Phượng quen Hải hồinăm ngoái, lúc nhập cùng một hội “phượt” thành lập qua mạng để đi Campuchia. Mộthội chục đứa toàn chưa có gia đình nhưng chẳng có ý tưởng gì về hôn nhân.
Đúng là đến lúc ấyPhượng cũng chưa hình dung ra mình sẽ lập gia đình kiểu gì. Phượng chắc Hải cũngvậy. Thoạt đầu hai đứa nhìn nhau khá thờ ơ. Rồi vài cái gật gù kiểu “à hóa rabọn mình có sở thích giống nhau thế”. Rồi chia nhau chai nước, suất ăn, dõi mắttìm xem có rớt lại cuối đoàn không...
Sau đấy thì chuyệnxảy ra nhanh hơn cả hình dung ban đầu của Phượng. Phượng thấy Hải trắng trẻo,vai rộng, mắt tròn, cái răng cửa hơi mẻ trông lại có duyên. Người Hải cũng manhmảnh như bọn con trai Hà Nội, những ngón tay dài bấm phím điện thoại điệu nghệ.Phượng cũng không ngờ Hải hưởng ứng tín hiệu của mình nhanh vậy.
Có lúc cô vẫn bănkhoăn sao hai đứa yêu nhau dễ nhỉ? Đầu tiên là xem phim, rồi mỗi tuần ăn tối hailần, cuối tuần chở nhau đi vòng vèo đâu đấy. Khi ổ cứng máy tính dần đầy chặtảnh của những chuyến đi cũng là lúc Phượng đồng ý cưới Hải. Bạn bè ai cũng ghentỵ với thành quả nhãn tiền là hai đứa có một căn hộ mới.
Loại căn hộ táiđịnh cư phổ biến bây giờ, hoàn thiện qua quýt, cửa nẻo cong vênh, vừa nhìnPhượng đã thấy ngay điều đầu tiên phải làm là sơn lại tường. Phượng mừng nhất làHải dễ tính và có gu khá hợp với cô. Hai người đã chọn được tấm ảnh chụp cả đôihồi đi Angkor sẽ treo trên tường nhà sau khi sơn thay vì mấy bức ảnh cưới mặtmũi cứng đơ đơ.
Sau hôm chọn đượcmàu, Phượng cẩn thận mua một hộp sơn 0,4l và một cái chổi quét sơn để về thử.Khu chung cư này mới xây, chắc chưa bán được hết nên hẵng còn ít người ở.
![]() |
Minh họa: Hoàng Tường |
Lúc bước từthang máy ra, Phượng đã nghĩ màu sơn này có khi hơi nhạt nhòa. Phải đậmhơn. Đang nghĩ như thế, khi mở khóa, Phượng đã dợm bước vào thì thấytrên cửa có cái gì lạ lạ.
Một dòng chữ viếtbằng bút dạ.
“Hải, em hận anh”.
Phản ứng đầu tiêncủa Phượng là nhíu mày rồi bật cười. Cô không xem phim bộ Hong Kong nhưng đủbiết cái câu ngớ ngẩn này y như thoại của loại phim ấy. Kiểu các đả nữ nói trướckhi ra tay giết kẻ bạc tình đến khi mồm kẻ đó ộc máu. Khiếp.
Cái cửa màu ghi mớitinh có dòng chữ màu đen nguệch ngoạc, như thể có đứa trẻ con nào ngứa taynghịch. Phượng đoán. Loại bút dạ bảy nghìn một cây. Chắc nó hay xem phim bộ HongKong. Chắc nó quanh quất khu này thôi thì mới biết tên Hải. Khu này lại chưahoàn thiện, chủ đầu tư chưa lắp camera nên có hỏi bảo vệ chắc gì đã biết. Vớilại Phượng nghĩ chưa đến mức phải đi hỏi.
Phượng vào nhà, lấycái giẻ ướt ra lau dòng chữ. Nhưng nó chỉ bị nhòe đi tí chứ không hết. Hóa ra làbút dạ dầu mười nghìn một cây, chỉ xóa được bằng xăng. Lấy đâu ra xăng bây giờ.Xuống hầm để xe mở van xăng á? Bảo vệ tưởng cô định đốt chung cư ấy chứ. Câyxăng thì lại xa.
