- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thay chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?
Thay chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ta khi chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Bát hương là một trong những vật phẩm thiêng liêng quan trọng trên bàn thờ. Sau một năm thờ cúng, chân hương trong bát tích tụ rất nhiều, trở nên đầy chật, nếu không rút bớt thì sẽ làm cho bát hương trông bí bách, mất thẩm mỹ, đồng thời dễ gây hỏa hoạn.
Vì vậy vào dịp cuối năm Âm lịch, các gia đình thường rút tỉa chân nhang, còn gọi là thay chân hương. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn không biết nên hay chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo, công việc này cần được tiến hành thế nào mới đúng cách...
Thay chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?
Theo các chuyên gia phong thuỷ, tỉa chân hương, bao sái ban thờ không chỉ giúp ban thờ sạch sẽ, gọn gàng mà còn là một nghi thức thiêng liêng nhằm thanh lọc khí trường, chiêu thêm linh lực, thu hút hưng thịnh cho gia chủ.
Nên thay chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo? Điều này tùy thuộc vào quan niệm, điều kiện và truyền thống của từng gia đình. Nhiều người cho rằng nên làm trước 23 tháng Chạp để bàn thờ được gọn gàng sạch đẹp khi làm lễ tiễn ông Táo về trời. Có người lại cho rằng nên chờ sau nghi lễ này, khi ông Táo vắng mặt mới làm để khỏi gây phiền cho các vị thần.
Nhìn chung, các gia đình có thể tiến hành việc này trước khi cúng ông Công ông Táo hoặc sau đó, miễn là hoàn tất trước lễ cúng Tất niên.
Cách thay chân hương cuối năm
Trước khi thay chân hương, gia chủ thắp một nén nhang khấn vái để xin phép tổ tiên, sau đó lau dọn bàn thờ và tiến hành tỉa chân hương. Cần rút gần hết chân hương ra khỏi bát hương, chỉ để lại ít cây theo số lẻ (3, 5, 7, 9). Những chân nhang được để lại là những chân đẹp nhất.
Nên thay chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo (Ảnh minh họa: Xưởng gốm Bát Tràng)
Dù thực hiện thay chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo, bạn cũng cần lưu ý những điều sau để bảo đảm sư trang nghiêm cũng như đúng với phong tục:
Xin phép trước khi thay chân hương: Gia chủ cần thắp hương và khấn vái để báo cáo xin phép các vị thần linh, tổ tiên về việc thay chân hướng
Sử dụng vật dụng sạch sẽ: Dùng khăn sạch, mới cùng chổi nhỏ chuyên dụng để lau dọn bàn thờ, không nên sử dụng những khăn cũ hoặc đã dùng cho mục đích khác để lau bàn thờ
Có thể tìm hiểu và chọn ngày giờ hợp lý phù hợp với tuổi của gia chủ để thực hiện thay chân hương.
Xử lý chân hương cũ: Chân hương cũ sau khi được rút ra nên để gọn gàng vào một cái túi hoặc một cái hộp sau đó đem đi thả xuống sông, tuyệt đối không vứt vào thùng rác hay vứt bừa bãi tránh làm mất đi sự tôn kính.
Văn khấn thay chân hương cuối năm
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con xin tấu lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con xin tấu lạy Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Thổ thần, Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con xin tấu lạy các cụ tổ tiên nội – ngoại, chư vị tiên linh.
Tín chủ con là... trú tại...
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa được chu toàn nên để ám hương có chút bụi bẩn, có chút chưa được thanh tịnh, xanh yên.
Tín chủ con kính cáo với các chư vị gia tiên chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay, xin cho phép tín chủ chúng con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm nhất, kính mong chư vị chứng giám và gia hộ.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho chúng con lau dọn được khang trang mỹ hảo cho hương án được an chính vị, cho phần âm được an yên, cho gia cư được lạc thổ, cho cung tài không động, cung lộc không hao, xin chư vị gia tiên phù hộ.
Tín chủ con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành, nếu có bất cứ điều gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Theo VTCnews
-
Đời sống1 giờ trướcNgắm vẻ đẹp rực rỡ, quý phái của bà Đoàn Thị Nguyệt, nhiều người nhận xét rằng quả thật Á hậu Phương Nhi đã được thừa hưởng nhan sắc vượt trội của mẹ.
-
Đời sống2 giờ trướcGia đình nào cũng lau dọn bàn thờ cuối năm để kịp đón Tết Nguyên đán, điều khiến nhiều người băn khoăn là nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
-
Đời sống15 giờ trướcNhìn loạt huy chương võ thuật của dàn em vợ, chú rể liên tục lau mồ hôi, còn quan khách hai bên thì bật cười vui vẻ.
-
Đời sống15 giờ trướcPhong tục “ăn cỗ lấy phần” ở vùng quê Việt Nam khiến cô vợ Nhật ngơ ngác rồi bật cười thích thú.
-
Đời sống20 giờ trướcCác cầu thủ Hà Nội FC và CAHN khoác áo tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) nhận thưởng lớn từ TP Hà Nội và bầu Hiển.
-
Đời sống20 giờ trướcViệc đặt câu đối Tết trong nhà hợp phong thủy không chỉ là một phong tục đẹp của người Việt mà còn là cách thể hiện lời chúc may mắn, tài lộc và bình an trong năm mới.
-
Đời sống21 giờ trướcKhông có tay, Nguyễn Đông Khải (Bắc Ninh) vẫn hằng ngày đến lớp, nuôi ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho nhiều người.
-
Đời sống1 ngày trướcAnh trai, chị dâu Á hậu Phương Nhi rất được quan tâm trong đám hỏi của em gái. Nhan sắc của cặp đôi cũng được dân mạng khen ngợi hết lời.
-
Đời sống1 ngày trướcNhững mùa Tết gần đây, giỏ quà Tết Hồng Phượng đã trở thành một trong những chủ đề hot trên mạng xã hội.
-
1 ngày trước
-
1 ngày trước
-
Đời sống1 ngày trướcBùi Hoàng Việt Anh khiến nhiều người bất ngờ khi xuất hiện trong đội hình tiêu biểu AFF Cup 2024 do người hâm mộ bình chọn.
-
Đời sống1 ngày trước“Ai phát cho chị cái hướng dẫn sử dụng nhan sắc vậy chị ơi? Em cũng cần 1 quyển ạ”, netizen phấn khích.
-
Đời sống1 ngày trướcTrung vệ Nguyễn Tiến Duy vừa thông báo kết thúc sự nghiệp cầu thủ bóng đá ở tuổi 33.
-
Đời sống1 ngày trướcMong bạn không trúng cái nào!