- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xóm nghề ở TPHCM ‘chuộng’ người già, thợ trẻ nhất cũng ở tuổi U60
Xóm nghề từng là nơi kiếm kế sinh nhai của hàng nghìn hộ dân giữa lòng TPHCM giờ đây chỉ còn là lựa chọn của những người lớn tuổi. Thợ theo nghề trẻ nhất ở đây cũng đã U60.
Xóm làm nghề chổi đót truyền thống ở TPHCM trước nguy cơ lụi tàn trong tương lai gần. Clip: Hà Nguyễn
Xóm chổi đót cuối cùng
Xen lẫn thanh âm ồn ào của phố thị, con hẻm 180 Phạm Phú Thứ (quận 6, TPHCM) vang vang tiếng dao chặt đều tay trên thớt gỗ. Đó là tiếng tề lưỡi chổi đót từ những hộ dân làm chổi đót cuối cùng của thành phố.
Những người làm nghề lâu năm cho biết, nghề bó chổi đót xuất hiện ở TPHCM vào khoảng đầu thập niên 1960. Những người làm nghề đầu tiên vốn là dân miền Trung vào TPHCM lập nghiệp.
Tại đây, họ tập trung thành từng nhóm quanh chợ Bình Tiên, đường Phạm Phú Thứ và đường Phạm Văn Chí. Ông Phạm Văn Trung, 55 tuổi, theo nghề làm chổi đót từ năm 8 tuổi cho biết: “Trước đây, khu vực này toàn ao, ruộng sình lầy.
Ông Trung cho biết, trước đây làng có hàng nghìn hộ theo nghề. Ảnh: Hà Nguyễn
Người dân chỉ biết cắt rau muống đem bán để mưu sinh. Sau này, có người nghĩ ra cách bó chổi bằng bông cây đót. Thấy chổi bán được, mọi người cùng làm rồi dạy nhau trở thành làng chổi đót đông đúc.
Lúc thịnh nhất, làng nghề có đến hàng nghìn hộ làm và bán chổi đót. Làng nghề có nhiều người làm đến nỗi hẻm không còn lối đi vì nhà nhà dựng trụ, giăng dây kẽm để bện chổi. Chổi thành phẩm được chất khắp nơi".
Làng chổi đót hầu như không có sự xuất hiện của máy móc. Tất cả các công đoạn đều được người thợ làm bằng chính đôi tay và kinh nghiệm của mình.
Thời điểm ấy, người người, nhà nhà chăng dây bó chổi. Ảnh: Hà Nguyễn
Nguyên liệu chính làm chổi là cây đót, được thu mua từ các tỉnh Tây Nguyên như: Kon Tum, Gia Lai… Để hoàn thành cây chổi, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn như: Xé đọt, buộc lọn, bện lưỡi, vào cán, tề lưỡi.
Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người thợ phải khéo léo, có kỹ thuật. Nếu như xé đọt phải nhanh, chính xác, đẹp thì khâu buộc lọn lại đòi hỏi sự chính xác cao để các lọn khi buộc xong tương đồng về hình dáng, trọng lượng, kích thước.
Bà Huỳnh Thị Kim Thảnh (63 tuổi, người làm chổi đót từ nhỏ) cho biết: “Trong các công đoạn, bện lưỡi chổi là khâu khó nhất. Bởi công đoạn này quyết định trực tiếp đến độ chắc chắn, tính thẩm mĩ của cây chổi đót.
Thợ làm lâu năm, có kinh nghiệm sẽ bện được lưỡi chổi đều. Giữa các lọn chổi không có khe hở, đường dây đan thẳng, đều không méo, không chỗ thưa, chỗ chặt cầm lên thấy chắc chắn. Ngược lại, chổi cho cảm giác lỏng lẻo, méo mó”.