Phượng nghĩ đằngnào cũng sẽ sơn lại nhà, thôi dùng sơn mang về sơn đè lên vậy. Cô lấy con daocạo cạo đi rồi mở hộp sơn, nhúng chổi cẩn thận quét đè lên dòng chữ. Hai màu ghicũng hơi từa tựa nhau, tuy lớp đè lên đậm hơn. Cái cửa này giờ lem nhem tí, mấyhôm nữa lại đẹp ngay.
...
- Anh nhớ thằng Namkhông? Nó với cái Hương bỏ nhau rồi.
- Sao thế?
- Thì cái Hươngchắc kiểu con nhà công chức, mà nhà thằng Nam buôn bán ở phố cổ quen kiểu bỗ bãthoải mái rồi. Không hợp. Nhưng em đoán lý do khác. Yêu nhau lâu quá giờ lạingãng ra.
- Thế tự nhiên nókể với em à?
- Thì... chiều naychat em hỏi thăm vậy. Chứ em biết hỏi nó chuyện gì nữa?
-...
- Em có hỏi là thếchuyện ấy thì thế nào?... Nó bảo hai đứa hợp nhau... Em bảo nó...
- Cái gì? Em có làmsao không? Tự nhiên hỏi nó?
- ...Thì em muốnkhuyên nó, nếu hợp nhau chuyện ấy thì những chuyện kia có thể níu kéo.
- Chỉ hỏi han qualoa thôi, chứ ai lại tọc mạch đến thế.
- Thì em thích thế!
- ...
Đến đoạn đó, Phượngtự nhiên thấy mình xếp cái đĩa có phần mạnh tay. Cô thở dài.
Đánh răng xong,Phượng leo lên giường. Vừa nằm xuống, Hải gác chân quặp lấy chân cô.
- Đồ con vợ dở hơi.
- Này, dở hơi nhưngnó biết đi chợ, nấu ăn, phơi quần áo, sơn nhà cũng nó làm. Bắc điện nữa là đủnhỉ.
- Ở đâu ra cái đồvợ cứ cãi chồng nhem nhẻm nhỉ.
- Bỏ tay ra.
- Sao? Người ta ômtí.
- Tí nào ở đấy?
- Thế ôm eo vậy.Mình không thích à?
- Hmm. Đàn ông màđặt tay lên bụng đàn bà thì chỉ để xem có bầu không hoặc muốn bảo là nó béo.
- Mình béo đẹp.
- Điêu.
...
- À hôm nay...
- Ừ?
- ...Thôi, ngủ đi,em lại quên mất định nói gì rồi.
Hôm sau, Phượngquên thật. Lúc cô đi ra khỏi thang máy có mấy đứa trẻ con chạy ùa vào làm côsuýt đánh rơi chìa khóa. Đến cửa, định tra chìa vào ổ thì đập vào mắt cô là mộtthứ như phục sẵn. Lại một dòng chữ. Vẫn nội dung ấy.
“Hải, em hận anh”.
Lần này là màu nâuđỏ sơn chống gỉ. Nó ở chiều cao ngang mặt cô. Nghĩa là trẻ con muốn nghịch thìphải bắc ghế. Phượng nhớ tối hôm ấy cô không xóa đi và quyết đợi Hải về. Phượngnhớ là mình không cáu giận, thậm chí trong bụng lại hơi khấp khởi, kiểu ta cóquả tang rồi. Cô muốn thử phản ứng của Hải ra sao.
Lúc Hải về, Phượngmở cửa, khuỳnh chân khoanh tay nhếch miệng cười, nhìn lên dòng chữ rồi quay vào.
- Hì hì. Như phimấy nhỉ. Ai thế?
- Làm sao biếtđược. Nhỡ bọn rỗi hơi nào trêu. Hay bọn trẻ con nghịch?
- Thì mình cứ khaiđi, người ta cũng biết là mình có người yêu cũ.
