời sống11 giờ trướcChalermsak Akkee từng đưa ra câu hỏi mang hàm ý khiêu khích rằng “Xuân Son là ai”. Rốt cuộc, ngôi sao số một của tuyển Việt Nam đã đưa ra câu trả lời khiến đối thủ được “đại khai nhãn giới”.
-
Đời sống11 giờ trướcĐội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan với tỷ số 2-1 trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) tối 2/1.
-
Đời sống12 giờ trướcPhút 72 lượt đi chung kết ASEAN Cup 2024, Xuân Son đoạt bóng từ chân đối phương, thực hiện pha solo từ giữa sân rồi thực hiện cú sút về góc xa không cho thủ môn Patiwat Khammai một cơ hội cản phá.
-
Đời sống12 giờ trướcĐội tuyển Việt Nam đá trận chung kết lượt đi với Thái Lan tối ngày 2/1/2025 trong khuôn khổ ASEAN Cup 2024. Một khung cảnh ấn tượng trên sân Việt Trì (Phú Thọ) được các CĐV tạo ra.
-
Đời sống14 giờ trướcHLV Kim Sang-sik quyết định để Nguyễn Filip và Nguyễn Quang Hải ngồi dự bị trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 gặp Thái Lan.
-
Đời sống14 giờ trướcHàng nghìn CĐV đổ về SVĐ Việt Trì (Phú Thọ), tạo nên bầu không khí như lễ hội cổ vũ tuyển Việt Nam đấu với Thái Lan trong trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
-
Đời sống18 giờ trướcTrang báo thể thao hàng đầu Thái Lan dành “mưa lời khen” cho Nguyễn Xuân Son trước trận chung kết lượt đi AFF Cup.