- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ý nghĩa của phong tục gieo quẻ đầu năm
Đi lễ đền, chùa đầu năm, ngoài việc cầu bình an, sức khỏe, nhiều người còn xin xăm, bấm quẻ với lòng cầu mong một năm mới an lành, khởi sắc.
Xin xăm, bấm quẻ đầu năm mới là một phong tục có từ xa xưa, phản ánh nguyện vọng của con người về một cuộc sống may mắn, hạnh phúc trong tương lai.
Phong tục xin quẻ đầu năm mới
Với nhiều người, xin quẻ hay bấm quẻ đầu năm là một hoạt động không thể thiếu khi đi lễ đền, chùa dịp năm mới. Theo tục lệ cũ, sau khi dâng lễ, người ta sẽ chọn lấy một quẻ thẻ. Quẻ thẻ này trước kia thường được làm bằng tre, trên đó ghi số hiệu hoặc một câu ngắn gọn bằng chữ Hán, phản ánh một cách khái quát về cuộc đời cũng như những vận hạn của người rút quẻ trong năm đó.
Ngày nay, các đền, chùa thường thay thế thẻ tre bằng thẻ giấy, in chữ quốc ngữ để người xin quẻ dễ dàng đọc và tự phân tích, không cần phải nhờ đến các thầy đồ luận giải nữa. Dù vậy, bản chất của phong tục vẫn không thay đổi. Quẻ thẻ sẽ cho biết vận hạn, điều tốt lành hay xui rủi mà người rút quẻ có thể gặp phải trong năm để họ cố gắng và hành xử cẩn trọng nhằm đón lành, tránh dữ.
Tục gieo quẻ đầu năm không chỉ là phong tục truyền thống mà còn thể hiện niềm tin và khát vọng của con người về một tương lai tốt đẹp. (Ảnh: bTaske)
Quẻ thẻ có những tên gọi khác nhau, ví dụ như quẻ "hạ hạ", quẻ "đại cát", quẻ "thượng thượng" – với mỗi quẻ mang một ý nghĩa riêng. Quẻ "hạ hạ" có thể tượng trưng cho một năm không mấy thuận lợi, trong khi quẻ "đại cát" lại báo hiệu một năm hanh thông, tốt đẹp.
Ngoài ra, trên quẻ còn có thể luận giải chi tiết về các vấn đề như cầu tài, cầu danh, gia trạch, hôn nhân, tình duyên, sức khỏe... Tất cả những điều này đều hướng đến mục tiêu giúp người xin quẻ biết được vận mệnh của mình và đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc gieo quẻ đầu năm
Gieo quẻ đầu năm còn là cách con người thể hiện ước vọng về một năm mới an lành, hạnh phúc và thành công. Dù có tin vào tâm linh hay không, tin nhiều hay ít, phong tục này đem lại cho con người tâm thế sẵn sàng đón nhận những gì xảy ra trong năm mới, đối mặt với thử thách, khó khăn cũng như tận dụng những cơ hội sẽ đến với mình.
Ngoài việc xin quẻ tại các ngôi chùa, trong dân gian còn lưu truyền một phương pháp gieo quẻ rất đặc biệt, đó là gieo quẻ Dịch truyền thống. Phương pháp này sử dụng đồng tiền cổ – đặc biệt là đồng Càn Long thông bảo được đúc bằng đồng, hình tròn, có lỗ vuông ở chính giữa. Phía trên mặt đồng có ghi chữ “Càn Long thông bảo” bằng chữ Hán và các họa tiết, ký hiệu riêng biệt.
Người xin quẻ đặt ba đồng tiền Càn Long thông bảo vào lòng bàn tay, áp tay lại và suy nghĩ về điều mình muốn hỏi trong vòng một phút. Quá trình này không chỉ giúp họ tập trung tâm trí mà còn tạo sự liên kết giữa từ trường của đồng tiền và từ trường của cơ thể người gieo quẻ. Mục đích của sự tập trung là để quẻ hiện rõ và chính xác, mang lại những lời giải đáp có ý nghĩa.
Khi gieo quẻ, đồng tiền sẽ rơi xuống và hiện ra mặt ngửa hoặc mặt sấp. Dựa trên kết quả này, người gieo quẻ sẽ giải mã quẻ của mình. Nếu đồng tiền rơi ra mặt có chữ "Càn Long thông bảo" thì đó là quẻ tốt, báo hiệu một năm thuận lợi, trái lại, mặt sấp là có thử thách, khó khăn.
Tục gieo quẻ đầu năm được người Việt duy trì nhiều đời nay. Mặc dù cách thức thực hiện có thể khác nhau ở các địa phương nhưng mục đích chung vẫn là cầu mong bình an, may mắn, hạnh phúc cho bản thân và gia đình trong năm mới. Thời hiện đại, không phải ai cũng tin vào sự linh nghiệm của quẻ, nhưng họ vẫn duy trì phong tục này như một cách tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống, kết nối với cha ông xưa.
