- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Về quê bạn thân ăn cưới, cô gái bất ngờ vì món tráng miệng lạ
Một lần về ăn cưới người bạn thân ở Phú Thọ, tôi bất ngờ khi món tráng miệng được mang ra.
Hôm ấy, tôi nhận lời mời về Phú Thọ dự đám cưới của một người bạn thân. Đường làng quê xanh mướt với những ngôi nhà cổ kính đỏ khiến tôi cảm thấy như lạc vào một không gian yên bình, mộc mạc.
Nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất lại không phải phong cảnh hay bữa tiệc linh đình, mà chính là món tráng miệng trong mâm cỗ cưới.
Cỗ cưới tráng miệng bằng mía khiến khách bất ngờ. Ảnh minh họa: FP
Ăn cỗ xong, tôi gọi người phục vụ, nhắc rằng mâm mình thiếu đồ tráng miệng. Tưởng người ta sẽ mang ra đĩa dưa hấu, quýt hay trái cây khác nhưng họ lại mang ra một đĩa mía được chẻ sẵn, cắt từng khúc.
Tôi thực sự bất ngờ nên hỏi: "Tráng miệng bằng mía ạ?".
Thực sự đi rất nhiều đám cưới, ăn cỗ nhiều nơi nhưng lần đầu tiên tôi được ăn cỗ cưới có món tráng miệng bằng mía.
Hỏi người bạn Phú Thọ ngồi cùng bàn, tôi mới biết đây không phải chuyện lạ ở quê bạn. Bạn bảo, từ lâu, cỗ cưới hay đám giỗ quê bạn đều có món tráng miệng là mía.
"Mía là biểu tượng của sự ngọt ngào, may mắn nên nó thường được dùng trong các dịp lễ cưới hỏi", bạn giải thích.
Tôi nghe xong cũng chỉ cười bởi cho rằng, đó là cách nghĩ hoa mỹ chứ món tráng miệng nào cũng ngọt, cũng ngon cả, không chỉ riêng mía.
Bạn nói tiếp, những gia đình hiện đại hơn thỉnh thoảng còn biến tấu món tráng miệng này thành mía hấp quế cho dậy mùi thơm.
Tôi lại hỏi: "Vậy các cụ già đi ăn cỗ thì sao? Mía cứng, người răng chắc mới nhai được, liệu có phù hợp với những người lớn tuổi răng yếu?”.
Bạn cười, bảo rằng không phải đám cưới nào cũng cố định dùng mía làm món tráng miệng. Thông thường, các gia đình sẽ cân nhắc thêm các món khác như chuối, quýt... Các cụ không ăn được thì mang về cho con, cháu.
Thực tế là ngày xưa, người ta hay dùng tráng miệng bằng mía vì món này luôn có sẵn và cũng rẻ hơn các món hoa quả khác. Nhưng bây giờ suy nghĩ cũng đã khác hơn nhiều... Nhiều gia đình muốn giữ truyền thống xưa thì vẫn dùng mía thay các loại hoa quả tráng miệng khác.
Thú thực nếu tráng miệng bằng mía, tôi ăn cũng khó, huống gì là các cụ… Nhưng đi đâu quen đấy, tôi cho đây là một trải nghiệm khá thú vị để hiểu thêm về phong tục nhiều nơi.
Theo Vietnamnet
-
Hiếm hoi lộ diện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng ‘‘phá lệ’’ làm một điều khác lạ trong ngày vui của con traiĐời sống2 giờ trướcXuất hiện trong lễ ăn hỏi của con trai, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có một thay đổi đặc biệt khiến nhiều người thích thú.
-
Đời sống3 giờ trướcNgô Tố Uyên - bà xã cầu thủ Nguyễn Thành Chung - là nàng Wags gây chú ý khi sở hữu nhan sắc ngày càng xinh đẹp, mặn mà sau khi lấy chồng và sinh con.
-
Đời sống4 giờ trướcMột trong những điều thú vị về năm Ất Tỵ là chúng ta sẽ 2 lần đón ngày Lập xuân; đây cũng là khởi đầu cho chuỗi 8 năm liền không có ngày 30 Tết.
-
Đời sống4 giờ trướcCông Phượng tiếp tục ghi bàn, từng bước chinh phục HLV Kim Sang Sik để có thể trở lại tuyển Việt Nam, với Xuân Son đang điều trị chấn thương.
-
Đời sống4 giờ trướcNgày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công ông Táo. Theo phong tục của người Việt, vào ngày này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.
-
Đời sống6 giờ trướcTuy không nổi tiếng bằng Sa Pa, Tà Xùa ở miền Bắc nhưng đèo Violak (Quảng Ngãi) cũng là địa điểm săn mây đẹp mà du khách không nên bỏ lỡ nếu có dịp ghé thăm vùng đất nơi đây.
-
Đời sống6 giờ trướcCác video ghi lại cảnh chàng rể Đức về quê bố vợ người Việt ăn giỗ, theo vợ dự đám cưới truyền thống Việt Nam... thu hút nhiều người quan tâm.
-
Đời sống18 giờ trướcBao sái ban thờ là việc tâm linh quan trọng nhất, nhà nhà đều chú trọng để làm. Bao sái là làm sạch ban thờ, bát hương và các đồ thờ, vật phẩm đang bày... Sau đây Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương hướng dẫn 7 bước bao sái ban thờ được gia tăng sinh khí, kích hoạt vượng khí... cho gia đình.
-
Đời sống22 giờ trướcSau khi Nguyễn Xuân Son tạo ra "cơn sốt" ở AFF Cup 2024, các đối thủ của đội tuyển Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sử dụng cầu thủ nhập tịch.
-
Đời sống22 giờ trướcLập xuân là tiết khí đầu tiên trong năm, ngày Lập xuân ở khía cạnh nào đó có thể coi là thời điểm bắt đầu năm mới, vậy Lập xuân 2025 là ngày nào?
-
Đời sống23 giờ trướcThủ thành Đình Triệu phải vào viện kiểm tra sức khỏe do bị đau ở vùng hông sau chiến thắng của tuyển Việt Nam trước Thái Lan, chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
-
Đời sống23 giờ trướcTiền đạo Phạm Tuấn Hải giúp chiếc xe ô tô của mình trở nên rất độc đáo với phong cách '7 viên ngọc rồng'.
-
Đời sống23 giờ trướcHậu vệ Hồ Tấn Tài phẫu thuật thành công chấn thương đứt dây chằng đầu gối, có thể trở lại sân cỏ sớm hơn dự kiến.