- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vượt cửa tử, người phụ nữ TPHCM làm một việc giúp nhiều người
Sau khi vượt qua cửa tử, trở về gia đình, người phụ nữ nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Chị Thúy đến lớp học may miễn phí của chị Lại Thị Quỳ với hy vọng có thêm nghề để tạo thu nhập. Ảnh: Hà Nguyễn
“Cô 0 đồng”
Một buổi chiều mát mẻ, chị Trần Thanh Thúy (45 tuổi, huyện Bình Chánh, TPHCM) cùng con đến nhà chị Lại Thị Quỳ (SN 1984, huyện Bình Chánh) học may. Trước đây, chị Thúy làm nghề buôn bán nhỏ.
Sau dịch, công việc kinh doanh ế ẩm, chị quyết định tìm công việc mới để có thêm thu nhập. Biết chị Quỳ dạy may miễn phí, chị tìm đến học với hy vọng có thể học thêm nghề mới.
Chị Thúy cho biết, chị Quỳ không chỉ dạy may miễn phí từ nhiều năm trước mà còn tổ chức, tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện tại địa phương. Chị hoạt động sôi nổi đến mức được người dân nơi đây đặt biệt danh “Cô 0 đồng”.
Chị Quỳ quê ở Đồng Nai. Chị đến huyện Bình Chánh làm công nhân từ 13 năm trước. Sau khi có con nhỏ, chị không có thời gian tăng ca nên thu nhập giảm. Chị nghỉ việc, mua chiếc máy may rồi lên mạng tự học.
Sau khi trở về từ cửa tử, chị Quỳ dạy may miễn phí. Ảnh: Hà Nguyễn
Sau một thời gian mày mò, chị có thể may được những loại trang phục cơ bản. Chị nhận quần áo về may gia công, thiết kế, may trang phục, thời trang bán để tạo thu nhập.
Chị chia sẻ: “Rồi đại dịch ập đến, tôi nhiễm bệnh. Vốn là người có sức khỏe yếu, tôi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở oxy, đông máu. Tình trạng của tôi lúc đó xấu đến nỗi các bác sĩ đã thông báo cho gia đình chuẩn bị tinh thần đón tin xấu nhất. Tuy nhiên, tôi đã vượt qua.
Trở về, tôi nghĩ phải làm điều gì đó cho cuộc sống của mình và những người xung quanh tốt đẹp hơn”.
Về nhà, chị nhận thấy nhiều đứa trẻ mất cha mẹ, người thân, nhiều gia đình mất đi trụ cột,… Chị quyết định tìm cách hỗ trợ họ trong khả năng.
Đối với trẻ em, chị Quỳ liên hệ, nhờ các giáo viên là bạn bè của mình đến nhà, mở lớp học 0 đồng vào mỗi chiều thứ Bảy, Chủ nhật. Không chỉ thế, chị vận động, xin mạnh thường quân tài trợ cho các em sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập, xe đạp, quần áo 0 đồng.
Đối với gia đình khó khăn, người già neo đơn, khuyết tật,... chị hỗ trợ gạo, thực phẩm, xe lăn. 9 - 10 lần mỗi tháng, chị tham gia, hỗ trợ bếp cơm từ thiện của Hội liên hiệp Phụ nữ xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) nấu, phát 400 - 800 hộp cơm cho người cần.
Mỗi năm, chị Quỳ tặng hơn 100 bộ sách giáo khoa, vở học sinh cho lớp học 0 đồng của mình. Ảnh: Hà Nguyễn
Mỗi sáng thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, chị đặt trước tiệm may của mình tủ bánh mì 0 đồng với mục đích hỗ trợ bữa sáng cho người khó khăn. Thấy việc làm của chị có ý nghĩa, nhiều người ủng hộ, chung tay bằng cách mua bánh mì, bỏ thêm vào tủ.
Chị tâm sự: “Lúc trước, tôi sống khép kín. Nhưng bây giờ, đi đến đâu tôi cũng được trẻ nhỏ, người lớn trong xóm chào, gọi là 'cô 0 đồng'. Các cụ già từng được tôi hỗ trợ dù về quê hay đi nơi khác cũng gọi điện, hỏi thăm 'cô 0 đồng'. Những điều đó khiến tôi rất vui, hạnh phúc”.
