Ứng xử khi ly hôn, đừng biến con thành nạn nhân

“Một trong những khó khăn thường gặp nhất của trẻ có bố mẹ ly hôn, đó chính là trẻ sẽ rất dễ bị tổn thương”, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt chia sẻ và khuyên các bậc cha mẹ nên ứng xử khéo léo để bảo vệ con sau ly hôn.

“Một trong những khó khăn thường gặp nhất của trẻ có bố mẹ ly hôn, đó chính là trẻ sẽ rất dễ bị tổn thương”, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt chia sẻ và khuyên các bậc cha mẹ nên ứng xử khéo léo để bảo vệ con sau ly hôn.

Chuẩn bị tâm lý cho con trước ly hôn

Có một thực tế rằng, trong cuộc sống gia đình, không gì vui bằng việc vợ chồng con cái hòa thuận yêu thương nhau. Và cũng không gì buồn bằng việc vì nhiều lý do mà hai vợ chồng không thể cùng nhau đi đến cuối con đường.

Khi cái tôi cá nhân được đề cao trong xã hội hiện đại thì vấn đề ly hôn lại càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Ly hôn văn minh là dù chia tay đôi ngả, người bố và người mẹ biết hành xử đúng mực, biết đặt quyền lợi của con cái làm trọng để con tránh được khủng hoảng tinh thần và biến đổi tính cách.

Ứng xử khi ly hôn, đừng biến con thành nạn nhân-1
 

Theo PGS. Ts Nguyễn Hữu Đạt - Chuyên gia văn hóa - tâm lý tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Sau ly hôn, dù đứa trẻ sống cùng ai thì vẫn có những xáo trộn khiến đứa trẻ đó gặp phải chấn thương tâm lý. Sự tổn thương này có thể được thể hiện bằng những giọt nước mắt, sự thay đổi trong tính cách, đứa trẻ có thể nổi loạn, bất cần, suy nghĩ tiêu cực hoặc nghiêm trọng hơn là bị trầm cảm tâm lý. Có rất nhiều đứa trẻ thường ngụy trang điều này bằng việc cố tỏ ra bình thường trước mặt mọi người. Tuy nhiên, khi ở một mình, đứa trẻ đó sẽ quay về với phần tối trong tâm hồn, bỗng dưng trở thành một con người khác trên mạng xã hội…”.

Ứng xử khi ly hôn, đừng biến con thành nạn nhân-2
 

PGS. Ts Nguyễn Hữu Đạt cũng cho biết thêm rằng: “Một trong những khó khăn thường gặp nhất của trẻ có bố mẹ ly hôn, đó chính là trẻ sẽ rất dễ bị tổn thương. Chúng có thể sẽ gặp sang chấn tâm lý nghiêm trọng nếu chứng kiến bố hoặc mẹ đi bên người khác mà không có sự chuẩn bị tâm lý trước. Sau ly hôn, người bố hoặc người mẹ có thể gặp được đối tượng phù hợp với mình và bắt đầu cuộc sống mới. Vậy nhưng, cách hành xử của người lớn trong việc “thông báo” với con mình về đối tượng mới của mình là vô cùng quan trọng. Nếu không khéo léo, đứa trẻ có thể sẽ bị tổn thương”

Trẻ con thời nay nhận thức khá rõ về chuyện bố mẹ “bỏ nhau”. Làm sao để trấn an được tinh thần cho con khi con đang có cảm giác mình sẽ bơ vơ hoặc bị bỏ rơi? Rồi còn những chuyện cha dượng, mẹ kế ở đâu đó mà con đã gặp sẽ khiến con có những suy nghĩ lệch lạc hoặc bị cảm xúc tiêu cực chi phối.

Đối với con của những người nổi tiếng, sự tổn thương này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn cả. Gia đình của chúng sẽ được quan tâm hơn và chúng sẽ phải đối diện với nhiều dư luận hơn. Khi mạng xã hội phát triển và đứa trẻ có thể dễ dàng đọc được những bài báo, những bình luận tiêu cưc, điều này sẽ khiến tâm hồn con trẻ bị tổn thương. Chúng còn quá non nớt để đối diện với những scandal của người lớn.

Nên duy trì nếp sinh hoạt bình thường cho trẻ

Thực tế, những câu chuyện về vấn đề trẻ bị xâm phạm thân thể gần đây có thể nói là một tình trạng đáng báo động. Tuy nhiên, người ta lại chỉ chú ý đến những vụ xâm phạm về thân thể mà hoàn toàn không chú ý đến các vụ xâm phạm về tinh thần. Việc con cái chưa được chuẩn bị về tâm lý mà đã phải đón nhận những thông tin quá bất ngờ liên quan tới bố hoặc mẹ mình có thể sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà người lớn không ngờ tới.

Ứng xử khi ly hôn, đừng biến con thành nạn nhân-3
 

Các chuyên gia tâm lý cũng cho biết rằng, trong thực tế, có rất nhiều những bậc cha mẹ sau khi có người mới đã vội vàng công khai hạnh phúc của mình mà không chú ý đến tâm lý và việc con mình sẽ bị tổn thương. Sự ích kỷ này là vô cùng tàn nhẫn với trẻ. Bởi vậy, hãy ứng xử thật thông minh vì con cái mình để tránh những bi kịch không đáng có cho tuổi thơ của con.

Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt cho biết thì sau khi chia tay, dù con ở với bố hay với mẹ thì người còn lại cũng cần duy trì nếp sinh hoạt bình thường cho trẻ. Ví dụ, trẻ ở với mẹ nhưng hàng ngày việc đón con là của bố thì người bố cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt  này. Chính việc đặt cho trẻ những trách nhiệm cùng sự tự tin, để đồng hành với mình trong một gia đình đơn thân sẽ là những liều thuốc xoa dịu các chấn thương tâm lý cho trẻ, giúp trẻ trở nên mạnh mẽ biết đương đầu với cuộc sống trong tương lai.    

Ngọc Minh


ly hôn, ứng xử sau ly hôn, trẻ có cha mẹ ly hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.