- Chả liên quan.
- Xinh không?
- Vớ vẩn.
- Cá tính?
- Anh nói thật lònglà đến bọn bạn thân còn chưa biết nhà mới đấy.
- Thế nếu có đứanào nó mê mình, nó bám về tận nhà thì sao?
- Nhảm nhí.
- Thôi đúng rồi...
- Mình bỏ cái kiểuđùa dai ấy đi!
- Ơ...
Hải cáu kỉnh vơ lấycái lọ sơn trong khi Phượng cười ngặt nghẽo. Hải cố xóa dòng chữ nhưng phần vìsơn của dòng chữ còn ướt, phần vì bực dọc, nên rốt cục mảng sơn ngoài cửa nhemnhuốc thành một vệt nâu hồng nhờ nhờ. Tối hôm ấy, Phượng cố khiêu khích, cấuvéo, ôm ấp nhưng Hải nằm co người, quay lưng lại với cô. Phượng buông ra, tủmtỉm trong bóng tối, nghĩ để mai xem sao.
Mai xem sao tứcchính là lúc này, khi Phượng đang hồi tưởng lại. Buổi chiều hôm nay, Phượng tìmcách về nhà sớm. Trong thâm tâm cô cũng không ngờ lại có một khung cảnh tức cườivà điên rồ như thế. Bước vào hành lang trước cửa nhà, cô sững sờ. Cả khoảngtường và cả cửa ra vào kín đặc những dòng chữ “Hải, em hận anh” như thể một trònghịch quái đản của bọn vẽ bậy ngoài đường.
Phượng đã cầm câylăn sơn lăn lên mảng tường, nhưng được vài nhát thì cô thấy kiệt sức. Phải cóthang mới lăn được phần bên trên. Cô ngồi phịch xuống, vừa nghĩ hàng xóm mà điqua thì chắc nghĩ cô bị tâm thần. Mà giờ ai nghĩ gì chẳng quan trọng, vấn đề làxử trí thế nào với Hải. Nếu Hải vẫn chối không biết? Chẳng lẽ nghỉ làm một ngàyđể rình?
Cô bấm số gọi Hải.Phải ba hồi chuông mới nghe Hải trả lời:
- Gì thế? Đang họp.Tí gọi lại được không?
Phượng nhớ ra hômnay thứ sáu, mới bốn giờ chiều, các cơ quan họp giao ban trước khi nghỉ cuốituần.
Cô biết làm gìtrong hai tiếng cho đến khi Hải về? Nhỡ đây là trò đùa dai của bọn vô công rồinghề nào đấy thì sao. Nhỡ đâu cái tên Hải vốn rất phổ biến được bọn này tiện taythì viết ra, chẳng may trùng với tên chồng cô.
Phượng thay quầnáo, khóa cửa rồi đi xuống dưới đường. Cô muốn rủ ai đó đi uống nước. Cô lướt quadanh bạ trong điện thoại mà chưa biết nên gọi ai. Thôi cứ ngồi một chỗ nào đãcho bình tâm. Giờ gọi ai ra, phải kể lại một câu chuyện vớ vẩn, nghĩ đã thấynản.
Phượng vào quán càphê quen, chọn một chỗ trong góc. Cô nhắn tin cho đứa bạn nghĩ tới đầu tiên. Rồigọi nước chanh. Đúng lúc ấy tim cô thắt lại. Cô nhìn thấy Hải đi vào cùng mộtngười phụ nữ.
Theo bản năng,Phượng quay người đi để tránh mặt. Nhưng rồi cô làm mặt vui vẻ, khoanh tay nhìnHải. Nhận thấy có người nhìn, Hải quay về phía Phượng. Mặt Hải ngẩn ra vì bấtngờ. Người phụ nữ mặc áo hai dây đang ngồi quay lưng lại với Phượng cũng ngoáiđầu nhìn. Phượng mỉm cười, giơ tay vẫy Hải. Cô đứng dậy, rút tiền đặt dưới cốcnước rồi bước đi ra khỏi quán. Phượng thấy buồn cười vì mình hành động cứ nhưphim tâm lý Mỹ. Nhưng Phượng thấy khoái trá.