Hiện nghề đã mai một dần. Ảnh: Hà Nguyễn
Chủ yếu làm thủ công, nhưng công việc này cũng có ít nhiều cực nhọc, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe người làm. Ngoài việc phải trực tiếp tiếp xúc với lớp bụi dày đặc bay ra từ bông đót, người thợ còn bị dây kẽm cắt, đâm vào tay…
Chỉ còn người già theo nghề
Mỗi cây chổi đót hiện có giá bán từ 20.000 - 40.000 đồng. Tuy vậy, những năm trở lại đây, làng nghề chổi đót tại TPHCM bị cạnh tranh khốc liệt bởi hàng sản xuất tại các tỉnh miền Trung và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cực nhọc nhưng thu nhập thấp, bị cạnh tranh khốc liệt khiến làng nghề chổi đót truyền thống ở TPHCM bị thu hẹp, mai một dần theo thời gian. Hiện, nơi đây chỉ còn khoảng 5-10 hộ cố gắng duy trì nghề truyền thống của gia đình.
Làng giờ còn vài hộ theo nghề. Ảnh: Hà Nguyễn
Đáng buồn hơn, xóm nghề không còn lớp thợ trẻ kế cận. Những người đang làm việc tại các cơ sở bện chổi đót thủ công đều đã có tuổi. Thợ trẻ nhất cũng đã bước vào tuổi U60.
Ông Trang Đức Anh (52 tuổi, chủ hộ làm chổi đót theo phương pháp truyền thống) buồn bã cho biết, làm nghề hơn 40 năm nhưng chưa bao giờ ông buồn như bây giờ. Ngoài việc bị cạnh tranh khốc liệt, thu nhập chạm đáy, nghề truyền thống cũng bị lớp trẻ “ngoảnh mặt”.
Ông tâm sự: “Tôi còn làm là vì muốn gìn giữ nghề truyền thống của ông bà. Bây giờ không còn ai muốn theo nghề nữa. Đến khi lớp người như chúng tôi nằm xuống, cái nghề truyền thống này sẽ lụi tàn.
Các em, các cháu chê nghề này vừa bụi bặm, vừa cực, lại thu nhập thấp. Ngay cả con, cháu ruột của tôi cũng bỏ nghề. Bây giờ cả xóm chỉ có người già mới làm nghề này. Người trẻ nhất cũng đã ngoài 50 tuổi rồi”.
Bà Thảnh cho biết, bây giờ xóm nghề chỉ toàn người già. Ảnh: Hà Nguyễn
Cùng tâm trạng, ông Trần Thanh Hoàng, thợ bện chổi bằng tay ở cơ sở do ông Anh làm chủ, cho biết trước đây cũng đào tạo được một số thợ trẻ. Tuy nhiên sau một thời gian, thợ trẻ đều bỏ nghề để tìm công việc khác.
Trong khi đó, dù theo nghề từ năm 8 tuổi nhưng vì áp lực kinh tế, ông Phạm Văn Trung cũng sớm dừng lại để tìm việc khác. Sau này, khi đã có tuổi, kinh tế ổn định, ông mới quay lại làm để gìn giữ nghề truyền thống của gia đình.
Cũng như ông Trung, vợ chồng bà Huỳnh Thị Kim Thảnh cũng cố gắng giữ nghề cho đến khi không còn đủ sức. Bà Thảnh nhận định, nghề làm chổi đót truyền thống tại đây lụi tàn như một điều tất yếu.
Nghề truyền thống bị lớp trẻ "quay lưng, bỏ rơi". Ảnh: Hà Nguyễn
Bà nói: “Công việc này thường ế từ đầu năm đến cuối năm. Nghề chỉ thực sự có thu nhập vào những ngày giáp Tết.
Đã thế, vào mùa mưa, công việc cũng gần như đình trệ. Ngày thường, những người như chúng tôi dẫu có làm thì cũng chỉ cầm chừng thôi. Một số nhà có thể làm chổi để xuất khẩu nhưng số lượng cũng rất ít.
