- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tranh cãi không hồi kết: Cả nhà thu nhập 17 triệu nhưng vợ đam mê du lịch
Câu chuyện gia đình có tổng thu nhập 17 triệu đồng/tháng, nhưng chị vợ có đam mê đi du lịch trong, ngoài nước, 34 tuổi không có tiền tiết kiệm khiến cộng đồng mạng tranh cãi không hồi kết.
Người vợ chia sẻ câu chuyện của mình trên một diễn đàn chi tiêu nhằm xin lời khuyên để giải bài toán quản lý tài chính. Cụ thể, năm nay chị 34 tuổi, chồng 40 tuổi nhưng hai vợ chồng gần như không có tiền tiết kiệm.
Tổng thu nhập của hai vợ chồng là 17 triệu đồng/tháng, có 1 con nhỏ. Mỗi tháng chị chi tiêu hết 12 triệu. Như vậy, mỗi năm, gia đình chị tiết kiệm được khoảng 50 triệu đồng.
Chị cũng cho biết thêm, cả hai vợ chồng đều không có khả năng kinh doanh nên thu nhập không có gì đột biến, mỗi tháng tổng thu đều không thay đổi.
“Mình thì không mua sắm quần áo, mỹ phẩm, tiêu xài cá nhân gì, chỉ có sở thích đi đây đi đó. Chồng mình cũng không rượu chè, cờ bạc. Chi tiêu trong gia đình đã tiết kiệm tối đa, không thể tiết kiệm hơn được nữa”.
Chị sống ở tỉnh, nếu tích cóp số tiền này để mua nhà thì cỡ 15 năm mới mua được căn chung cư. Trong khi đó, chị có sở thích đi du lịch từ hồi sinh viên.
Mỗi năm, nhà chị đi chơi 1 - 2 chuyến trong và ngoài nước. Hè, chị cho con đi nghỉ dưỡng vào dịp sinh nhật con. Các chuyến đi nước ngoài là các nước xung quanh như Thái Lan, Lào... Vì thế, khoản tiết kiệm 50 triệu đồng/năm gần như không còn.
“Chồng mình bảo nên cắt khoản du lịch để dành tiền mua đất, mua nhà, chứ đi chơi lãng phí mấy chục triệu… Mình không biết có phải mình nghèo mà xài sang không.
Mỗi ngày mình đi làm 8 - 9 tiếng, về nhà mệt mỏi, chỉ mong kiếm được chút tiền để đi đây đi đó trải nghiệm. Nhưng nếu không tiết kiệm, thì đúng là không bao giờ mua được nhà riêng, cả đời ở nhờ cha mẹ. Xin mọi người cho mình lời khuyên”.
Đam mê du lịch khiến gia đình gần như không có tiền tiết kiệm, trong khi 2 vợ chồng đã ở tuổi trung niên. Ảnh minh họa: Forbes
Tâm sự của chị vợ sau đó nhận được gần 1.000 bình luận góp ý. Phần lớn mọi người cho rằng, cách chi tiêu này không hợp lý so với thu nhập, thậm chí có không ít lời chỉ trích chị vợ “bóc ngắn cắn dài” và sống không có kế hoạch cho tương lai.
“Chưa giàu thì mình làm những việc mình cần trước, thay vì làm những việc mình thích” – một người nêu ý kiến.
Có người gay gắt hơn: “Lúc bố mẹ, con cái ốm đau, đi vay tiền người ta cũng cười cho. Họ bảo có tiền một năm đi du lịch 2 lần, mà lúc ốm đau lại phải đi vay từng đồng. Cho nên, nếu không có thì gác việc đi chơi lại, ăn uống thì tăng lên cho thoải mái, còn lại dắt lưng đề phòng biến cố trong cuộc sống”.
Thậm chí, có người cho rằng đây chỉ là lời bao biện nhằm thỏa mãn sở thích nhất thời. “Tới lúc con cái, cháu chắt sống trong phòng trọ chật chội, ngột ngạt… có hối hận không?
Rồi khi thông gia góp cho con cái tí vốn lận lưng để chúng phấn khởi mà phấn đấu làm ăn, mình không có thì có xấu hổ không? Có câu ‘cha mẹ chính là xuất phát điểm của con cái’”.
Bên cạnh đó, có một số người khuyên chị vợ nên biết cân bằng giữa việc tiết kiệm và hưởng thụ. “Chị đi du lịch không có gì là sai. Cái này là quan điểm cá nhân thôi, không thể nói đúng sai được. Tuy nhiên, ở góc độ tài chính thì nó không hợp lý.
Vì đi du lịch là nhu cầu về tinh thần. Mà trong cuộc sống, thể chất nên là cái được ưu tiên trước. Thể chất được hiểu là đảm bảo điều kiện sống như ăn uống, sinh hoạt, phát triển, y tế… Khi những cái đó được đảm bảo thì mới nên nghĩ đến tinh thần”.