Nghi thức xin quẻ đầu năm tại chùa
Khi đến chùa, đình, đền để vãn cảnh, làm lễ hay xin xăm, gieo quẻ, mọi người đều cần bày tỏ lòng thành kính và sự tôn trọng đối với các vị Phật, Thánh. Dưới đây là những bước cần làm để chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho nghi thức xin quẻ.
- Thắp nhang thành tâm: Thắp nhang là biểu tượng của việc thành kính, sạch sẽ trong tâm hồn, và là cầu nối giữa bạn với thế giới tâm linh. Chỉ cần thắp một nén nhang là đủ, điều này thể hiện lòng thành và sự giản dị.
- Quỳ lạy và khấn nguyện: Sau khi thắp nhang, bạn cần quỳ lạy trước bàn thờ Phật, Thánh và thành tâm khấn nguyện. Trong lời khấn, bạn nên nêu rõ tên tuổi, địa chỉ của mình, không cần phải nói quá to, chỉ cần đủ để bản thân bạn nghe thấy. Điều này không chỉ giúp giữ gìn sự tôn nghiêm của không gian tâm linh mà còn thể hiện sự kính trọng đối với những người xung quanh đang thực hiện nghi lễ.
- Xin quẻ: Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn mới bắt đầu tiến hành xin xăm hay gieo quẻ. Mọi hành động nên được thực hiện một cách trang nghiêm, phản ánh sự tôn trọng của bạn đối với nghi thức và niềm tin tâm linh.
Theo VTC News
-
Đời sống9 giờ trướcCành vàng lá ngọc là lễ vật biểu trưng cho sự phú quý, vậy vì sao lại có quan niệm đầu năm đi lễ không nên đặt cành vàng lá ngọc lên ban thờ?
-
Đời sống13 giờ trướcVới mong muốn các cháu có một chút vốn liếng phòng thân, cụ bà U90 đã tự tay trao tặng mỗi cháu một chiếc nhẫn vàng trong dịp Tết Nguyên đán.
-
Ngày vía Thần Tài 2025 vào thứ mấy? Chuyên gia hướng dẫn cách chuẩn bị đồ lễ cúng Tết Thần Tài chuẩnĐời sống14 giờ trướcNăm 2025, ngày vía Thần Tài sẽ rơi vào thứ Sáu. Để chuẩn bị đồ cúng Tết Thần Tài, mọi người có thể tham khảo hướng dẫn của chuyên gia phong thủy dưới đây.
-
Đời sống14 giờ trướcBài cúng ngày vía Thần Tài có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là với những người làm kinh doanh, buôn bán.
-
Đời sống15 giờ trướcGiờ đẹp cúng vía Thần Tài và cách nạp tài đón may mắn, tài lộc năm 2025 theo gợi ý của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà.
-
Đời sống15 giờ trướcDưới đây là 4 cách kích hoạt tài lộc trong ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng 2025 Ất Tỵ, bạn có thể tham khảo để đem lại nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới.
-
Đời sống1 ngày trướcNgày vía thần Tài, nhiều người đổ xô đi mua vàng với hy vọng mang lại tài lộc, may mắn cho cả năm, tục mua vàng vào ngày vía thần Tài có nguồn gốc từ đâu?
-
Đời sống1 ngày trướcClip ghi lại hình ảnh cháu gái 18 tuổi ngồi đàn hát cùng bà nội 66 tuổi ca khúc "Thì thầm mùa xuân" khiến cộng đồng mạng mê mẩn, khen đây là màn kết hợp tuyệt vời.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngày Vía Thần Tài, tức mùng 10 tháng Giêng âm lịch, được coi là một trong những dịp lễ quan trọng để cầu tài lộc và sung túc.
-
Đời sống1 ngày trướcMâm cúng ngày vía thần Tài không giống với mâm cúng gia tiên ngày Tết mà được chuẩn bị đơn giản hơn.
-
Đời sống2 ngày trướcNgày vía Thần Tài là cơ hội để gia đình, đặc biệt là những người kinh doanh, khởi đầu năm mới thật suôn sẻ và thịnh vượng. Theo phong thủy, vào ngày này nên làm những việc dưới đây để giúp thu hút vận may, kích hoạt vượng khí và tài lộc cho cả năm.
-
Đời sống2 ngày trướcNhững cụm từ "thắng đời 1-0" và "thua đời 1-0" tràn ngập các nền tảng mạng xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trend này từ đâu mà có?
-
Đời sống2 ngày trướcMặc dù tuổi cao cụ bà 96 tuổi vẫn lễ phép chúc sức khỏe và nhận lì xì từ anh trai 98 tuổi trong dịp Tết Nguyên đán, khiến nhiều người xúc động.
-
Đời sống2 ngày trướcSau 13 tháng nỗ lực, Trọng Nhân giảm thành công 132kg, từ 230kg xuống còn 98kg, sắp đại phẫu cắt da thừa.