- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trước khi về hưu, người nhìn xa trông rộng sẽ chuẩn bị 5 thứ để có một tuổi hưu an nhàn, sung sướng
Trước khi nghỉ hưu, chúng ta cần hoạch định rõ 1 vài việc để có khoảng thời gian sống yên bình, hạnh phúc.
1. Lập kế hoạch nghỉ hưu
Một trong những điều quan trọng nhất trước khi về hưu đó là cần lập kế hoạch nghỉ hưu.
Hãy xác định xem mình muốn làm gì, muốn đi đâu trong những năm tháng nghỉ hưu để từ đó lập ra những mục tiêu, kế hoạch cụ thể và rõ ràng nhất.
Bên cạnh đó cũng cần xếp hạng các kế hoạch để tìm ra những điều cần thiết phải thực hiện và những gì có thể cắt bỏ, điều này phụ thuộc vào tài chính hiện tại của chúng ta.
Những kế hoạch sau khi nghỉ hưu cần được hoạch định từ sớm. Ảnh minh hoạ
2. Xây dựng kế hoạch chi tiêu
Khi đã rõ ràng kế hoạch chuẩn bị về hưu, việc tiếp theo là bạn cần bắt tay thực hiện. Trước hết, cần kiểm tra lại các khoản tiết kiệm mà bạn đang có, cũng như xem các khoản nợ hiện hữu.
Nếu có các khoản nợ, bạn cần phải xử lý ngay, không nên kéo dài để trở thành nỗi bất an tài chính trong tương lai.
Đồng thời, bạn cần phải cân đo đong đếm việc chi tiêu và đảm bảo luôn có một khoản tiết kiệm hằng tháng để tích lũy cho việc nghỉ hưu trong tương lai.
Nếu bạn liên tục trì hoãn việc tiết kiệm thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch về hưu và sẽ trở thành một gánh nặng tài chính cho việc tự do tài chính khi không còn làm việc.
Để quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn có thể tham khảo quy tắc 50-30-20. Trong đó, phân nửa ngân sách hàng tháng sẽ dành cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại.
Nhu cầu thụ hưởng chiếm 30%, sẽ dùng cho mua sắm và sở thích. 20% còn lại sẽ phục vụ nhu cầu gia tăng như tích lũy, đầu tư.
Nhưng lưu ý rằng, những quy tắc chỉ nhằm giúp cho cuộc sống của bạn tốt, không nên tuân theo quá cứng nhắc.
3. Vun đắp cho các mối quan hệ
Đừng nghĩ rằng khi về già là bạn có thể bỏ đi những mối quan hệ xã hội. Trong bất kỳ độ tuổi nào bạn cũng cần có những người bạn, người cộng sự tốt bên cạnh.
Ngoài người thân, đó chính là những người sẽ giúp đỡ, hỗ trợ và ở bên chia sẻ với bạn nhiều điều.
Vì vậy, để tuổi già không cô đơn bạn cần vun vén cho các mối quan hệ của mình trở nên bền chặt, gắn bó.
Tuy nhiên, mỗi người cũng nên hiểu đâu mới là mối quan hệ chất lượng cần trân trọng. Không phải ai ở bên bạn cũng muốn tốt cho bạn, thậm chí họ chỉ muốn bạn ngã xuống mà thôi.
Vì vậy bạn cần tỉnh táo để đánh giá từng người, tránh tự rước họa vào thân.
Khi 1 người nghỉ hưu, họ cần sự bầu bạn, sẻ chia. Không ai trong chúng ta có thể sống cô đơn 1 mình mà cần sống chan hòa, biết yêu thương và trân trọng người bên cạnh.
4. Tính đến chi phí chăm sóc sức khỏe
Tuổi già đồng nghĩa với việc bệnh tật cũng nhiều hơn. Vì vậy, hãy tính toán đến cả những khoản tiều tiêu cho thuốc thang, chi phí khám chữa bệnh, nằm viện lúc về già.