Tạo sinh kế
Sau đại dịch, khu vực chị Quỳ sinh sống có nhiều phụ nữ thất nghiệp, sức khỏe giảm sút, không thể lao động nặng nhọc. Ngoài ra, một số nữ công nhân có con nhỏ, gặp khó khăn trong việc đến công ty làm việc, tăng ca.
Thấy nghề may phù hợp với người không có sức khỏe tốt, chủ động được thời gian, chị Quỳ quyết định dạy may miễn phí cho người cần. Mỗi ngày, chị đều nhận dạy nghề miễn phí tại tiệm may nhỏ của gia đình.
Những đứa trẻ sau khi được nhận xe đạp 0 đồng thường đến nhà chị Quỳ chơi. Ảnh: Hà Nguyễn
Trong lúc dạy nghề, chị Quỳ không thu bất cứ chi phí nào. Chị hỗ trợ người học cho đến khi họ có thể tự mình cắt, may. Sau khi ra nghề, người học có thể tự mở tiệm may hoặc nhận đồ về may gia công.
Hoạt động dạy nghề may miễn phí của chị Quỳ thu hút nhiều phụ nữ tại địa phương đến học. Thậm chí một số đàn ông, thanh niên ở các quận, huyện khác cũng đến học nghề.
Bà Lê Thị Ngọc Bình, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh cho biết: “Không chỉ dạy may miễn phí, chị Quỳ còn tạo công ăn việc làm cho người đến học với mình.
Sau khi người học biết cắt, may, chị giới thiệu hoặc nhận quần áo về cho họ may gia công, tạo thu nhập. Thấy việc làm của chị có ích, Hội Phụ nữ xã Phạm Văn Hai hỗ trợ máy may cho những người đến học với chị".
Thấy phụ nữ thích áo dài nhưng chưa có điều kiện may, mua, chị Quỳ lập tiệm áo dài 0 đồng. Ảnh: Hà Nguyễn
"Sau khi có máy may, học nghề xong, các chị em này nhận quần áo về may gia công. Thậm chí có người tự thiết kế, cắt, may rồi đem sản phẩm của mình ra chợ bỏ sỉ cho các cửa hàng kinh doanh quần áo.
Hoạt động dạy may miễn phí của chị Quỳ đem lại việc làm cho người thất nghiệp, giải quyết được nhu cầu làm việc ở nhà để có thời gian chăm sóc con nhỏ, gia đình của một số chị em phụ nữ”, bà Bình nói thêm.
Cách đây ít năm, chị Quỳ nhận thấy phụ nữ xung quanh có nhu cầu làm đẹp, thích áo dài nhưng không có điều kiện đặt may, mua. Chị quyết định mở tiệm áo dài 0 đồng để ai cũng có thể làm đẹp, thỏa đam mê mặc áo dài.
Ngoài việc tự may, chị vận động bạn bè, giáo viên, người có lòng hảo tâm quyên tặng áo dài cũ, không sử dụng. Sau khi nhận, chị giặt ủi, sửa lại rồi tặng cho người cần.
Mỗi ngày, cửa tiệm có nhiều phụ nữ đến thử, nhận áo dài miễn phí. Khi đến nhận áo dài, nhiều người còn được chị tư vấn cách mặc đẹp, cách chọn trang phục phù hợp với mình.
Nhiều phụ nữ đến nhận áo dài được chị Quỳ tư vấn, hướng dẫn cách chọn áo đẹp, phù hợp với gu thẩm mỹ của mình. Ảnh: Hà Nguyễn
Chị Quỳ chia sẻ: “Sau 4 năm tham gia các công tác thiện nguyện, tôi không thấy mình mất gì cả. Ngược lại, tôi thấy mình nhận 'được' rất nhiều.
Đầu tiên là các bé khó khăn ở khu vực tôi sinh sống biết đọc, biết viết. Các bé cũng ngoan hơn, có quần áo lành lặn hơn để mặc. Nhiều chị em phụ nữ trước đây thất nghiệp nay có việc làm, có thu nhập.
