- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao không nên thổi để làm tắt nến trên bàn thờ?
Theo quan niệm của người Việt Nam, nếu muốn làm tắt nến trên bàn thờ thì không được thổi mà phải dùng tay phẩy để tạo gió, vì sao?
Ngoài hoa tươi, bánh trái, khi thực hiện các nghi lễ cúng, mọi người thường thắp nến trên bàn thờ. Người già vẫn luôn dặn dò con cháu trong nhà rằng khi nghi lễ hoàn tất, cần làm tắt nến thì không được chu miệng thổi mà phải dùng tay phẩy, dù cách này sẽ mất thời gian hơn vì gió do tay tạo ra thường không mạnh.
Tương tự, khi đốt hương thấy đã cháy đều, người thực hiện nghi lễ thờ cúng cũng không thổi mà phẩy những nén hương để tạo gió làm tắt trước khi cắm vào bát hương.
Vì sao không nên dùng miệng để làm tắt nến trên bàn thờ?
Mọi hành động, cử chỉ trong thờ cúng đều phải được thực hiện một cách cẩn thận, không được tuỳ tiện, đảm bảo sự thiêng liêng, trang trọng và sự thanh tịnh, tinh khiết của không gian thờ. Hành động tưởng như rất bình thường như dùng miệng thổi tắt nến trên bàn thờ được coi là điều cấm kỵ.
Bàn thờ là không gian kết nối giữa người sống với thế giới tâm linh, là nơi để con cháu thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thần thánh, tổ tiên, gửi gắm những lời sẻ chia, nguyện cầu những điều may mắn, bình an trong cuộc sống. Nến và hương tượng trưng cho sự thanh lọc, ánh sáng và lòng thành của con cháu, là vật phẩm thiêng trên bàn thờ.
Trong khi đó, miệng là đại diện cho sự phàm tục, hơi thở từ miệng bị coi là trọc khí, không sạch sẽ. Việc dùng miệng thổi tắt nến trên bàn thờ bị coi là hành động bất kính, thô thiển, làm mất đi sự thánh khiết của không gian thờ tự, có thể khiến thần linh và những người đã khuất trong gia đình phật lòng.
Trên khía cạnh thực tế, việc dùng miệng thổi tắt nến trên bàn thờ hay thổi tắt những nén hương đang cháy bùng có thể gây nguy hiểm vì khiến tàn hương, tàn nến hoặc sáp nóng chảy văng ra xung quanh, gây nguy hiểm cho người đứng gần, thậm chí làm cháy các vật dụng trên bàn thờ.
Gia chủ nên đặc biệt lưu ý đến nguy cơ này vì những đồ dùng bày biện trên bàn thờ đa phần đều làm bằng gỗ, nhựa, giấy, rất dễ bén lửa.
Vì sao không nên dùng miệng thổi tắt nến trên bàn thờ? (Ảnh minh hoạ: Pinterest)
Tắt nến trên bàn thờ như thế nào cho đúng?
Để bảo vệ sự tôn nghiêm của chốn linh thiêng cũng như an toàn cho chính gia chủ, khi tắt nến trên bàn thờ, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
Dùng dụng cụ tắt nến chuyên dụng bằng kim loại để dập tắt ngọn nến đang cháy một cách nhẹ nhàng và an toàn.
Dùng tay quạt nhẹ cho đến khi nến tắt.
Sử dụng tấm khăn nhỏ bằng chất liệu chống cháy để dập tắt nến.
Một số lưu ý khi chăm sóc bàn thờ
Ngoài việc thận trọng khi thổi tắt nến, bạn cũng nên lưu ý những điều sau để gìn giữ sự trang nghiêm và ý nghĩa của bàn thờ:
Thường xuyên lau dọn bàn thờ, tránh để bụi bẩn tích tụ để luôn giữ bàn thờ sạch sẽ.
Các cử chỉ hành động trên bàn thờ cần được thực hiện một các nhẹ nhàng, cẩn trọng, không gây ồn ào ở nơi thờ cúng.
Khi thực hiện các nghi thức cúng bái, cần ăn mặc quần áo lịch sử, chỉnh tề.
Theo VTCnews
-
Đời sống6 giờ trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son được ra viện, cùng vợ con về Nam Định đón Tết Nguyên đán.
-
Đời sống12 giờ trướcVàng là một trong những màu sắc phù hợp với người mệnh Kim trong năm 2025, đặc biệt là màu vàng nhạt.
-
Đời sống13 giờ trướcTính thời gian mang thai và sinh nở, anh nghi ngờ mình đã bị "cắm sừng" từ trước khi ly hôn.
-
Đời sống17 giờ trướcNếu gia chủ tuổi Tỵ muốn chọn tuổi xông đất Tết Ất Tỵ 2025, người nam sinh vào các năm sau sẽ phù hợp: 1946, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982.
-
Đời sống19 giờ trướcVới nhiều người, ngày Tất niên cũng là ngày quan trọng chẳng kém gì mùng 1 Tết. Trong ngày này, có 5 việc quan trọng mà bạn nên làm để đem lại nhiều may mắn, tài lộc.
-
Đời sống1 ngày trướcVới nhiều sự kiện đặc sắc chào đón năm mới, Bà Rịa – Vũng Tàu, TPHCM, Phú Quốc, Tây Ninh, Cần Thơ trở thành lựa chọn hàng đầu cho những du khách đang tìm kiếm địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam dịp tết Ất Tỵ 2025.
-
Đời sống1 ngày trướcDưới đây là gợi ý một số điểm du lịch gần Hà Nội để du khách vui chơi thỏa thích, check-in trong dịp nghỉ tết Nguyên đán 2025.
-
Đời sống1 ngày trướcBàn thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc lau dọn cũng phải được làm một cách cẩn trọng, vì thế câu hỏi có nên dùng nước lã để lau bàn thờ được nhiều người đặt ra.
-
Đời sống1 ngày trướcSau khi lên trời dự "tổng kết năm" vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo trở lại trần gian vào ngày nào để tiếp tục nhiệm vụ cai quản và giám sát của mình trong gia đình?
-
Đời sống1 ngày trướcĐược chế biến kỳ công từ nguyên liệu tự nhiên của vùng biển, món đặc sản trứ danh ở Thái Bình khiến thực khách hết lời khen ngon nhưng không phải ai cũng dám ăn vì có thể gây dị ứng.
-
Đời sống1 ngày trướcMặc dù vẫn luôn mua cá chép dâng Táo quân làm phương tiện di chuyển khi lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp, nhiều người vẫn không hiểu vì sao ông Táo cưỡi cá chép.
-
Đời sống1 ngày trướcHình ảnh Táo quân cho thấy bộ ba thần Bếp gồm hai ông một bà, vì sao lại như vậy?
-
Đời sống1 ngày trướcBiết được khi cúng ông Công ông Táo cần kiêng kỵ những gì, các gia đình sẽ chuẩn bị và thực hiện nghi lễ quan trọng này một cách trọn vẹn và chuẩn nhất.
-
Đời sống2 ngày trướcBộ trang phục mà các gia đình dâng cúng cho Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp chỉ gồm mũ, áo, hia chứ không có quần, vì sao lại như vậy?