Đồng tình với quan điểm này, một người khác đưa lời khuyên: “Mình thấy gia đình bạn chi tiêu cũng khá là tiết kiệm. Bạn cũng vén khéo lắm thì mới tiết kiệm được với khoản thu nhập như vậy.
Nhưng như mọi người góp ý, mình thấy khoản du lịch với điều kiện của bạn cũng có phần chưa được phù hợp lắm. Bạn có thể tiết chế khoản đó lại, thay vì đi nghỉ ở resort, đi nước ngoài, thì mình vẫn đi chơi nhưng chọn những cách tiết kiệm hơn.
Việc mua nhà có thể khó khăn, nhưng chúng ta vẫn cần có khoản dự phòng cho những tình huống phát sinh, ốm đau... Ngoài ra, theo mình, bạn nên dành một khoản kinh phí để học tập, nâng cấp bản thân, tìm kiếm cơ hội để tăng thêm thu nhập. 34 tuổi thì vẫn còn rất trẻ và nhiều cơ hội”.
Hy hữu, có ý kiến cho rằng quyết định ưu tiên cho trải nghiệm là đúng đắn. “Cuộc sống mỗi người là khác nhau. Như bạn này thì chồng con bạn ấy được đi đây đó các nơi, được khám phá trải nghiệm văn hoá các vùng miền.
Con của bạn ấy đang hơn hẳn các bạn nhỏ khác không được đi chơi đấy. Mua nhà mua đất không đơn giản, nên không đủ lực cũng không thể mua được. Con cái sau này lớn lên lại tự túc thôi. Bạn ấy chỉ cần tính toán sao cho có tiền đi du lịch, nhưng cũng cần để dành một phần để tiết kiệm dự phòng là được”.
Theo Vietnamnet
-
Đời sống1 giờ trướcHàng nghìn bài viết trên mạng xã hội tưởng niệm Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm, người hy sinh khi chống bão Yagi, với lòng tiếc thương vô hạn và niềm cảm kích, biết ơn.
-
Đời sống6 giờ trướcBTV/MC Mạnh Cường gửi lời xin lỗi trên mạng xã hội Threads khi nhận được phản ánh về lỗi sai của anh trong lúc cập nhật về tình hình cơn bão YAGI
-
Bão Yagi - Bão số 3Đời sống10 giờ trướcSiêu bão Yagi đổ bộ gây thiệt hại lớn. Gió mạnh kèm mưa to khiến nhiều gia đình hoang mang, lo sợ, đặc biệt là các hộ ở chung cư tầng cao.
-
Đời sống12 giờ trướcNhững căn hộ, khách sạn cho người cần tránh bão ăn ở miễn phí, ô tô chắn gió cho xe máy qua cầu hay chở người dưng về tận nhà là câu chuyện ấm lòng trong bão số 3.
-
Bão Yagi - Bão số 3Đời sống23 giờ trướcTác nghiệp ở ngã tư Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh, phóng viên VTV Nguyễn Ngân nhiều lúc khó trụ vững trước sức gió dữ dội của bão Yagi.
-
Đời sống1 ngày trướcKhông chỉ dùng nhà riêng giúp đỡ người cần tránh siêu bão Yagi, vợ chồng ở Hà Nội còn sẵn sàng bỏ tiền thuê taxi cho mọi người đến trú tại nhà mình.
-
Đời sống1 ngày trướcBỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.
-
Đời sống1 ngày trướcNhìn cảnh mọi người tất bật thu dọn rạp cưới, bản thân cũng chạy ngược chạy xuôi lo dọn dẹp nhà cửa vì siêu bão Yagi đổ bộ, Nguyễn Anh Tuấn vừa buồn, vừa hụt hẫng.
-
22 giờ trước
-
1 ngày trước
-
Đời sống1 ngày trướcNhìn cảnh mọi người tất bật thu dọn rạp cưới, bản thân cũng chạy ngược chạy xuôi lo dọn dẹp nhà cửa vì siêu bão Yagi đổ bộ, Nguyễn Anh Tuấn vừa buồn, vừa hụt hẫng.
-
Đời sống1 ngày trướcLo ngại siêu bão Yagi lớn ảnh hưởng đến ngày vui, nhiều cặp đôi quyết định hoãn cưới dù trước đó đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đời mình.
-
Đời sống1 ngày trướcDù độc thân nhưng Văn Minh ngày nào cũng chăm chỉ vào bếp nấu những mâm cơm thịnh soạn để thiết đãi bản thân.
-
Đời sống2 ngày trướcChàng rể Tây không chỉ háo hức ăn bánh trung thu mà còn tỏ ra hết sức sành ẩm thực Việt khi "hạch sách" vợ, đòi bằng được ly nước trà xanh.
-
Đời sống2 ngày trướcKhi Tết Trung thu đang cận kề, cứ từ sáng sớm và kéo dài đến tối khuya, trong căn phòng chừng 15m² trên đường Trường Sa, quận 3, TPHCM, có những người trẻ lại tất bật chế tác những sản phẩm lồng đèn mang kiểu dáng từ hơn trăm năm trước để kịp xuất hàng.