Vất vả, bấp bênh nhưng thu nhập không tốt, nên lớp trẻ không theo nghề là điều dễ hiểu. Hiện, có thể nói đây là nghề của người già. Như gia đình tôi, chỉ có vợ chồng tôi theo nghề.
Một phần là do tôi đã làm công việc này từ nhỏ nên quen tay. Phần khác, tôi muốn gìn giữ nghề truyền thống của gia đình được lúc nào hay lúc đó, nên dẫu đau lưng, ngứa mắt vì bụi đót, vợ chồng tôi vẫn cố gắng làm”.
Theo Vietnamnet
-
Đời sống20 phút trướcBiết một nhà hàng ở Pakistan có bán món phở, nàng dâu Việt háo hức tìm đến thưởng thức. Thế nhưng, chị nhanh chóng thất vọng khi nếm thử nước dùng.
-
Đời sống20 phút trướcĐông đảo người dân và du khách đã đến và trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc, khám phá nét tinh hoa của làng lụa trong tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024.
-
Đời sống1 giờ trướcTừ khi nào người ta từ chối sống hồn nhiên? Phải vì cuộc đời này kẻ sống hồn nhiên thường thiệt thòi nên chẳng ai muốn hồn nhiên mà sống nữa?
-
Đời sống1 giờ trướcRừng thông Bản Áng nổi tiếng là điểm du lịch hoang sơ của vùng đất cao nguyên Mộc Châu.
-
Đời sống1 giờ trướcNgười phụ nữ Bắc Giang không ngờ, hành động nhỏ của mình lại được cụ ông ghi nhớ và đền đáp theo cách đặc biệt trong suốt 2 năm.
-
Đời sống1 giờ trướcSau năm 2024, chúng ta trải qua 8 cái Tết Nguyên đán không có ngày 30 Tết, khoảnh khắc giao thừa sẽ diễn ra vào đêm 29 tháng Chạp, vì sao có hiện tượng kỳ lạ này?
-
Đời sống14 giờ trướcKhu ẩm thực bên trong chợ thu hút đông đảo thực khách vào khung giờ trưa với nhiều món ngon, giá cả phải chăng như bún đậu mắm tôm, nộm bò khô, phở, cháo…
-
Đời sống18 giờ trướcHLV, cựu cầu thủ Anh Khoa của đội trẻ SHB Đà Nẵng, cựu cầu thủ của CLB đã tự tử tại nhà riêng vào sáng 4-12 gây thảng thốt không chỉ trong giới bóng đá Việt Nam.
-
Đời sống18 giờ trướcTrong buổi phát trực tiếp tối 30/11, Lê Tuấn Khang chia sẻ: "Nếu có dịp, em sẽ nhờ mẹ nấu bữa cơm để đãi 9 triệu người theo dõi về dùng cơm với gia đình em. Chắc em sẽ nấu canh chua, cá vồ kho".
-
Đời sống18 giờ trướcNhìn thấy món ăn Việt yêu thích được phục vụ nóng hổi ngay trước mắt, vị khách Tây không giấu nổi biểu cảm hào hứng, lập tức gắp một miếng to đưa lên miệng thưởng thức.
-
Đời sống21 giờ trướcSau Labubu đến Baby Three trở thành trend mới thu hút không ít bạn trẻ. Một số người nổi tiếng cũng góp phần lan tỏa trào lưu này. Túi mù ở Việt Nam cũng tạo nên cơn sốt trong thời gian gần đây.
-
Đời sống21 giờ trướcCổ động viên, đồng nghiệp bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của cựu cầu thủ Trần Anh Khoa.
-
Đời sống23 giờ trướcNhiều tài liệu cho thấy đàn ông chiếm đa số trong các tài xế gây tai nạn, sao lại nhắc mãi câu nói đầy định kiến "bán xăng cho phụ nữ là tội ác"?
-
Đời sống23 giờ trướcBản chất của cuộc đời là vất vả. Chúng ta phải vất vả mới có được bình yên. Nên bình yên đôi khi như một món quà, phần thưởng vậy.