Trong thời gian trước khi nghỉ hưu, bạn cũng nên lập ra kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bản thân. Ảnh minh hoạ
5. Tiết kiệm tiền cho phí sinh hoạt
Điều tiếp theo cần phải làm đó chính là tiết kiệm tiền cho chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Hãy tính toán lại số tiền hiện tại chúng ta tiêu cho cuộc sống hàng ngày và cân nhắc xem số tiền đó sẽ chuyển sang thời gian hưu trí có ổn không.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tính thêm chi phí đi du lịch và vấn đề lạm phát. Vì vậy hãy lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho chi phí sinh hoạt lúc về hưu.
Trước khi nghỉ hưu, 1 người có thể chuẩn bị kỹ lưỡng 5 vấn đề trên thì chắc chắn cuộc sống sẽ trôi qua ý nghĩa, hạnh phúc. Đây là thời gian bạn có thể tận hưởng sự an nhàn nên đừng đánh mất điều đó.
Theo Giadinhxahoi
-
Đời sống50 phút trướcCá chép là phương tiện di chuyển của các Táo, lễ vật quan trọng trong lễ cúng 2 tháng Chạp, vậy nên chọn cá chép sống, cá rán hay cá giấy để cúng ông Công ông Táo?
-
Đời sống5 giờ trướcCúng tất niên là một phong tục cổ truyền của nhiều gia đình mỗi khi Tết đến xuân về. Để chuẩn bị cho lễ cúng Tất niên 2025 được chu đáo, chúng tôi xin gợi ý cho các bạn một số ngày tốt cúng tất niên trong dịp Tết âm lịch Ất Tỵ 2025 này.
-
Đời sống7 giờ trướcCúng ông Táo là cúng thần Bếp, vậy nên mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở bếp hay bàn thờ gia tiên, đó là thắc mắc của nhiều gia đình dịp 23 tháng Chạp.
-
Đời sống11 giờ trướcNhiều người băn khoăn không biết làm gì với gạo muối cúng ông Táo sau khi hoàn tất nghi lễ tiễn Táo quân về trời dịp 23 tháng Chạp.
-
Đời sống11 giờ trướcTheo quan niệm dân gian, trong ngày thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, có những điều phải lưu ý, kiêng kỵ cần nhớ để các vị thần Bếp, thần Đất chứng tâm và mang lại may mắn cho cả nhà.
-
Đời sống14 giờ trướcĐược chế biến từ các nguyên liệu dân dã, món bún bung ở Thái Bình hấp dẫn thực khách bởi hương vị lạ miệng với nước dùng ngọt thanh từ xương ninh, hòa quyện vị chát nhẹ của hoa chuối tươi.
-
Đời sống1 ngày trướcMạng xã hội video đình đám TikTok vừa phát đi thông báo khiến hàng triệu người dùng hoang mang và lo lắng.
-
Đời sống1 ngày trướcCó một thực tế là nhiều gia đình không tiễn Táo quân đúng 23 tháng Chạp; chúng ta có thể cúng ông Công ông Táo 2025 vào ngày nào, giờ nào cho hợp lý?
-
Đời sống1 ngày trướcNhiều người thắc mắc cá chép có phải lễ vật bắt buộc khi cúng ông Công ông Táo để tiễn các ngài về trời vào ngày 23 tháng Chạp hay không.
-
Đời sống1 ngày trướcKhi cúng ông Công ông Táo năm 2025, người thực hiện nghi lễ phải ăn mặc kín đáo, thành tâm khấn bái, không cầu xin tài lộc…
-
Đời sống1 ngày trướcKhi đã chuẩn bị xong mâm cỗ cúng, gia chủ cần đọc bài văn khấn ông Công ông Táo, báo cáo việc năm cũ, cầu mong việc tốt trong năm mới để mọi sự suôn sẻ.
-
Đời sống2 ngày trướcSau màn thể hiện ấn tượng tại ASEAN Cup, tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã trở thành cầu thủ có giá trị chuyển nhượng cao nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam.