Xôn xao đoạn tâm sự về nỗi ám ảnh khi làm y tá tại phòng khám sản của một cô gái: “Mỗi lần thực hiện ca nào đó, bác sĩ đều thắp nhang trước nhưng tôi vẫn cực kỳ mất bình tĩnh”

Những chia sẻ của cô gái làm nhiều người cũng bị ám ảnh lây và chợt nghĩ ngợi về những gì đang diễn ra trong cuộc sống này.

Khi lựa chọn nghề nghiệp, có nhiều người đã dự tính trước về tương lai nhưng cũng có nhiều người không biết điều gì sẽ xảy ra với mình. Như cô gái làm việc trong phong khám sản khoa tư nhân dưới đây chẳng hạn, vì chứng kiến quá nhiều trường hợp phá bỏ thai nên bị ám ảnh và phải xin thôi việc. Đỉnh điểm, cô gái đã làm được một việc rất tốt, vượt ngoài sức tưởng tượng đó là nhận nuôi một bé gái bị người mẹ 19 tuổi cầu xin được bỏ thai và bác sĩ đã cho sinh non. 

"Tôi năm nay 29 tuổi. Thất nghiệp nhưng chưa bao giờ tôi thấy việc từ bỏ công việc của mình làm lại đúng đắn đến như thế. Tôi là y tá. Sau khi học xong tôi được làm việc trong một bệnh viện tại Hà Nội, rồi làm tư tại một phòng khám sản gần bệnh viện. Mỗi ngày không biết có bao nhiêu bệnh nhân tới khám, già có, trẻ có, học sinh có. Tôi tiếp xúc với bao nhiêu người chính tôi còn không thể nhớ nổi.

Mức lương cũng chỉ đủ ăn, nhưng những thứ tôi chứng kiến hàng ngày khiến tôi day dứt. Những ngày đầu tiên dù đã được học và thực hành nhiều nhưng khi chứng kiến những ca nạo hút từ chính những người mẹ, vì 1 lý do nào đó phải bỏ sinh linh trong người đi, vì lựa chọn giới tính hay vì lỡ không phòng tránh, tôi ám ảnh và sợ hãi lắm. Dù mỗi lần thực hiện 1 ca nào đó, bác sĩ đều thắp nhang trước nhưng tôi vẫn cực kỳ mất bình tĩnh, tay chân không kiểm soát được. Ngày thứ 2, 3 và những ngày sau ấy tôi cố gắng quen dần với công việc của mình nhưng không nổi. Tôi không thể quen được và không quên được những ca đặc biệt từ những hoàn cảnh đặc biệt.

Xôn xao đoạn tâm sự về nỗi ám ảnh khi làm y tá tại phòng khám sản của một cô gái: Mỗi lần thực hiện ca nào đó, bác sĩ đều thắp nhang trước nhưng tôi vẫn cực kỳ mất bình tĩnh”-1

Cô gái làm việc trong phòng khám thai tư nhân.

Lần đầu là khi một em học sinh cỡ tầm chưa hết cấp III tới bệnh viện khi đã 19 tuần. Em bé ấy còn không biết là mình đã có mà cứ nghĩ mình béo. Sau khi thăm khám bác sĩ hỏi em suy nghĩ kỹ đi, em ấy lạnh lùng trả lời cô làm cho cháu đi đừng hỏi nhiều. Tôi ám ảnh tới nỗi không còn dám nhìn khi thấy hình ảnh sinh linh đã thành hình không còn nguyên vẹn, tôi khóc rất nhiều và có mang bé cho hội bệnh viện sự sống xin chôn cất em. Còn mẹ em thì lạnh lùng, không thèm nhìn lại con lấy 1 lần. Lúc mang bé đi, tôi đã xin nghỉ 1 tuần. Tôi ám ảnh. Tôi muốn bỏ việc ngay lập tức nhưng tôi còn mẹ còn em tôi, không thể bỏ việc cũng không thể không kiếm tiền dù chỉ 1 ngày.

