Thất bại của độituyển U23 Việt Nam tại SEA Games 26 không chỉ vì huấn luyện viên Falko Goetzthiếu tiền đạo “sát thủ” mà ông cũng không có được tấm “lá chắn” vững chắctrong khung thành. Vị trí thủ môn đang là dấu hỏi to tướng cho bóng đá ViệtNam trong tương lai gần.
Còn 8 tháng nữa, giải vô địch Đông Nam Ásẽ diễn ra, nhưng bóng đá Việt Nam đã cảm nhận được nhiều cơn khát, từthầy cho đến trò. Cơn đau đầu sẽ còn nặng nề hơn, khi các tiền đạo chủlực đội tuyển đều chơi phập phù sau 7 vòng đấu vừa qua của giải vô địchquốc gia.
Xét số tuyển thủ quốc gia, chân sút số một là Công Vinh cũngchỉ mới giải hạn, cần phải chờ thêm thời gian. Các tiền đạo còn lại nhưQuang Hải (Navibank Sài Gòn), Việt Thắng (Becamex Bình Dương), Đình Tùng(Vicem Hải Phòng), Ngọc Thanh (SHB.Đà Nẵng) đều chưa có được khởi đầuhoàn hảo trong năm Rồng.
![]() |
Thủ môn Dương Hồng Sơn từng là người hùng ở AFF Cup 2008, nhưng hai năm sau lại biến thành “tội đồ” |
Phải chăng, việc các CLB quá ưu ái ngoại binh khiến các tiền đạo nộikhông phát tiết tài năng? Nhìn lại sơ đồ các huấn luyện viên đang bốtrí, vấn đề trên chỉ ra một phần “tảng băng ngầm”. Tại các CLB, CôngVinh, Quang Hải, Ngọc Thanh đều được bố trí đá cao. Nhưng bóng chủ yếuđược trao cho ngoại binh, còn họa hoằn lắm cơ hội mới đến với các tiềnđạo nội. Bức xúc, áp lực đôi khi dồn nén, khiến các chân sút nội chưathể bùng nổ, dù đá đúng vị trí yêu thích.
Còn ở khía cạnh thứ hai, nhiều chân sút lựa chọn sai đội bóng, bị buộcphải đá ở vị trí trái sở trường, nên cũng “tịt ngòi”. Đau đớn như tiềnđạo Việt Thắng, kỳ vọng thăng hoa khi về Becamex Bình Dương nhưng sau đóbiến mất hoàn toàn. Còn tân binh 7 tỷ của Hải Phòng, Hoàng Đình Tùng,phải đến vòng 7 mới có bàn thắng đầu tiên cho đội bóng mới.
Khả năngthích nghi kém cũng là điểm yếu trí mạng của các chân sút. Đáng lo nhấtlà tâm lý thi đấu, khả năng vượt qua áp lực của các chân sút nội rấtkém. Chẳng đâu cho xa, Thành Lương, Văn Quyết, Đình Tùng, Văn Thắng...cũng thi nhau “bắn chim” cả 7 trận đấu trên đất Indonesia, dù tài năng,kinh nghiệm đầy mình.
Tiền đạo có số má còn vậy, số chân sút trẻ cũng một màu ảm đạm. Trungphong Hà Minh Tuấn một thời được ví von “tiểu” Huỳnh Đức nhờ vào thểhình và lối chơi hao hao người thầy. Nhưng nửa năm lên đội 1, sau ghibàn thắng để đời vào lưới Hòa Phát Hà Nội, Minh Tuấn sa sút để rồi phảidạt về đội trẻ SHB.Đà Nẵng.
Chân sút Lê Tuấn Anh từng tỏa sáng trong màu áo U21 Đồng Nai, vô địchgiải U21 quốc gia năm 2010. Hai năm qua, tiền đạo này cũng mãi khôngchịu lớn, dù được tạo cơ hội thi đấu nhiều ở giải hạng Nhất. Thất vọnghơn ở SEA Games 26 vừa qua, Tuấn Anh chỉ đóng vai phụ, dù là trung phongduy nhất của đội nhà.
Nhìn quanh cả V-League lẫn giải hạng Nhất, số chân sút giỏi chỉ đếmtrên đầu ngón tay. Vì rất nhiều lý do, các chân sút nội cùng thi nhau...im bặt. Hệ quả để lại giải vô địch quốc gia vẫn là “show” diễn của ngoạibinh. Giải AFF Suzuki Cup 2012 đến gần, nhiệm vụ vô địch lại như tháchthức, khi đội tuyển chưa tìm được “sát thủ” đích thực cho đội nhà.
Đến lỗ hổng “người gác đền”
Trong bóng đá, vị trí thủ môn được xem là một nửa sức mạnh đội bóng.Thực tế lâu nay, đội tuyển Việt Nam cũng xây dựng lối chơi dựa vào phòngngự phản công. Vai trò cặp trung vệ lẫn hậu vệ biên quan trọng, nhưngtài năng, bản lĩnh của thủ thành vẫn là quyết định đến thành bại của độibóng.
