Tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, cúng ở đâu để rước tài lộc vào nhà?

Những ngày này người dân cả nước đang rộn ràng chuẩn bị cho ngày 23 tháng chạp – ngày ông Công ông Táo về chầu trời. Ngoài việc chuẩn bị lễ vật, mâm cúng và bài cúng thành tâm, thì có một điều nhiều người vẫn luôn lăn tăn là nên cúng ông Công ông Táo trên ban thờ hay dưới bếp?

Phong tục tiễn Táo quân về thiên đình báo cáo với Ngọc hoàng tình hình dưới hạ giới là truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta và được duy trì đều đặn hàng năm. Tuy nhiên cho đến nay việc nên cúng các vị thần ở vị trí nào trong nhà vẫn còn gây thắc mắc và vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ. Cứ gần đến ngày 23 tháng Chạp một câu trong số những câu hỏi được đề cặp nhiều nhất vẫn là nên cúng ông Công ông Táo trên ban thờ hay dưới bếp là đúng nhất.

Tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, cúng ở đâu để rước tài lộc vào nhà?-1

Mâm cúng ông Công ông Táo nên đặt ở đâu?

Xét về nguồn gốc theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Do đó, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là 3 vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Như vậy lễ cúng ông công ông táo cần được đặt ở 2 nơi là đúng nhất. Tuy nhiên nhiều gia đình lâu nay vẫn luôn chỉ cúng Táo quân trên ban thời chính, lý do là họ không có ban thờ Táo quân riêng và quan niệm rằng các vị thần linh thiêng đều cần được thờ phụng ở nơi trang nghiêm nhất, chưa kể bếp núc là nơi đun nấu không được sạch sẽ lắm lại dễ gây cháy nổ.

Cũng có một số gia đình đặt bàn thờ ông Táo trong bếp, cụ thể là bên cạnh hoặc bên trên bếp, vì đây là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình. Thờ thần bếp là mong muốn giữ cho bếp luôn đỏ lửa, gia đình no ấm, thuận hòa vì vậy lễ cúng Táo quân cũng đương nhiên được đặt ở gian bếp.

Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Du lịch đưa ra quan điểm rằng lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng.

Tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, cúng ở đâu để rước tài lộc vào nhà?-2

Giáo sư Vũ Gia Hiền nói thêm: "Chúng ta phải đặt mâm cúng ở hai nơi, ở bếp và bàn thờ tổ tiên. Ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng". Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. 

Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này. Việc đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và quan niệm từng gia đình. Và dù đặt ở đâu thì người dân cần chuẩn bị đồ lễ thật chu đáo, khi cúng phải thành tâm, giữ được sự trang nghiêm, tránh mắc phải những điều kiêng kỵ không nên.

Những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo 

Là sự kiện đầu tiên trong chuỗi phong tục chuẩn bị cho Tết nguyên đán 2022 nên để mọi sự diễn ra suôn sẻ và đón năm mới may mắn, an yên, lễ cúng ông Công ông Táo cần phải thực hiện thật chu đáo, cẩn thận. Cụ thể, khi cúng tiễn Táo quân về trời, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

Tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, cúng ở đâu để rước tài lộc vào nhà?-3

1. Chuẩn bị đồ cúng:

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ và tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc mặn. Tuy nhiên các lễ vật như 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần và tiền vàng là không thể thiếu. Bên cạnh đó, các gia đình có thể chuẩn bị thêm 3 con cá chép thật với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ. 

2. Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp:

Trong tín ngưỡng dân gian, 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Chính vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Theo đó, từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12h ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

3. Không ném/thả cá chép từ trên cao xuống:

Sau khi thực hiện lễ cúng Táo Quân các gia đình thường thả cá chép ra sông, hồ. Tuy nhiên, khi thả bạn nên nhớ không nên thả từ trên cao hay ném cá xuống nước vì như thế cá sẽ chết. Đây cũng là hành động coi là mạo phạm, làm mất ý nghĩa tâm linh của cả lễ cúng bởi cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh.

Tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, cúng ở đâu để rước tài lộc vào nhà?-4

Tốt nhất, gia chủ nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ nước sạch và thả cá từ từ, nhẹ nhàng. Không nên ném cả túi nilon xuống nước tránh gây ô nhiễm môi trường.

4. Không cầu xin tài lộc, sung túc:

Có rất nhiều người theo thói quen thường cầu xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc. Tuy vậy, Táo Quân lên thiên đình là để trình báo việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được.

* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Theo V.K - Vietnamnet


Ông Công ông Táo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.