Tôi lại tiếp tục quay lại, và thay vì làm y tá, tôi nhận thêm cả việc gói ghém các em gọn gàng thay vì vứt bỏ như bình thường để cho hội thiện nguyện mang các em đi an táng. Dù muốn hay không điều đó cũng vẫn xảy ra mỗi ngày mỗi giờ. Có những lần tôi đã khuyên được mẹ các em giữ các em lại hoặc nhờ sự trợ giúp của các đơn vị tình nguyện mà các em đã đã ra đời dù sau đó có phải vào các tổ chức thiện nguyện. Bẵng đi mà tôi đã theo công việc này 4 năm.

Ngày mùa đông rét mướt giữa dịch bệnh, 1 em 19 tuổi vào phòng khám khi đã gần 30 tuần tuổi. Em xin bác sĩ cho em được bỏ bằng mọi cách. Em khóc lóc, năn nỉ. Em nói e không còn bố mẹ đang ở với ông bà, không có khả năng nuôi. E xin bác sĩ hãy bỏ đi giúp em. Và bác sĩ nói như thế này chỉ có khả năng cho sinh non. Vì đã quá lớn rồi. Tôi cũng khuyên em ấy là để sinh rồi gửi con đi nhưng em không nghe. Hôm đó tôi đã bằng mọi cách cứu lấy đứa bé. Khi em được ra đời tôi đã xin đưa em lên viện cấp cứu và nói bệnh viện rằng đó là ca sinh non. May mắn thay cứu được. Ròng rã 6 tháng liền tôi ở viện.

Chăm sóc 1 bé sinh non khó khăn tốn kém hơn nhiều 1 ca đủ ngày đủ tháng. Tôi định khi em ổn định sẽ gửi vào chùa hoặc tổ chức nào đó. Nhưng ngày ngày nhìn em, 1 bé gái hồng hào khoẻ mạnh bị chính người mẹ của mình từng từ bỏ, giành giật sự sống và từng ngày lớn lên, tôi đã xin nghỉ việc. Mẹ em đã rời đi sau khi bỏ em. Còn tôi làm mẹ bất đắc dĩ ở tuổi 25. Thất nghiệp. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy việc nghỉ việc và việc cứu sống 1 ai đó không cùng huyết thống với mình là sai. Vì mỗi ngày có hàng trăm ca bỏ con từ các phòng khám. Sau khi hoàn tất thủ tục tôi đã cùng con về quê sống. Những điều tôi đã làm chỉ mong được bù vào bằng việc chăm sóc con nuôi của tôi, 1 sự sống suýt nữa bị tước đi vì sự từ chối của ba mẹ. Mà tới giờ tôi vẫn không quên được những ngày đã qua, tôi phải làm gì bây giờ".

Xôn xao đoạn tâm sự về nỗi ám ảnh khi làm y tá tại phòng khám sản của một cô gái: Mỗi lần thực hiện ca nào đó, bác sĩ đều thắp nhang trước nhưng tôi vẫn cực kỳ mất bình tĩnh”-2

Bé gái được cứu sống và trở thành con nuôi của cô gái. Ảnh mình họa

Cô gái giấu tên nên cư dân mạng cũng không biết gọi cô là gì, chỉ biết cảm ơn vì những hành động đẹp của cô trong suốt 4 năm làm việc ở phòng khám tư đó. Tuy rằng, lựa chọn của mỗi người mẹ cô không thể quyết định thay nhưng bằng một cách nào đó, cô cũng khiến cho mọi thứ trở nên bớt tồi tệ hơn.

Với bé gái gái sinh non ở tuần thứ 30 này, em bé thực sự là đã quá may mắn khi gặp được cô gái. Nếu là một người khác, có lẽ cô bé đã không thể sống sót. Làm mẹ không bao giờ là dễ dàng nhưng cô gái đã quyết tâm thì chắc chắn sẽ làm được, vì lòng tốt của một cô gái như cô thực sự là sức sống vô cùng mãnh liệt.

 

 THEO TRÍ THỨC TRẺ 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/xon-xao-doan-tam-su-ve-noi-am-anh-khi-lam-y-ta-tai-phong-kham-san-cua-mot-co-gai-moi-lan-thuc-hien-ca-nao-do-bac-si-deu-thap-nhang-truoc-nhung-toi-van-cuc-ky-mat-binh-tinh-22202164133429441.htm

y tá


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.