Về đến nhà, Phượngcứ tự tấm tắc khen mình vừa ghi điểm. Cô nấu cơm rất nhanh, tắm rửa rồi ngồi xemtivi. Nhưng cô xem mà không cái gì vào đầu. Thật lạ, cái gì đó không ổn đang lenlỏi trong cô dần thế chỗ cảm giác vui vừa nãy. Hải lâu về quá.
Một tiếng. Rồi haitiếng trôi qua.
Nhỡ Hải không vềnữa thì sao? Nhỡ cô mất Hải thật thì sao? Lẽ ra lúc ấy cô phải nổi cơn lôi đình,chứ không phải xử sự như một con ấm đầu bắt chước phim Mỹ! Chắc Hải nghĩ vợ mìnhkhùng mất. Phượng không nhớ nổi khuôn mặt người phụ nữ kia, chỉ nhớ hai dây áohờ hững trên tấm lưng cô ta. Bỗng nhiên Phượng điểm lại tất cả những gì mìnhbiết về Hải. Lần đầu tiên cô hoang mang không hiểu có đúng là Hải yêu cô không?
Chín giờ tối, Hảivẫn chưa về. Phượng lấy hết can đảm bấm số của Hải nhưng không có tín hiệu trảlời. Trong đầu Phượng vẽ ra năm bảy kịch bản ứng phó với Hải.
Khi Phượng đang bấmsố một lần nữa thì Hải về.
- Anh xin lỗi, điệnthoại hết pin.
- Đi tắm đi, em chomấy thứ vào lò vi sóng.
- Ừ.
...
Hai người im lặngăn. Phượng lầm lì khó chịu.
- Anh xin mình. Cógì thì nói ra.
- Sao em lại phảinói? Anh mới là người cần nói ấy!
- Nói cái gì?
- Mấy cái chữ ấy làthế nào?
- Chịu.
- Nó là đứa nào?
- Ai?
- Tại sao anh lạilàm thế?
- Làm cái gì hảgiời?
- Anh hèn lắm.
- Cái gì?
- Anh không dám nóithẳng.
- Tôi giấu cái gìnào?
- Anh giấu gì thìtự biết.
***
Ba hôm sau. Căn hộvẫn ngổn ngang chưa hoàn thiện được chút nào. Phượng không nấu cơm. Hai người ănmì gói. Phượng ăn xong trước, ngồi ở xalông xỉa răng. Hải vẫn vừa xì xụp ăn vừađọc báo. Bình thường thì Phượng đã có thể bắt Hải bỏ tờ báo xuống để ăn choxong. Bây giờ chuyện ấy tuy vẫn gai mắt nhưng Phượng nghĩ mình phải học cáchrình như mèo.
Phượng vớ lấy cuốntruyện. Để xem Hải thi gan được với cô đến đâu. Màn chiến tranh lạnh diễn ra mấyhôm nay dĩ nhiên sẽ phải đến lúc kết thúc. Điểm tốt hiện tại là Hải cũng chấpnhận cuộc chơi. Phượng đang có cơ sở để thực thi kế hoạch buộc Hải lên tiếng.Như thế tốt hơn nhiều là Hải tránh mặt cô, hoặc hơn thế nữa, Hải đóng một vaikhó đoán đầy nguy hiểm.
Hải ăn xong, buôngđũa xuống. Trên bàn chỏng chơ hai cái bát ôtô chỉ còn ít nước màu vàng váng mỡ.Không cần nhìn Phượng cũng biết Hải có liếc nhìn cô. Hải thở dài bực dọc rồi thubát đũa bê ra chậu rửa trong bếp. Phượng mỉm cười đắc ý.
Bỗng trong bếp cótiếng bát vỡ choang. Rồi tiếng Hải kêu “oái!”. Phượng lập tức nhổm dậy. Theophản xạ cô định hỏi có chuyện gì thế. Nhưng Hải đã lên tiếng trước.