Có thể thấy rất rõ thất bại hay thành công bóng đá Việt Nam gắn chặtvới các người gác đền. Hai chức vô địch AFF Suzuki Cup và Mederka Cuptrong năm 2008 đều gắn chặt hình ảnh thủ thành Hồng Sơn hay Tấn Trường.Bộ đôi này đều có những pha cản phá xuất sắc giúp đội tuyển Việt Nam hayU22 vượt qua đối thủ sừng sỏ, nâng cao chức vô địch. Chỉ 2 năm sau, haithủ môn chuyển sang vai “tội đồ”. Không còn hình ảnh “lá chắn thép”,Hồng Sơn, Tấn Trường thay nhau mắc lỗi chết người, dẫn đến việc độituyển Việt Nam vỡ mộng tại AFF Suzuki Cup 2010.
Cái thời tài năng của những thủ môn có tuổi thọ nghề nghiệp cao nhưVăn Cường, Minh Quang, Văn Hạnh gần như không còn. Cùng nỗi lo ở hàngcông, việc thiếu thủ thành giỏi đang trở thành căn bệnh mãn tính của cảnền bóng đá.
Đó là sự sa sút có hệ thống, trải dài trên khắp các CLB trên cả nước,mà chưa có cách ngăn chặn. Ngay một lò đào tạo thủ môn có tiếng như BìnhĐịnh, cũng không còn sản sinh ra những người thay thế Văn Cường, MinhQuang, Vĩnh Lợi trong vài năm trở lại đây. Đến như Sông Lam Nghệ An cũngkhông có huấn luyện viên thủ môn cho tử tế, nên các thủ môn tự tập luyệnvới nhau là chính.
Thời điểm thủ môn Việt thoái trào thể hiện rõ, như vài mùa giải trướccó đến 7, 8 thủ môn ngoại chiếm suất chính ở các CLB. Đến khi khống chếngoại binh, cảnh tranh mua, tranh bán thủ môn giỏi diễn ra. Nhiều ngườisốc khi nghe giá bán Tấn Trường, Minh Dũng được đội lên cả chục tỷ đồngtrên sàn chuyển nhượng.
Nói thế để thấy, lỗ hổng đào tạo để lại những hệ quả khó lường. Từchỗ các đội bóng còn chưa coi trọng vị trí trợ lý thủ môn, đào tạo thủmôn dẫn đến cuộc khủng hoảng này. Ngay cácsản phẩm ra “lò” lúc này cũng thiếu cá tính, tài năng để trởthành nổi trội với số đông còn lại. Chưa kể những “gót” Achilles trongchuyên môn, tâm lý, khiến các “người nhện” trẻ thay nhau bị đào thải mauchóng khi lên tuyển.
Thủ thành trẻ Tuấn Mạnh từng nhận được lời khen có cánh từ huấn luyệnviên U22 Arab Saudi sau trận đấu vòng loại Olympic London 2012. Nhưngsau đó, anh mắc lỗi hệ thống trong các trận đấu V-League rồi SEA Games.Kết quả từ vị trí số 1, Mạnh “chữ” càng bắt càng đuối, rồi mất luôn vịtrí từ đó. Nhìn bước đi của Mạnh, người ta lại lo anh sẽ “chột”, giốngnhư Tô Vĩnh Lợi và Trần Đức Cường trước đây.
Bây giờ mọi kỳ vọng lại giành cho Bửu Ngọc, khi thủ môn người ĐồngTháp trình diễn phong độ cực cao ở U23 lẫn Cao su Đồng Tháp. Ngọc “ngố”có chiều cao 1m85, lẫn những phản xạ tuyệt vời, được xem là tương laicủa đội tuyển Việt Nam.
Nhưng ai cũng lo Bửu Ngọc nhận được quá nhiều lời khen, đâm tự mãnrồi sa sút như các đàn anh. Bởi thực tế vị trí thủ môn đặc thù và chịunhiều áp lực. Chỉ cần sự chủ quan, thiếu tập trung, trau dồi, Bửu Ngọclại đi vào vết xe đổ trong quá khứ. Chưa kể áp lực ở đội tuyển khác hẳnở CLB hay U23, mà một thủ môn trẻ như Bửu Ngọc chưa chắc sẽ vượt qua.Nên việc đặt kỳ vọng vào Bửu Ngọc lúc này, đôi khi hại cả thủ môn trẻngười Đồng Tháp về lâu về dài.
Hàng công “cùn” đã đành, nay vị trí thủ môn cũng không nhiều ngườimang lại sự tin tưởng. Hồng Sơn đã toan về già, Tấn Trường không hiểusao dạo này cũng phập phù. Thanh Bình của SHB.Đà Nẵng nhiều tiến bộ,nhưng anh có thực sự là thủ môn lớn khi bước ra khỏi “Chi Lăng” trongmàu áo tuyển, vẫn là dấu hỏi lớn?
Bóng đá Việt Nam đang đối diện với cảnh “khiên mỏng, kiếm cùn” mãntính, đấy cũng là điều đau lòng bởi thời bao cấp lực lượng thủ môn vàtiền đạo giỏi hơn hẳn bây giờ.
Theo TT&VH