Những kết quả ấy giúp tôi có thêm động lực để tiếp tục các hoạt động thiện nguyện của mình. Tôi chưa bao giờ có ý định dừng các hoạt động thiện nguyện của mình, đặc biệt là việc dạy may miễn phí.
Chừng nào còn sức lực, còn có người cần học nghề, tôi vẫn sẽ dạy nghề miễn phí. Bởi tôi luôn nghĩ mình cứ bỏ ra công sức làm điều tích cực cho cộng đồng. Khi thấy sự cố gắng của mình, mọi người sẽ tin tưởng, ủng hộ, chung tay".
Nhiệt tình, xông xáo trong các hoạt động thiện nguyện
Bà Lê Thị Ngọc Bình, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phạm Văn Hai cho biết: “Chị Lại Thị Quỳ là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 1, xã Phạm Văn Hai.
Gia cảnh chị cũng khó khăn khi có chồng, con đau bệnh. Tuy nhiên, chị tham gia công tác thiện nguyện một cách nhiệt tình, xông xáo.
Có thể nói, chị hoạt động thiện nguyện bằng cả tấm lòng. Các hoạt động thiện nguyện của chị hỗ trợ cho địa phương rất nhiều”.
Theo VNN
-
Đời sống8 giờ trướcTrên phố Hàng Da (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có một quán tào phớ “siêu nhỏ, siêu chật” nhưng tối nào khách cũng đông nườm nượp. Hàng chục người xếp hàng chờ mua.
-
Đời sống11 giờ trướcCòn gần một tháng nữa mới đến Halloween nhưng trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã ngập tràn các mặt hàng đồ trang trí, đồ chơi phục vụ lễ hội hóa trang vào ngày cuối cùng của tháng 10 hàng năm.
-
Đời sống13 giờ trướcBữa ăn là một dịp quan trọng trong giao tiếp xã hội. Vì vậy, để đánh giá một người có EQ cao hay không, chỉ cần quan sát cách họ tham gia bữa ăn.
-
Đời sống13 giờ trướcVới tựa đề là “người mang đến góc nhìn mới về tình yêu, cuộc sống cho hàng triệu người theo dõi”, tờ Rest of World hôm 30/9 đã có bài viết ngắn về sư Giác Minh Luật, nhà sư triệu view trên TikTok.
-
Đời sống18 giờ trướcCó những lúc, bà Sơn rất nhớ khoảnh khắc vui vầy bên con cháu. Thế nhưng, bà hiểu cùng chồng vào viện dưỡng lão an hưởng tuổi già là lựa chọn tốt cho tất cả.
-
Đời sống20 giờ trướcSau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.
-
Đời sống20 giờ trướcHình ảnh anh bộ đội một tay dắt xe đạp, một tay cẩn thận dìu cụ bà qua cầu Phong Châu (Phú Thọ) gây xúc động, được hàng nghìn người chia sẻ khắp cõi mạng.
-
Đời sống1 ngày trướcMón ăn có sự kết hợp kỳ lạ giữa mỳ bò và trà sữa trân châu với mức giá đắt đỏ đang là đề tài tranh cãi trên mạng xã hội; người khen lạ miệng, người lại chê khó nuốt.
-
Đời sống1 ngày trướcChuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều và chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau đợt thu hoạch lúa.
-
Đời sống1 ngày trướcChiếc Rolls-Royce chạy hoàn toàn bằng điện của Minh “Nhựa” có giá trên 18 tỷ đồng được gắn biển số trúng đấu giá với giá trị ngang ngửa một chiếc VinFast VF3.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong một số trường hợp, yêu một người đàn ông có trí tuệ cảm xúc cao sẽ tránh được nhiều rắc rối và mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, vui vẻ.
-
Đời sống1 ngày trướcBốn năm “bén duyên” với hoạt động sáng tạo nội dung trên YouTube, cô gái Bến Tre đã thực hiện được hơn 200 video về văn hóa, nếp sống và ẩm thực miền Tây.
-
Đời sống2 ngày trướcĐoạn video gây “bão” mạng với khoảnh khắc khách Tây thích thú trải nghiệm cà phê “bì bõm” ở Ninh Bình dù nước ngập tới mắt cá chân, còn xung quanh là đàn vịt bơi tung tăng.