- Giúp người tacái!
Phượng chạy vàobếp. Hải bị mảnh bát vỡ cứa vào tay khá sâu. Phượng lấy giẻ lau chỗ nước mì ănliền dây ra rồi băng lại cho Hải, trong bụng nửa nghĩ may quá hắn đã chịu mởmiệng, nửa nghĩ mình tự nhiên dịu dàng thế này, biết tra hỏi chuyện kia kiểu gì.Hải nhăn nhó, vẩy vẩy cái tay.
- Đau phải không?
- Bình thường!
- Đau thì cứ nói.Đau mà còn phải giấu thì bồ làm sao mà hở ra được.
- Đừng có kiếmchuyện!
- Thôi người ta bảothật, mình trót nhỡ nhàng với đứa nào thì dẫn về cho gặp chị gặp em.
- Im đi! Đừng đểđến lúc người ta điên lên đấy!
- Làm sao mà điênđược. Người ta đang nói hết sức nhẹ nhàng đấy chứ.
- Đã nói rồi. Cơquan mất điện, người ta ra quán ngồi với khách.
- Ơ, quán đó có gầncơ quan mình đâu nhỉ.
- Đừng có áp đặtsuy diễn.
- Thế sao mình lạikhông trả lời được là ai viết dòng chữ đó?
- Mệt lắm. Đi màhỏi bảo vệ.
Hải bỏ ra xalông,nằm xuống. Phượng để ý thấy Hải với tay lấy điện thoại bấm bấm gì đó. Nửa phútsau có tin nhắn đến. Hải lại nhắn tiếp. Rồi tin nhắn trả lời tiếp. Phượng tò mòmuốn chết đi được. Nhưng cô phải để Hải tự nói ra.
Hải nhổm dậy, đi ramắc quần áo, xỏ chân vào quần.
- Đi đâu đấy?
- Hỏi làm gì?
- Trả lời đi. Ai?
Hải không trả lời.Phượng đứng chắn cửa, đặt tay lên khóa. Hải nhếch mép, rút điện thoại, mở ra rồigí vào mặt cô. Phượng bị bất ngờ, chỉ đơ ra nhìn những mẩu tin nhắn hẹn hò gì đó.Hải đóng sập điện thoại rồi nhét vào túi.
- Được chưa?
- Thế là xong?
- Thế thôi. Tôi điđể bảo con bồ đừng viết lăng nhăng nữa. Rõ rồi nhỉ?
Hải gạt Phượng rakhỏi cửa rồi bước ra ngoài. Còn lại một mình, Phượng như tê liệt trong cảm giáchẫng hụt. Rõ ràng là cô muốn Hải thừa nhận, nhưng không phải kiểu này!
***
Bạn bè của Phượngvà Hải cố gắng khuyên nhủ hai người nhưng vô hiệu. Cuộc ly hôn hóa ra chóng vánhhơn là Phượng vẫn nghĩ. Lý do khai: mâu thuẫn trong quan hệ. Người hòa giải cứhỏi đi hỏi lại mâu thuẫn là sao, có bạo hành không, có ngoại tình không nhưngPhượng chỉ lắc đầu, bọn cháu không hợp.
Hôm ra tòa, ngoàimột vài người bạn đến an ủi, Phượng không muốn ai chứng kiến. Bạn Phượng nhậnxét cuộc ly hôn này êm ả đến mức như đùa.
Lúc từ tòa về,Phượng bảo mấy người bạn là cô muốn đi một mình. Hà Nội hôm nay trời mát mẻ,Phượng đi xe chậm. Đến một ngã tư đèn đỏ, Phượng dừng lại nhìn ngắm đường phố.Cô ngước lên nhìn những tán phượng nở hoa đỏ rực. Bỗng cô nhìn thấy ở một cánhcửa nhà nào đó có dòng chữ:
“Bình, em hận anh”.
Đèn đã xanh, dòngngười đằng sau Phượng bị dồn ứ bực bội chửi rủa nhưng cô vẫn không hay biết gì.
Theo NguyễnTrương Quý
Tuổi trẻ